Bạn đang xem bài viết Ngành Địa lý tự nhiên là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong những chuyên ngành gắn bó trực tiếp tới môi trường và sự phát triển của con người chính là ngành địa lý tự nhiên. Để hiểu rõ tầm quan trọng cũng như những đóng góp của ngành tới đời sống con người, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành Địa lý tự nhiên là gì?
Địa lý tự nhiên (tiếng Anh: Physical Geography) là một phân ngành của địa lý, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển và khí quyển. Nó giúp con người nắm bắt được sự sắp xếp tự nhiên của Trái đất, khí hậu, các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Các kiến thức của địa chất học, cụ thể là trong nghiên cứu về phong hóa và xói mòn cũng được ngành Địa lý tự nhiên khai thác và sử dụng.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về địa lý học, những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tài nguyên – môi trường ở Việt Nam cũng như là ở trên toàn thế giới, kiến thức về tổ chức quy hoạch lãnh thổ, phát triển kinh tế – xã hội cùng việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Địa lý tự nhiên là gì?
Hiện nay, ngành địa lý tự nhiên xét tuyển rất nhiều tổ hợp cho các thí sinh cân nhắc và quyết định. Đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A07: Toán – Lịch sử – Địa lý
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- C00: Văn – Lịch sử – Địa lý
- C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
- C20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD
- C24: Ngữ văn – KHXH – Vật lý
- D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
- D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn – Tiếng Anh – Địa lý
- D78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 18 điểm. Điểm này dựa trên kết quả thi THPTQG.
Các trường nào đào tạo ngành Địa lý tự nhiên?
Hiện nay trên cả nước chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Thí sinh có thể tham khảo những trường sau:
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
Như vậy, các bạn có đam mê với ngành địa lý tự nhiên này chỉ có thể lựa chọn một trong hai cơ sở đào tạo này để theo đuổi chuyên ngành này. Đối với những thí sinh ở xa như khu vực miền Trung hoặc khu vực miền Nam, đây sẽ là một thử thách cho các bạn. Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, ngành này sẽ được phát triển rộng rãi hơn tới hai khu vực còn lại.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn nên xem xét một số tiêu chí sau:
- Đam mê với ngành học
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Đam mê nghiên cứu địa lý
- Khả năng học tập tốt với các môn khoa học xã hội
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
- Tư duy nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, công cụ
- Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
Học ngành Địa lý tự nhiên cần học giỏi môn gì?
Để có thể học tập tốt, người học cần trau dồi ít nhất 03 môn là Địa lý, Tin học và tiếng Anh. Lý do là vì:
- Địa lý: Là môn học quan trọng nhất, có đến 85% kiến thức của chuyên ngành này là Địa lý. Ví dụ như: Địa lý công nghiệp và đô thị, địa chất môi trường, địa mạo ứng dụng. Do đó, đây là môn học cần được đầu tư kỹ càng.
- Tiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi mà không gặp trở ngại về vấn đề ngôn ngữ.
- Tin học: Hỗ trợ người học trong việc sử dụng công cụ, các trang thiết bị cũng như làm nghiên cứu, vẽ bản đồ trên máy tính.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Địa lý tự nhiên như thế nào?
Về phương diện cơ hội việc làm, sinh viên mới ra trường có thể tham khảo các vị trí công việc như sau:
- Cán bộ kỹ thuật, quản lý môi trường: Các công ty đo đạc, công ty Môi trường, công trình đô thị, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, bộ phận quản lý môi trường của nhà máy, cơ sở sản xuất…
- Cán bộ khoa học: viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu…
- Giảng viên: giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông.
- Cán bộ điều phối và triển khai dự án về phát triển đô thị, nông thôn, quy hoạch – xây dựng, các dự án phi chính phủ…
- Cán bộ quản lý nhà nước tại các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, BQL các khu kinh tế, khu công nghiệp…
- Cán bộ quản lý nhà nước tại phòng ban: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất…
- Cán bộ quản lý đất đai cấp xã/phường/thị trấn.
Như vậy, cơ hội việc làm trong ngành này rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc theo khả năng bản thân cùng mong muốn cá nhân, sinh viên có thể tự tìm cho mình một vị trí việc làm phù hợp.
Mức lương dành cho ngành Địa lý tự nhiên là bao nhiêu?
Theo nhận định, mức thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực này là con số mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc, chuyên môn, kinh nghiệm, bằng cấp liên quan… Một số khảo sát cho thấy, người lao động trong ngành có mức lương trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cao trên thị trường lao động.
Kết luận
Ngành Địa lý tự nhiên không chỉ đem lại nhiều giá trị cho con người, góp phần xây dựng và cải thiện xã hội mà còn giúp giải quyết vấn đề việc làm của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Cùng mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm rộng mở, sinh viên theo học ngành này sẽ không phải đối mặt với các nguy cơ như thất nghiệp, làm trái ngành…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Địa lý tự nhiên là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-dia-ly-tu-nhien