NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn là phương trình phản ứng hóa học khi cho NaHCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl, tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh viết và cân bằng chính xác.
1. Phương trình NaHCO3 ra CO2
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O
2. Điều kiện phản ứng NaHCO3 ra NaCl
Không có
3. Cách thực hiện phản ứng HCl tác dụng với NaHCO3
Cho HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3
4. Hiện tượng nhận biết
Cho HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3 sau phản ứng Có bọt khí thoát ra là CO2
Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới và giải phóng CO2
5. Tính chất hóa học của NaHCO3
Natri hiđrocacbonat là gì?
Natri hiđrocacbonat là một chất ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm nhưng lại ít tan trong nước. khi có sự hiện diện của ion H+ thì khí CO2 sẽ được tạo ra.
Natri hiđrocacbonat có tên phổ biến trong hoá học là natri bicacbonat ( là tên của muối công thức hoá học NaHCO3). Ngoài ra, vì được sử dụng rất phổ biến trong thực phẩm nên Natri hiđrocacbonat còn có nhiều tên gọi khác như: bread soda, cooking soda, baking soda,…
5.1. Nhiệt phân tạo thành muối và giải phóng CO2
Tiến hành nhiệt phân hóa chất soda baking sẽ tạo ra muối mới và giải phóng khí CO2. Phương trình phản ứng như sau:
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑ + H2O
5.2. Thủy phân tạo thành môi trường Bazơ yếu
Phản ứng với nước, NaHCO3 sẽ bị thủy phân tạo ra môi trường bazơ yếu.
NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3
5.3. Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước
Khi được sử dụng, hoặc tiếp xúc với các axit mạnh, NaHCO3 sẽ tạo thành dung dịch muối và nước, đồng thời giải phóng khí CO2.
5.4. Tác dụng với Axit Sunfuric
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
5.5. Tác dụng với axit Clohiric
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
- Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới
Khi được tác dụng với bazơ, NaHCO3 sẽ tạo ra muối mới và bazơ mới. Phương trình phản ứng như sau:
Tác dụng với Ca(OH)2
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O.
Một trường hợp khác có thể tạo thành 2 muối mới với phương trình phản ứng:
2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
Tác dụng với NaOH:
NaHCO3 + NaOH → H2O + Na2CO3
Tác dụng với Ba(OH)2
2NaHCO3+ Ba(OH)2 → Na2CO3 + Ba2CO3 + 2H2O
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho các phát biểu sau :
(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.
(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.
(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.
(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.
(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3.
C. 4.
D. 5.
(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.
Câu 2. Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí.
Ban đầu, Na sẽ tác dụng với nước trước tạo NaOH và sủi bọt khí, sau đó có kết tủa xanh và không tan
Phương trình hóa học
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Câu 3. Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là
A. 18,75 %.
B. 10,09%.
C. 13,13%.
D. 55,33%.
Phương trình phản ứng xảy ra
M + H2O → MOH + 1/2 H2
nM = 2nH2 = 1,792/22,4 = 0,16 mol => M = 3,36/0,16 = 21
Ta có Li (7) < M = 21 < K (39)
Gọi x, y lần lượt là số mol của K và Li
Ta có:
39 x + 7y = 3,36 => x = 0,07 mol, y = 0,09 mol
x + y = 0,16
%mLi = 0,09.7/3,36.100% = 18,75%
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?
A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.
B, C, D đúng
Câu 5. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
H+ + CO32- → HCO3– (1)
H+ + HCO3– → CO2 + H2O (2)
nH+ = 0,03 mol
nCO32- = 0,02 mol < nH+
nH+ (2) = nCO2 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol
Câu 6. Cho các phương pháp:
(1) đun nóng trước khi dùng;
(2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ;
(3) dùng dung dịch Na2CO3;
(4) dùng dung dịch NaCl;
(5) dùng dung dịch HCl.
Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào?
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3
=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời
Câu 7. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 60 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
H+ + CO32- → HCO3– (1)
H+ + HCO3– → CO2 + H2O (2)
nH+ = 0,06 mol
nCO32- = 0,04 mol < nH+
nH+ (2) = nCO2 = 0,06 – 0,04 = 0,02 mol
Câu 8. Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:
A. KCl, KOH, BaCl2.
B. KCl, KOH.
C. KCl, KHCO3, NH4Cl, BaCl2.
D. KCl.
K2O + H2O → 2KOH
Các phản ứng xảy ra tiếp theo:
NH4Cl + KOH → NH3 + H2O + KCl
KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O
K2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + KCl
Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại KCl
Câu 12. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.
B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .
C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.
D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Câu 13. Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:
A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2
B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2
C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3
D. Na2O, CuO, SO3, CO2
Câu 14. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
A. Muối natri sunfit và axit cacbonic
B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric
D. Muối natri sunfat và muối đồng(II) clorua
Câu 15. Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây?
A. BaCl2, K2CO3, Al.
B. CO2, K2CO3, Ca(HCO3)2.
C. NaCl, K2CO3, Ca(HCO3)2.
D. NaHCO3, NH4NO3, MgCO3.
K2CO3 + Ca(OH)2→ CaCO3 ↓ + 2NaOH.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O
Câu 16. Khi nung 60 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu là
A. 28,33% và 71,67%.
B. 40,00% và 60,00%.
C. 13,00% và 87,00%.
D. 50,87% và 49,13%.
Ta có: 100x + 84y = 60 (1)
Phương trình hóa học:
CaCO3 → CaO + CO2
x → x → x
MgCO3→ MgO + CO2
y → y → y
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mhh trước = mcr sau + mkhí→ mkhí= 60 – 30 = 30 gam.
→ nkhí = 30/44 → x + y = 30/44.
Giải hệ có x = 0,17 và y = 0,452
%mCaCO3 = (0,17.100)/60 .100 = 28,33%
%mMgCO3 = 100% – 28,33% = 71,67%
Câu 17. Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 thì hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa keo trắng
B. ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng
C. không có hiện tượng gì xảy ra
D. ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần
Sau đó kết tủa tan dần: Al(OH)3 ↓ + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Câu 18. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Câu 19. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 hiện tượng xảy ra là
A. Không có hiện tượng gì.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng.
D. dung dịch vẫn trong suốt.
Khi sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa keo trắng, phản ứng CO2 không phản ứng tiếp với Al(OH)3 vì oxit axit không phản ứng với bazơ không tan.
Câu 20. Cho các thí nghiệm sau
(1) Cho Ba vào dung dịch chứa phèn chua
(2) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3
(3) Cho Ca(OH)2 vào Mg(HCO3)2
(4) Sục khí NH3 vào dung dịch hỗn hợp CuCl2 và AlCl3
(5) Cho một miếng nhôm vào dung dịch NaOH dư rồi sục khí CO2 vào
Tổng số thí nghiệm có khả năng tạo kết tủa là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ + H2O
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
(2) tạo kết tủa AgCl và Ag
FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Fe(NO3)2
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag↓ + Fe(NO3)3
(3) tạo kết tủa CaCO3 và MgCO3
Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → CaCO3↓ + MgCO3↓ + 2H2O
(4) tạo Al(OH)3 có thể có Cu(OH)2
NH3 + H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + NH4Cl
NH3 + H2O + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + NH4Cl
4NH3 + Cu(OH)2 → Cu(NH3)4(OH)2 phức tan
(5) tạo kết tủa Al(OH)3 không tan trong CO2
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑