Bạn đang xem bài viết Ngày của Cha năm 2021 nhằm ngày nào? Văn hóa và nguồn gốc Ngày của Cha tại một số nước tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày của Cha là dịp để những người con thể hiện sự yêu thương và lòng kính trọng đối với cha của mình. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc cũng như văn hóa Ngày của Cha tại các nước trên thế giới bạn nhé!
Ngày của Cha là gì? Ý nghĩa Ngày của Cha
Ngày của Cha là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những người làm cha và tình phụ tử thiêng liêng, đề cao vai trò của bậc làm cha đối với xã hội. Đây là dịp để những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, trao thêm tình thân và gắn bó với nhau hơn.
Tại Việt Nam, Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm quốc gia nhưng đã được nhiều người chào mừng ngày này theo lịch của Mỹ và Ngày của Cha năm 2021 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 20/06/2021.
– Ngày của Cha ở 1 số quốc gia trên Thế Giới
+ Tại Ý, Ngày của Cha (Tiếng Ý: Festa del Papa) thường được tổ chức vào ngày lễ Thánh Giuse 19/3 theo truyền thống Công giáo đó như là một kỳ nghỉ của các gia đình. Các quốc gia như Bỉ, Bolivia, Croatia, Honduras, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ,… cũng kỷ niệm dịp này vào ngày 19/3.
+ Tại Đức, Ngày của Cha (Tiếng Đức: Vatertag) được tổ chức vào ngày khác so với các nơi khác trên thế giới và luôn luôn được tổ chức vào Lễ Thăng Thiên (ngày thứ 40 sau lễ Phục Sinh, thường là vào tháng 5 hoặc tháng 6).
+ Tại Trung Quốc hiện chưa có ngày của cha chính thức, tuy nhiên ở các khu vực Hong Kong, Ma Cao thường tổ chức Ngày của Cha vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6.
+ Tại Đài Loan, Ngày của Cha là ngày 8/8 với sự lý giải rằng số 8 khi đọc âm gần giống như “ba”, hai số tám đọc thành “ba ba”, nghe gần giống như các từ thường dùng để gọi “cha”.
+ Tại Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Lebanon (Li-băng), Uganda, Syria và Jordan thường tổ chức Ngày của Cha vào ngày 21 tháng 6.
+ Tại Thái Lan, Ngày của Cha được thiết lập theo ngày sinh nhật của nhà vua vào ngày 05 tháng 12 – ngày sinh của vua Bhumibol Adulyadej (Rama IX).
+ Tại Úc, New Zealand và Papua New Guinea người ta thường lấy ngày Chủ nhật đầu tiên trong tháng 9 để tổ chức Ngày của Cha.
Một số hoạt động mừng Ngày của Cha
– Tại Mỹ, người khắp các bang trên nước Mỹ đều tổ chức các lễ hội lớn nhỏ trong ngày này, đặc biệt là hoạt động các bạn nhỏ xuống đường diễu hành, cờ hoa kèn trống tưng bừng để thể hiện sự biết ơn tới những người cha dưới ánh mắt hãnh diện của những khán giả người lớn.
– Tại Ý, các em nhỏ thường mua hoặc tự tay làm những món quà nhỏ để tặng cho cha, hoặc học thuộc những bài thơ, bài hát về cha hay để tham gia diễn kịch tri ân những người cha tại trường học.
– Tại Đức, theo truyền thống xưa, vào Ngày của Cha, các nhóm nam giới thường làm một tour đi bộ đường dài với một toa xe nhỏ kéo bằng sức người được gọi là Bollerwagen để ăn mừng. Trong toa xe thường chứa nhiều rượu hoặc bia và các món ăn truyền thống của vùng.
Truyền thống này được bắt nguồn từ thế kỷ 18, người đàn ông sẽ ngồi trên xe bằng gỗ rồi đi tới quảng trường của thị trấn và thị trưởng sẽ trao giải cho những người cha có nhiều con, phần thưởng thường là một miếng thịt lợn lớn.
– Tại Thái Lan, theo truyền thống, người Thái thường ăn mừng Ngày của Cha bằng cách tặng một hoa Canna cho cha hoặc ông của mình, vì hoa Canna được xem là một bông hoa nam tính. Ngoài ra, vào ngày lễ này, người Thái thường sẽ mặc màu vàng để tôn trọng nhà vua, là màu của ngày thứ Hai – ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời.
– Tại Việt Nam, mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình. Có người thường nghỉ phép để về quê thăm gia đình (nếu đi làm xa). Hoặc các bạn có thể tự tay làm thiệp tặng Ngày của Cha và ghi những lời cảm ơn ý nghĩa để gửi tới ba của mình. Một số gia đình còn đi ăn tối ở nhà hàng, mua những món quà ý nghĩa tặng cha, hoặc tham gia một số hoạt động vui khác,…
Văn hóa Ngày cùa Cha tại các nước trên thế giới
Văn hóa Ngày cùa Cha tại các nước trên thế giới rất khác nhau tùy vào mỗi quốc gia và mỗi châu lục.
Hoa Kỳ – Châu Mỹ
Bắt nguồn từ lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 5/7/1908 tại Fairmont (West Virginia, Hoa Kỳ) bởi Grace Golden Clayton. Sự kiện này tưởng nhớ đến cha của cô và những người cha đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ khủng khiếp mỏ Monongah vào tháng 12/1907. Tuy nhiên, sự kiện này không phổ biến.
Năm 1909, Sonora Smart Dodd (Con gái của cựu chiến binh nội chiến Hoa Kỳ – William Jackson Smart) ở Spokane, bang Washington, cũng được truyền cảm hứng và sau khi nghe một bài giảng về Ngày của Mẹ tại nhà thờ địa phương, cô càng mạnh mẽ nhận định các ông bố cũng cần có một ngày tương tự để tôn vinh họ.
Cô đã tiếp cận Hiệp hội Bộ trưởng Spokane để trình bày về ý kiến của mình. Và Ngày của Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19/6/1910.
Nỗ lực của Sonora đã tạo nên một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và được nhận được nhiều sự ủng hộ như: Năm 1916, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Woodrow Wilson và gia đình đã trực tiếp tham gia ngày này. Năm 1924, Tổng thống Calvin Coolidge đã ký một nghị quyết ủng hộ Ngày của Cha.
Năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã ký một sắc lệnh hành pháp rằng ngày lễ được tổ chức vào Chủ nhật thứ ba của tháng 6. Dưới thời Tổng thống Richard Nixon, năm 1972, Quốc hội đã thông qua một đạo luật chính thức biến Ngày của Cha thành một ngày lễ quốc gia.
Ngày của Cha được tổ chức rộn ràng nhất vẫn là ở Hoa Kỳ. Khắp các bang đều có những lễ hội riêng trong ngày này. Trẻ con xuống đường diễu hành, kèn trống tưng bừng trong ánh mắt hãnh diện của người lớn.
Điển hình như: Lễ hội của thành phố Kennewick (bang Washington), trẻ em sẽ tha hồ vui chơi như trong Ngày quốc tế thiếu nhi, tranh tài trong các trò chơi vận động,… hay Lễ hội thể thao Triathlon (3 môn phối hợp) tại Lake Louisa State Park (bang FLorida),…
Trung Quốc – Châu Á
Trong những nămThế chiến thứ hai, Ngày của Cha được tổ chức vào ngày 8/8. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn tổ chức một lễ tưởng niệm những người lính đã hy sinh.
Họ chọn ngày đó vì trong tiếng Trung ngày 8/8 có thể đọc rút ngắn thành “bā bā”, và số 8 trong tiếng Hoa có âm đọc gần giống như “ba” nên điều này nghe giống như từ thường gọi dành cho cha (bàba).
Ở Trung Quốc, Ngày của Cha hầu như không được biết đến. Đây không phải là một ngày lễ, nhưng người nước ngoài ở Trung Quốc vẫn có thể ăn mừng nó.
Và tại cả các đặc khu hành chính như: Đài Loan, Macau, ngay cả Hong Kong cũng thế, Ngày của Cha không phải là một ngày lễ chính thức. Tại Đài Loan là ngày 8/8, Macau và Hong Kong lấy ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6.
Vào ngày này, những người con thường tặng cho người cha các món quà mang ý nghĩa tinh thần như: Một cuộc điện thoại, một tấm bùa hộ mệnh,… hay là những món quà thiết thực như: Quần áo, thuốc lá, dao cạo, đồng hồ,…, thậm chí là phong bì đỏ (thường là tiền mặt) hoặc đi du lịch và các hoạt động khác,…
Đức – Châu Âu
Ngày của Cha (theo tiếng Đức là Vatertag) là một ngày lễ liên bang(toàn quốc được nghỉ lễ) được tổ chức vào Lễ Thăng Thiên (ngày thứ 40 sau lễ Phục Sinh, vào tháng 5 hoặc tháng 6), và còn được gọi là Ngày của đàn ông (Männertag) hoặc Ngày quý ông (Herrentag).
Truyền thống này có thể bắt nguồn từ những cuộc rước kiệu của Chúa đến những vùng nông nghiệp đã được cử hành từ thế kỷ 18. Theo phong tục xưa, những người đàn ông sẽ ngồi trong một cái giỏ hay xe bằng gỗ và được đưa tới quảng trường của thị trấn. Thị trưởng sẽ trao giải cho người cha có nhiều con, phần thưởng thường là một miếng thịt heo lớn.
Theo truyền thống, vào Ngày của Cha, các nhóm nam giới (già và trẻ, nhưng thường không bao gồm bé trai dưới tuổi vị thành niên) thực hiện một chuyến đi bộ đường dài với một toa xe nhỏ gọi là Bollerwagen và kéo bằng sức người. Trong toa xe là rượu hoặc bia (tùy theo vùng) kèm theo thực phẩm truyền thống của vùng (Hausmannskost).
Nhưng ngày nay, ý nghĩa tôn giáo dần mất đi và nhiều người sử dụng bốn ngày nghỉ cuối tuần và lễ cho một kỳ nghỉ ngắn hoặc đi dã ngoại, nhiều người đàn ông lại dùng lễ này như một cơ hội để có được dịp uống rượu bia thỏa thích.
Úc – Châu Đại Dương
Ở Úc, Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 9 và không phải là một ngày lễ. Có một số ý kiến cho rằng ý tưởng về Ngày của Cha có thể bắt nguồn từ việc thờ cúng mặt trời ngoại giáo (tôn giáo chính của nước Úc là Thiên Chúa giáo) vì một số nhánh của ngoại giáo xem Mặt trời là cha đẻ của vũ trụ.
Vào ngày này, hầu hết trẻ em sẽ tặng cho cha hoa, cà vạt, chocolate,… Mọi người thường kỷ niệm tại nhà, một vài câu lạc bộ và các tổ chức xã hội cũng tổ chức các chương trình đón mừng Ngày Của Cha với nhiều tiết mục giải trí vui nhộn.
Bữa ăn sáng với sự có mặt của toàn bộ các thành viên trong gia đình rất quan trọng trong Ngày Của Cha.
Nam Phi – Châu Phi
Ở Nam Phi cũng giống như đại đa số các quốc gia trên thế giới, Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật thứ ba của tháng 6. Đánh dấu một dịp đặc biệt, mọi người bày tỏ tình yêu, tình cảm dành cho cha mình và cảm ơn họ vì sự hỗ trợ, chỉ dạy tuyệt vời của họ.
Theo truyền thống, trẻ em thể hiện bằng cách tặng những món quà đáng yêu như thiệp, hoa, cà vạt hoặc bất kỳ món quà nào khác mà cha chúng thích.
Khi Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật, mọi người có cơ hội tận hưởng dịp này cùng gia đình. Nhiều người ở Nam Phi đi dã ngoại, câu cá hoặc chỉ để dùng bữa trong nhà hàng.
Ngoài các lễ kỷ niệm riêng tư, một số tổ chức xã hội ở Nam Phi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Cha để nhấn mạnh vai trò quan trọng của những người cha trong việc nuôi dưỡng trẻ em và xây dựng xã hội mạnh mẽ hơn.
Trong dịp này, bạn có thể gửi tặng những món quà hoặc đôi khi chỉ là những lời chúc bằng một tin nhắn, một cuộc gọi cũng sẽ làm cho cha của bạn vô cùng cảm động đó. chúng mình chúc bạn và gia đình có môt Ngày của Cha thật ấm áp và hạnh phúc bạn nhé!
Đăng bởi: Lưu Ngọc Trà
Từ khoá: Ngày của Cha năm 2021 nhằm ngày nào? Văn hóa và nguồn gốc Ngày của Cha tại một số nước
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngày của Cha năm 2021 nhằm ngày nào? Văn hóa và nguồn gốc Ngày của Cha tại một số nước tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.