Bạn đang xem bài viết Ngành Ngôn ngữ Nga là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiếng Nga đã và đang là một ngành học rất được quan tâm ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nhà nước ta đang thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực. Vậy, ngành ngôn ngữ Nga là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Ngành ngôn ngữ Nga là gì?
Ngành ngôn ngữ Nga là ngành đào tạo những cử nhân có đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp và có khả năng sử dụng tiếng Nga một cách lưu loát. Trở thành sinh viên chuyên ngành này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ, nền văn hóa, đời sống con người, thậm chí là nền kinh tế nước Nga. Từ đó có thể sử dụng tốt tiếng Nga và công tác trong các lĩnh vực đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ này.
Về chương trình đào tạo, cử nhân ngành ngôn ngữ Nga sẽ phải học các học phần lý luận chính trị bắt buộc như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,… Ngoài ra, các bạn còn phải hoàn thành những học phần như: Tin học cơ sở, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh,… Bên cạnh đó, bạn sẽ được tiếp xúc với các môn học liên quan trực tiếp đến chuyên ngành như: Đất nước học Nga, Từ vựng học tiếng Nga,… và một số môn học tự chọn về nhiều lĩnh vực khác nhau như: tư duy phê phán, cảm thụ nghệ thuật,…
Các khối thi vào ngành ngôn ngữ Nga là gì?
Hiện nay, thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào ngành này có rất nhiều sự lựa chọn về tổ hợp môn, cụ thể:
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D42 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga)
- D66 (Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D80 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ Nga là bao nhiêu?
Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ Nga có sự chênh lệch khá lớn, tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi cũng như quy mô lớn nhỏ của các cơ sở đào tạo. Qua từng năm, điểm chuẩn của ngành này luôn giữ ở ngưỡng 13 – 31 điểm đối với hình thức xét điểm THPT Quốc Gia, hoặc 630 – 700 điểm đối với phương thức xét tuyển bài thi đánh giá năng lực.
Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo có thể đưa ra những tiêu chí phụ như:
Đối với các trường ngoại ngữ có khối ngành ngôn ngữ Nga:
- TTNV <=3
- Ngoại ngữ nhân hệ số 2
- Điểm học bạ trên 18 điểm
Đối với các trường quân sự: tùy vào từng năm mà các trường này sẽ có yêu cầu riêng về giới tính và khu vực tuyển sinh (chỉ tuyển thí sinh ở miền Bắc/miền Nam).
Trường nào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo Ngôn ngữ Nga trên cả nước theo từng khu vực.
Khu vực miền Bắc
- Đại học Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên
- Học viện Khoa học Quân sự (cơ sở 1)
- Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị
Khu vực miền Trung
- Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế
- Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại Học Sư Phạm TP.HCM
- Học Viện Khoa Học Quân Sự – Hệ Quân sự (cơ sở 2)
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Ngôn ngữ Nga?
Để theo đuổi ngành Ngôn ngữ Nga, bạn cần phải đảm bảo có một số tiêu chí như:
- Có niềm đam mê, hứng thú với ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Nga.
- Có mong muốn được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Nga.
- Có tinh thần ham học hỏi, thái độ cầu toàn, cầu tiến.
- Có tinh thần kỷ luật tốt, luôn luôn kiên trì, nhẫn nại trong học tập.
- Mong muốn làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và công nghiệp hóa với người nước ngoài.
Học Ngôn ngữ Nga cần giỏi những môn nào?
Để học tốt ngành Ngôn ngữ Nga, chắc chắn bạn cần phải có vốn tiếng Nga ở mức khá đến giỏi. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải biết tiếng Nga trước khi vào đại học, bởi vì 4 năm đào tạo sẽ giúp sinh viên không chỉ thông thạo tiếng Nga mà còn có những kiến thức chuyên sâu về đất nước Nga. Ngoài ra, học giỏi Ngữ Văn cũng là một yêu cầu lớn nếu bạn mong muốn làm trong ngành biên phiên dịch tiếng Việt – tiếng Nga.
Học Ngôn ngữ Nga ra làm gì?
Sinh viên chuyên ngành này thường được các công ty, doanh nghiệp săn đón ngay sau khi ra trường, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị, bền vững giữa hai nước Việt – Nga đang ngày càng thắt chặt. Sau đây là một số ngành nghề mà các bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp đại học:
- Hướng dẫn viên du lịch.
- Quản lý văn phòng du lịch.
- Quản lý khách sạn.
- Giáo viên, chuyên viên nghiên cứu tiếng Nga.
- Cán bộ đối ngoại, trợ lý giám đốc, trợ lý dự án.
- Biên tập viên, phát thanh viên, phóng viên.
- Phiên dịch viên, trợ lý ngôn ngữ.
- Tiếp viên hàng không.
Mức lương của các khối ngành Ngôn ngữ Nga là bao nhiêu?
Ngôn ngữ Nga là ngành học có quy mô đầu vào không lớn, vậy nên sinh viên ngành Ngôn ngữ Nga sau khi ra trường rất được săn đón và thường nhận được khoản lương hậu hĩnh, cụ thể như sau:
- Quản lý văn phòng du lịch ~ 10 – 30 triệu đồng/tháng
- Quản lý khách sạn ~ 12 – 30 triệu đồng/tháng
- Giáo viên, chuyên viên nghiên cứu tiếng Nga ~ 10 – 20 triệu đồng/tháng
- Cán bộ đối ngoại, trợ lý giám đốc, trợ lý dự án ~ 30 – 37 triệu đồng/tháng
- Tiếp viên hàng không ~ 22 – 30 triệu đồng/tháng
- Hướng dẫn viên du lịch ~ 350,000 – 400,000 đồng/giờ
Kết luận
Ngôn ngữ Nga đang ngày càng trở thành một ngành học nhận được sự yêu thích từ các bạn sinh viên và phụ huynh. Nếu bạn phân vân không biết nên lựa chọn theo học ngoại ngữ nào thì đây chính là một lựa chọn đáng cân nhắc để theo đuổi trong 4 năm đại học sắp tới. Chúc bạn thành công chinh phục ngôn ngữ thú vị đến từ xứ sở Bạch Dương này!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Ngôn ngữ Nga là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-nga