Bạn đang xem bài viết Ngành Hóa học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hóa học chính là một trong những ngành học có giá trị thực tiễn cao nhất. Hầu như mỗi một vật dụng chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hóa học. Từ những món ăn hàng ngày, thuốc chữa bệnh cho tới hương thơm dịu nhẹ của nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm… đều là những sản phẩm hóa học. Tuy nhiên, chưa có nhiều người thực sự hiểu về ngành khoa học này. Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến ngành hóa học này.
Ngành hóa học là gì?
Hóa học (tiếng Anh: Chemistry) – một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất cùng với sự thay đổi của vật chất. Hóa học đề cập tới các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Hóa học còn được mệnh danh là “khoa học trung tâm” vì nó đóng vai trò như là cầu nối của nhiều ngành khoa học tự nhiên khác. Ví dụ như: Địa chất học, sinh vật học, vật lý học…
Bên cạnh đó, ngành Hóa học cũng nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố, hợp chất, các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác… Không chỉ vậy, hóa học còn có nhiệm vụ dự đoán trước tính chất của những hợp chất chưa được biết đến, cung cấp nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp những hợp chất mới hay các phương pháp đo lường, phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.
Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành về hóa học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành hóa học là gì?
Các thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành Hóa học:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A06: Toán – Hóa học – Địa lý
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)
- A20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách Khoa)
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D24: Toán – Hóa học – Tiếng Pháp
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
Điểm chuẩn ngành hóa học
Năm 2022, các trường xét ngành này theo điểm thi TN THPT với thang điểm 30. Điểm chuẩn từ 15 điểm và cao nhất là 25,4 điểm.
Các trường đào tạo ngành Hóa học
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này, các thí sinh có thể tham khảo danh sách các trường sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Phú Yên
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Khánh Hòa
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học An Giang
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành hóa học?
Để có thể theo đuổi ước mơ với ngành này, bạn cần có một số các yếu tố sau:
- Đam mê với ngành học
- Học tốt các môn tự nhiên
- Khả năng phát hiện, xử lý vấn đề
- Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
- Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
- Nghiêm túc trong học tập, công việc
- Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường, nghiên cứu
- Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
- Chịu được áp lực công việc
- Đặc biệt coi trọng sự tỉ mỉ, cẩn thận
Học ngành hóa học cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi ngành hóa học, sinh viên cần trau dồi ít nhất 03 môn. Đó là:
- Hóa học: Bộ môn đúng như tên chuyên ngành. Nó chiếm 90% kiến thức chuyên ngành. Do đó, bỏ qua môn hóa học là một điều bất khả thi.
- Toán học: Hỗ trợ sinh viên tăng khả năng tư duy, giải quyết các vấn đề toán học, hóa học với các con số phức tạp.
- Tiếng Anh: Là công cụ bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Sinh viên phải học tập, nghiên cứu, làm khảo sát hay nắm bắt thông tin phần lớn bằng ngôn ngữ này.
Cơ hội việc làm dành cho ngành hóa học như thế nào?
Ngành hóa học mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí sau đây:
- Nhân viên kinh doanh và kiểm nghiệm tại những công ty có ứng dụng kỹ thuật hóa học
- Công ty sản xuất sản phẩm vô cơ như hóa chất, phân bón, màu sơn, vẽ, gốm sứ cho công nghiệp điện tử và bán dẫn…
- Công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ như hóa chất, dược phẩm, phim mỏng, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm…
- Công ty vật liệu, sinh học, môi trường…
- Công ty về mạ điện, luyện kim, phim và những nguyên liệu cho quá trình công nghiệp…
- Công ty thực phẩm, dược mỹ phẩm..
- Kỹ thuật viên nghiên cứu: Làm việc tại Viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Trung tâm phân tích…
- Giáo viên, giảng viên: Thực hiện công tác giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, THPT…
Mức lương dành cho người làm ngành hóa học là bao nhiêu?
Trên thực tế, ngành Hóa học được phân thành rất nhiều ngành nhỏ khác nhau. Mức lương ngành Hóa học cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, bằng cấp, vị trí làm việc…
Tuy nhiên, ngành Hóa học hiện đang được xem là 1 trong 10 ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay. Mức lương mà nhân viên chuyên ngành này có thể nhận được dao động trong khoảng từ 8 – 20 triệu. Mức thu nhập này có thể cao hơn đối với những người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.
Nhu cầu nhân lực ngành Hóa học
Việt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp hóa được đánh giá là phát triển sôi động nhất thế giới, với sự tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu công nghệ mới và tăng tỷ lệ sản xuất nội địa. Chính vì thế, ngành hóa chất đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng, Triển vọng nghề nghiệp cho những người học hóa từ đó cũng mở rộng hơn. Từ các phòng thí nghiệm, viên nghiên cứu, đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc khác nhau. Mức lương hấp dẫn với các vị trí như quản lý vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích chất lượng sản phẩm.
Kết luận
Có thể khẳng định rằng ngành hóa học như là một phần không thể tách rời với đời sống chúng ta, nó góp mặt ở mọi lĩnh vực đời sống như công nghệ, kinh tế, giáo dục, thực phẩm… Cùng với sự đa dạng về nghề nghiệp, những bạn đam mê ngành khoa học này hoàn toàn có thể theo đuổi nó với thái độ cầu thị và tinh thần phấn đấu hết mình, bạn chắc chắn sẽ thành công trên con đường mình đã chọn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Hóa học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-hoa-hoc