Bạn đang xem bài viết Ngành kỹ thuật ô tô là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay, nhìn thấy những chiếc ô tô chạy bon bon trên đường đã không còn là điều quá xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên có ít người biết rằng để tạo ra một chiếc ô tô chạy trên đường một cách an toàn lại là công sức của rất nhiều người làm trong ngành kỹ thuật ô tô. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin, kiến thức bao quát xoay quanh ngành kỹ thuật ô tô này.
Ngành kỹ thuật ô tô là gì?
Kỹ thuật Ô tô (hay Công nghệ kỹ thuật ô tô) là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy… Ngành học này tập trung chủ yếu về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng…
Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô, hệ thống điều khiển, máy động lực, hệ thống truyền động, truyền lực, cơ cấu khí… để từ đó sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu công việc trong tương lai.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật ô tô là gì?
Ngành kỹ thuật ô tô có xét tuyển nhiều khối, tổ hợp như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật ô tô là bao nhiêu?
Năm 2020, mức điểm của ngành kỹ thuật ô tô được chia làm 2 hình thức điểm như sau:
- Dựa trên kết quả thi của kì thi THPTQG: trong khoảng 18 – 27.5 điểm.
- Dựa trên kết quả của bài thi đánh giá năng lực: 751 – 837 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật ô tô?
Trên cả nước hiện tại có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành này, cụ thể:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Phenikaa
- Đại học Hàng Hải
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Thành Đô
- Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại Học Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Đông Á
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam)
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật ô tô?
Để biết được bản thân có phù hợp với ngành KTOT hay không, các bạn có thể cân nhắc một số tiêu chí dưới đây:
- Đam mê với ngành nghề
- Khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt
- Tư duy linh hoạt, nhạy bén
- Khả năng làm việc nhóm tốt
- Giải quyết tốt những vấn đề về kỹ thuật chuyên môn
- Sử dụng được các phần mềm phục vụ công việc
- Khả năng quản lý, giám sát
- Tư duy nhanh nhẹn, logic
- Thận trọng trong công việc
- Khả năng làm việc độc lập
- Kỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống
- Khả năng vận hành, bảo dưỡng
- Có kỹ năng tích hợp các thiết bị
- Khả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định
- Khả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị mới
- Sử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Chịu được áp lực công việc
- Thận trọng trong công việc
- Thái độ học tập nghiêm túc, cầu tiến
Học ngành kỹ thuật ô tô cần học giỏi môn gì?
Dựa trên chương trình đào tạo, sinh viên cần học tập tốt ít nhất 03 môn. Đó là:
- Toán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…
- Tiếng Anh: Học tốt môn này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các tài liệu nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, môn học này cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức để có thể đáp ứng yêu cầu công việc.
- Vật lý: Đây là môn học then chốt của nhiều ngành kỹ thuật, và kỹ thuật ô tô cũng vậy. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 4 môn học liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ như: Vật liệu học và công nghệ kim loại, điều khiển thủy khí, kỹ thuật điện lạnh ô tô …
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật ô tô như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành KTOT có đầy đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại một trong số các vị trí sau:
- Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô.
- Kỹ sư vận hành hệ thống tại nhà máy sản xuất phụ kiện, phụ tùng và lắp ráp ô tô – máy động lực.
- Kỹ sư tại tập đoàn công nghiệp, doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng…
- Kỹ sư thiết kế, tư vấn, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế.
- Kỹ sư tại cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.
- Kỹ sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô – máy động lực.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật ô tô là bao nhiêu?
Mức thu nhập của kỹ sư kỹ thuật ô tô phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề của bạn. Cụ thể:
- Đối với sinh viên mới ra trường: chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều, cần phải học tập thêm, mức thu nhập trung bình là 8 – 13 triệu VNĐ/tháng.
- Đối với kỹ sư có kinh nghiệm trong nghề, mức lương trung bình từ 15 – 25 triệu VNĐ/tháng.
- Đối với kỹ sư kinh nghiệm trên 5 năm hay quản lý: mức thu nhập có thể lên đến 1000 USD/tháng (tương đương 23 triệu VNĐ/tháng).
Kết luận
Ngành kỹ thuật ô tô hiện tại đã và đang nhận được sự quan tâm của quý bậc phụ huynh và học sinh vì cơ hội việc làm cao cùng mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung nhiều ngành nghề khác trên thị trường lao động. Hi vọng qua bài viết này, các sĩ tử có thể có cái nhìn khách quan nhất về chuyên ngành cùng với những lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành kỹ thuật ô tô là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-o-to