Nghệ đen còn có tên gọi là nghệ tím, nghệ xanh, là một loại dược liệu dân gian hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Hôm này, cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về loại nghệ đen này nhé.
Nghệ đen là tên gọi để phân biệt với loại nghệ vàng. Nghệ đen ngoài việc có thể dùng làm gia vị để nấu ăn còn được ứng dụng nhiều trong y học, được xem là một nguồn dược liệu quý cho sức khỏe và sắc đẹp.
Để hiểu rõ hơn về loại nghệ này cũng như cách sử dụng nghệ đen hiệu quả, cùng khám phá qua bài viết này nhé!
Nghệ đen là nghệ gì?
Nghệ đen, hay còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím (tên khoa học là Curcuma Zedoaria) là loại cây thảo mộc thuộc họ Gừng. Trong Đông y, nghệ đen còn có tên gọi là nga truật, bồng nga truật, ngải tím, thanh khương, xú thể khương, thuật dược hay tam nại.
Nguồn gốc của nghệ đen
Nghệ đen có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Ấn Độ và Indonesia. Từ thế kỉ XI, nghệ đen được người Arab mang qua châu Âu nhưng không được người dân nơi đây ưa chuộng nhiều.
Hiện nay, nghệ đen được trồng nhiều ở Việt Nam và khu vực các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nghệ đen thường được trồng ở miền Bắc, đặc biệt ở những vùng bóng râm ở trung du, miền núi hoặc các vùng có đất xốp, ven hồ, ven sông suối.
Đặc điểm của cây nghệ đen
Nghệ đen là cây thân thảo cao, mọc thẳng và có chiều cao trung bình từ 1.5m, thường được thu hoạch từ tháng 11 – tháng 12 hàng năm. Rễ cây có hình nón, chia thành nhiều nhánh phụ và có nhiều củ.
Lá cây nghệ đen có màu xanh nhạt, hình dáng thuôn dài từ 30 – 60cm, chiều rộng từ 7 – 8 cm, có một đường màu gân đỏ ở giữa và có cuống ngắn.
Nghệ đen ra hoa trước khi ra lá. Hoa mọc thành từng cụm từ rễ lên, hoa có màu vàng và dài khoảng 15mm.
Củ nghệ đen có hình trứng, một đầu to và một đầu nhỏ. Củ nghệ dài khoảng 2 – 4cm, bề ngoài màu vàng nâu và trơn bóng. Phần thịt củ có màu xanh thẫm hoặc màu tím.
Củ nghệ đen có vị hơi đắng vì chứa hợp chất ancaloit, xen lẫn vị cay nồng vốn có của họ Gừng.
Ứng dụng của nghệ đen
Dùng làm gia vị:
Với đặc tính có vị cay nồng của họ Gừng và hơi đắng, nghệ đen được dùng trong các món cà ri trắng của Indonesia, được ngâm chua làm tương ớt cho các món ăn Ấn Độ hay được dùng làm các món gỏi ở Thái Lan.
Dùng làm dược liệu:
Nghệ đen có thể được chiết xuất thành tinh dầu và ứng dụng làm nước hoa.
Trong y học, nghệ đen có thể được xắt lát phơi khô và nấu như nước trà để uống. Ngoài ra, nghệ đen cũng được xay thành bột nhuyễn và có thể dùng kèm mật ong,… để trị bệnh hiệu quả.
Tác dụng của nghệ đen
Chữa các bệnh về phổi
Theo nghiên cứu của Đại học Duy Tân, trong nghệ đen có chứa hợp chất circumin giúp điều trị các bệnh về phổi như: viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi.
Phòng chống ung thư hiệu quả
Theo nghiên cứu từ tạp chí Cancer Research UK, hợp chất circumin trong nghệ đen là một chất chất chống ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, nghệ đen còn được khuyến khích sử dụng cùng các biện pháp hóa trị để điều trị ung thư.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Theo nghiên cứu của tổ chức PMC, nghệ đen giúp phân hủy các tế bào chất béo tích tụ trong có thể. Vì thế, sử dụng nghệ đen hàng ngày giúp kiểm soát chế độ ăn uống khoa học và hỗ trợ cho quá trình giảm cân.
Giàu chất chống oxy hóa
Theo nghiên cứu từ tạp chí Science Direct, trong nghệ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là hợp chất circumin kiềm hãm sự phát triển của các gốc tự do, giúp hạn chế tình trạng lão hóa, các bệnh mãn tính và ung thư.
Vì thế nghệ đen thường được sử dụng nhiều trong làm đẹp với công dụng làm lành vết thương nhanh, giảm lão hóa và giúp da chắc khỏe.
Cách sử dụng nghệ đen hiệu quả
Nghệ đen thường được dùng dạng thuốc sắc, viên hoàn hoặc bột với liều lượng từ 3 – 6g mỗi ngày.
Cách dùng nghệ đen điều trị bệnh dạ dày
Để điều trị bệnh dạ dày, bạn pha 2 muỗng cà phê bột nghệ đen, 1 muỗng cà phê mật ong cùng 200ml nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy.
Cách dùng nghệ đen để trị vết bỏng
Nghệ đen giàu chất chống oxy hóa, do đó bạn có thể dùng nghệ đen để chữa các vết bỏng bằng cách: trộn bột nghệ đen và gel lô hội theo tỉ lệ 1:1 và đắp lên vùng da bị bỏng mỗi ngày để vết thương mau lành và nhanh kéo da non.
Cách dùng nghệ đen chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Nghệ đen có tính nóng, giúp chữa các chứng đau bụng do nhiễm lạnh.
Để dùng nghệ đen chữa đau bụng do nhiễm lạnh, bạn trộn bột mộc hương và bột nghệ đen theo tỉ lệ 1:2 và cho vào hũ có nắp đậy để bảo quản được lâu. Khi bị đau bụng, bạn pha 2g bột trộn cùng nước giấm pha loãng để uống.
Cách dùng nghệ đen chữa nứt gót chân
Trộn bột nghệ đen và dầu dừa thành hỗn hợp sệt, đắp lên gót chân vào mỗi tối trước khi ngủ 15 phút.
Cách dùng nghệ đen làm mờ vết thâm trên da
Rửa mặt sạch, xắt lát nghệ tươi và đắp lên da từ 20 – 30 phút. Sử dụng phương pháp này từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giá thành của nghệ đen? Mua nghệ đen ở đâu
Hiện nay, củ nghệ đen đang được bán với giá từ 40.000 – 55.000 đồng/kg, trong khi bột nghệ đen có giá từ 100,000 – 390,000 đồng/kg và cây giống có giá từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.
Tương tự như các nghệ vàng và gừng khác, củ nghệ đen có thể được mua ở các khu chợ nông sản hoặc ở các siêu thị lớn. Với bột nghệ đen bạn có thể mua ở các nhà thuốc, đặc biệt là nhà thuốc nam. Trong khi cây nghệ đen được bán nhiều ở các cửa hàng bán cây giống.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về nghệ đen và biết cách sử dụng loại nguyên liệu này hiệu quả. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe nhé!
Nguồn: Đại học Duy Tân, Science Direct, Cancer Research UK
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn