Bạn đang xem bài viết Ngâm chân 15 phút mỗi ngày trước khi ngủ mang lại muôn vàn lợi ích tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y chỉ ra rằng: Ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi ngâm chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng.
Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà khoa học vẫn khuyên chúng ta nên ngâm chân mỗi ngày để hạn chế bệnh tật.
Việc ngâm chân đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có một giấc ngủ tốt hơn, sâu hơn. Không chỉ vậy, ngâm chân đúng cách còn điều hòa, cải thiện hệ thần kinh, lưu thông khí huyết giúp cơ thể lập lại cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe, sắc đẹp.
Cải thiện trí não, nâng cao tinh thần
Mục đích của ngâm chân là để giữ ấm cho chân, giúp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nhờ đó giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và áp lực. Bên cạnh đó, phương pháp ngâm chân mang lại cảm giác hài lòng, tăng sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu.
Tăng cường thể chất
Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn.
Ngoài ra, ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí và chất độc. Đây có thể được coi là phương pháp điều trị hiệu quả một số chứng bệnh phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức cơ thể, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy nhược chức năng khớp xương.
Giảm chứng mất ngủ
Những người bị mất ngủ nên thường xuyên ngâm chân đều đặn để cải thiện sức khỏe, giúp cho giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn. Sau khi ngâm chân, chúng ta có thể mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng chân để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nếu thấy cơ thể ấm lên và ra mồ hôi nghĩa là đã có tác dụng.
Chữa trị các bệnh mãn tính
Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính như tiểu đường, đau cơ xơ hóa… Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân
Việc ngâm chân thường xuyên còn giúp chúng ta loại bỏ tế bào chết, giảm viêm ngứa và khử mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể kết hợp với một số thảo dược, tinh dầu để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho.
Một số cách ngâm chân phổ biến
Ngâm chân với nước ấm và muối:
Ngâm chân với nước ấm và muối có tác dụng trị các bệnh ngoài da, giảm đau do viêm khớp khử mùi hôi chân, tạo sự hưng phấn cho thần kinh, đem lại cảm giác thoải mái và ngủ ngon.
Nước ngâm chân là nước sạch, đem đun nóng ở nhiệt độ từ 50-60 độ C, sau đó cho vào thau bằng gỗ hoặc bằng sứ rồi ngâm cả hai chân vào.
Ngâm chân với gừng:
Ngâm chân với nước gừng giúp bổ dương và loại bỏ hàn khí.
Gừng rửa sạch, để nguyên vỏ và đập dập. Tiếp theo bạn đun sôi nước sạch rồi cho muối và gừng đập dập vào nấu cùng khoảng 5-7 phút để muối tan và tinh chất của gừng ra hết nước. Để nước nguội khoảng 50-60 độ rồi sau đó cho cả hai chân vào ngâm.
Ngâm chân với quế:
Ngoài tác dụng khử mùi hôi ở chân, việc sử dụng quế để ngâm chân có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả cao. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần dùng 50g quế khô, giã nát, sau đó đun nước sôi và cho lượng quế vừa giã vào. Sau đó tắt bếp, đợi nước giảm nhiệt độ rồi cho chân vào ngâm.
Ngâm chân với nước hoa hồng:
Ngâm chân với nước hoa hồng giúp trị chứng đau mỏi lưng.
Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó cho thêm 1 muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm.
Ngâm chân với sả, muối và nước ấm:
Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, trị cảm cúm.
Bạn cần chuẩn bị 5 nhánh sả tươi, rửa sạch, đập dập. Cho vào nồi nước sôi đun nóng, sau đó cho thêm 20 gram muối hạt, đun khoảng 5 phút. Để nước giảm nhiệt độ, sau đó cho chân vào ngâm.
Những điều cần lưu ý khi ngâm chân
Nên vệ sinh sạch đôi chân bằng nước lạnh trước khi ngâm. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng.
Mực nước ngâm chân chỉ nên từ 10-15 cm.
Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng thau nhựa.
Ngâm ở nhiệt độ vừa đủ, tốt nhất là từ 50 – 60 độ C. Việc ngâm nước quá nóng có thể khiến bạn bị bỏng, ảnh hưởng đến cách mạch máu và quá trình lưu thông máu sẽ bị gián đoạn.
Thời gian ngâm chân từ 15-20 phút là thích hợp. Ngâm chân quá lâu sẽ gây tổn hại cho tim và não dẫn đến tuần hoàn máu không đều. Đồng thời, ngâm quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nước ăn chân, lở loét.
Những người mắc bệnh nấm da chân và các bệnh ngoài da khác phải thận trọng trong ngâm chân, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngâm chân để hạn chế xảy ra các tai nạn ngoài mong muốn. Các trường hợp bệnh nặng như xuất huyết, suy chức năng thận, suy tim, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch, người mắc bệnh tiểu đường …. Đều không thích hợp để ngâm chân.
Ngoài ra, trẻ em đang độ tuổi phát triển không nên ngâm chân vì việc ngâm chân sẽ làm cho dây chằng trở nên lỏng lẻo , không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển ở chân, thậm chí nặng hơn sẽ làm biến chứng cột sống.
Điều lưu ý cuối cùng là bạn nên ngâm chân thường xuyên để cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại.
Hãy tập thói quen ngâm chân mỗi ngày sẽ giúp bạn có đôi chân khoẻ, ngủ ngon và rất tốt cho sức khoẻ, áp dụng ngay nhé.
Đến ngay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn gần nhất để chọn mua các nguyên liệu trên để ngâm chân nhé.
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngâm chân 15 phút mỗi ngày trước khi ngủ mang lại muôn vàn lợi ích tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.