Bạn đang xem bài viết Mẹ mang thai ở tuần 18 cần lưu ý những điều quan trọng gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi bước vào tuần thứ 18, mẹ sẽ cảm nhận được một vài cử động nhỏ của thai nhi. Song song đó, cơ thể của người mẹ cũng có nhiều thay đổi. Vậy thai 18 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào? Mẹ mang thai ở tuần 18 cần lưu ý những điều quan trọng gì? Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mẹ bầu tuần 18 tuần sẽ có những thay đổi như thế nào?
Ở thời điểm thai đã được 18 tuần tuổi, bụng bầu của mẹ đã lớn lên rõ rệt. Mọi người đều có thể nhận ra. Dù vậy, chỉ có những thay đổi mà chỉ mẹ bầu mới cảm nhận được.
Một trong những sự thay đổi đặc biệt đó là hệ thống tim mạch của con. Khi đang trong thời kỳ mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng để đáp ứng với sự thay đổi của cơ thể, mạch máu giãn ra sẽ làm cho huyết áp của người mang thai thấp hơn bình thường. Chính vì vậy mà sẽ khiến cho mẹ thường hay chóng mặt, đặc biệt khi đột ngột thay đổi tư thế. Đi kèm theo đó là còn nhiều sự thay đổi bất tiện khác như:
- Đầy bụng, chướng hơi: Ở tuần thứ 18, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, thai phụ nên thư giãn, bởi việc căng thẳng có thể khiến thai phụ nuốt vào nhiều không khí hơn và làm nặng thêm tình trạng này.
- Chuột rút ở chân: Thời gian này có thể sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn chuột rút ở chân khi đang ngủ. Để có thể giảm đi tình trạng này thai phụ nên thực hiện động tác duỗi chân,có thể giúp đỡ đi rất nhiều tình trạng này.
- Chảy máu nướu răng: Do ảnh hưởng của nội tiết tố khi đang mang thai, nên hệ thống màng nhầy mà nướu răng dễ bị kích thích, viêm và dẫn tới chảy máu. Vì vậy, thai phụ nên thường xuyên làm vệ sinh răng miệng, nhưng chú ý những động tác nên nhẹ nhàng để tránh việc chảy máu trầm trọng hơn.
- Phù chân: Mẹ bầu bắt đầu có hiện tượng phù chân (do cơ thể tăng tích nước ở các mô). Để giảm nhẹ triệu chứng này điều cần thiết là không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, và hãy gác chân lên cao thường xuyên.
- Rạn da: Khi con phát triển ngày một lớn hơn thì các vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em, và sử dụng kem dưỡng da theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể giúp ích phần nào trong trường hợp này.
Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Khi thai 18 tuần tuổi, xương trong cơ thể của bé dần dần được cứng lại. Xương chân và xương đòn và xương bên trong tai là một trong những xương xuất hiện và được hình thành đầu tiên. Em bé lúc này có chiều dài khoảng 16cm và nặng khoảng 160 gram.
Có một lớp myelin đang bắt đầu hình thành xung quanh để có thể bảo vệ dây thần kinh của bé. Lớp phủ này sẽ tiếp tục hình thành và hoàn thiện cho đến lúc bé chào đời.
Thính giác của bé lúc này cũng đã được hình thành. Bé bắt đầu nghe được những tiếng ồn từ bên ngoài tử cung, cũng như bắt đầu nhận ra giọng nói của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu hãy chăm chỉ trò chuyện cùng bé để khi bé chào đời có thể nhận ra giọng nói của mẹ mình nhé!
Bé sẽ bắt đầu hăng say nhào lộn, điều này cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé như một cách đáng yêu, và báo cho mẹ biết rằng bé của bạn đang khoẻ mạnh.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ X
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ dễ có những cơn thèm ăn món ăn cay và nóng. Nhưng cố gắng hãy hạn chế, vì mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy bị ợ nóng, nếu ăn quá nhiều bởi khi mang thai hệ tiêu hóa của mẹ sẽ kém hiệu quả hơn.
Mẹ bầu nên trao đổi gì với bác sĩ?
Khi thai được 18 tuần tuổi cũng chính là lúc mà tầm nhìn của mẹ bầu có nhiều vấn đề. Điều này có thể giải thích là do Hormone của người mẹ trong thời kỳ mang thai thay đổi dẫn đến hiện tượng này. Hiện tượng khô mắt xảy ra khi Hormone có vai trò sản xuất nước mắt của mẹ bị giảm đi. Khiến cho tròng mắt của mẹ bị thay đổi và kết quả là mẹ có thể bị cận hoặc viễn thị.
Nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé! Tầm nhìn của mẹ sẽ trở lại sau khi sinh. Nhưng nếu cảm thấy thị lực bị mờ đi hoặc thường thấy những đốm hoặc hạt nổi, hay có hiện tượng nhìn nhòe một thành hai trong, hãy đi khám ngay bác sĩ!
Những xét nghiệm nào mẹ bầu cần biết?
Các xét nghiệm vẫn tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, và cách khám của bác sĩ, sẽ có những xét nghiệm sau đây:
- Đo cân nặng và huyết áp
- Xét nghiệm đường huyết và protein trong nước tiểu
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 18 tuần
- Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
- Đo bề cao tử cung
- Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
- Lúc này mẹ bầu nên nói với bác sĩ về các triệu chứng trải qua. Đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
Mẹ bầu 18 tuần cần chú ý những gì?
Dưới đây là những điều mà thai phụ 18 tuần cần lưu ý:
- Kiểm tra tay, chân có bị sưng phù hay suy giãn tĩnh mạch không.
- Tránh ngồi im một chỗ hơn 1 giờ. Khoảng nửa tiếng, mẹ hãy vận động nhẹ nhàng.
- Tránh đứng quá lâu, nếu công việc yêu cầu đứng một chỗ thì hãy dùng ghế thấp để kê chân lên nhằm làm giảm áp lực vùng lưng.
- Tránh bê vác vật nặng.
- Việc quan hệ tình dục trong thời gian này thì nếu bác sĩ không cảnh báo, bạn và bé không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì hãy thoải mái tận hưởng chuyện yêu.
Hy vọng những chia sẻ trên từ Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã giúp mẹ bầu 18 tuần có thêm những kiến thức hữu ích và cần thiết. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ mang thai ở tuần 18 cần lưu ý những điều quan trọng gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.