Bạn đang xem bài viết Màn thử nghiệm va chạm của Wuling Hongguang MiniEV và cái kết bất ngờ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vào tháng 7 năm 2020, liên doanh giữa SAIC, General Motors và Wuling đã lần đầu tiên giới thiệu ô tô điện Wuling HongGuang MiniEV tại thị trường Trung Quốc.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Wuling HongGuang MiniEV đã chứng tỏ hiệu quả về doanh số khi bán được gần 120.000 chiếc trong nửa cuối năm 2020 và nhanh chóng giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng doanh số bán ô tô điện toàn cầu. Sau đó, Wuling HongGuang MiniEV liên tục góp mặt trong số 5 mẫu xe điện bán chạy nhất trên toàn thế giới, mặc dù chỉ được bán ở Trung Quốc.
Mẫu xe này mới đây đã xuất xưởng những chiếc đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam và sẽ chính thức ra mắt và mở bán từ cuối tháng 6, dưới sự phân phối của TMT Motors.
Kể từ khi ra đời, những tranh luận xung quanh ưu và nhược điểm của ô tô điện nhỏ gọn vẫn không ngừng nổ ra. Trong số đó, một trong những câu hỏi được người dùng quan tâm nhất đó là: Với một mức giá rẻ như vậy, liệu Wuling HongGuang MiniEV có đảm bảo an toàn.
Bài thử nghiệm va chạm của Viện An toàn Va chạm Xe hơi Trung Quốc sẽ phần nào trả lời câu hỏi đó.
Bài kiểm tra va chạm được diễn ra giữa hai mẫu ô tô điện cỡ nhỏ cùng phân khúc đó là Wuling HongGuang MiniEV và Jiakuma JKM-G1.
Dựa trên dữ liệu do Viện An toàn Va chạm Xe hơi Trung Quốc công bố, Wuling HongGuang MiniEV có cấu trúc thân xe được chế tạo bằng thép cường độ cao từ 340 đến 450 MPa. Ngược lại, Jiakuma JKM-G1 là một chiếc xe điện nhỏ gọn được sản xuất tại Trung Quốc. Cả hai phương tiện đều có chiều dài tối đa 3 mét, chở được 4 hành khách và có các đặc điểm trọng lượng tương tự nhau, với Wuling HongGuang MiniEV nặng 560 kg và Jiakuma JKM-G1 nặng 568 kg.
Sau cú va chạm ở vận tốc 64 km/h, với độ lệch 50%, phần đầu của chiếc Jiakuma JKM-G1 màu đỏ bị dập nát hoàn toàn và hàng ghế trước hư hỏng nặng. Hơn nữa, hình nộm ngồi trên ghế lái đã bị vỡ nát, với cánh tay bị tách rời. Nếu sự cố này xảy ra trong thực tế, rất khó có khả năng người ngồi ở hàng ghế đầu có thể sống sót.
Ngược lại, Wuling HongGuang MiniEV bằng việc kết hợp khu vực hấp thụ lực trong khung xe đã mang tới kết quả bất ngờ. Phần đầu xe ít bị hư hại hơn trong khi không gian bên trong hàng ghế trước vẫn còn. Ngoài ra, hai trụ A trên Wuling HongGuang MiniEV cũng không bị gãy, thể hiện tính toàn vẹn về cấu trúc vững chắc của xe.
Vụ va chạm đã ảnh hưởng đến khả năng mở cửa của xe Wuling. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy rõ là bộ pin của Wuling HongGuang MiniEV vẫn không bị hư hại và không có dấu hiệu rò rỉ chất điện phân ở khu vực cụ thể này. Do đó, khả năng xảy ra một vụ cháy là rất thấp.
Dựa trên đánh giá, trong một kịch bản va chạm thực tế, người lái xe có khả năng sống sót, tuy nhiên, việc không có túi khí sẽ dẫn đến chấn thương ở đầu và chân.
Mặc dù thuộc cùng phân khúc nhưng kết quả của các bài kiểm tra cho thấy sự khác biệt đáng kể. Cần phải thừa nhận rằng thí nghiệm này chỉ được thực hiện trên những chiếc xe điện cỡ nhỏ với trọng lượng thấp, quán tính vì vậy không quá lớn, nhờ vậy lực tác động cũng được giảm bớt.
Trong khi đó, nếu giả định vụ va chạm giữa Wuling HongGuang MiniEV hoặc Jiakuma JKM-G1 là với một phương tiện thông thường nặng từ 1 đến 2 tấn thì hậu quả xảy ra sẽ thảm khốc hơn nhiều.
Trên thực tế, tại sân nhà Trung Quốc, đã từng có những vụ tai nạn liên quan tới Wuling HongGuang MiniEV, và hậu quả thường khá nghiêm trọng.
Theo trang Tesmanian, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2021 tại Tần Hoàng Đảo, Trung Quốc. Cụ thể, một chiếc xe Audi đã va chạm với một chiếc Wuling Hongguang Mini EV, khiến những người ngồi trong chiếc Audi bị thương, trong khi hai hành khách trên chiếc Wuling Hongguang Mini EV đã thiệt mạng ngay lập tức khi va chạm. Hơn nữa, phần phía trước của Wuling Hongguang Mini EV đã bị hư hại trên diện rộng, khiến nó hoàn toàn không thể hoạt động.
Trong khi đó, một vụ việc khác xảy ra tại một ngã ba ở Trung Quốc, nơi hai phương tiện đang di chuyển với tốc độ vừa phải. Tuy nhiên, sau một vụ va chạm với một chiếc Toyota Camry 2010, chiếc Wuling HongGuang MiniEV đã bị lật xuống mặt đường. Sau sự kiện này, một số quan điểm nổi lên cho rằng kích thước nhỏ của Wuling HongGuang MiniEV làm tăng khả năng bị lật hơn các ô tô khác.
Phiên bản Wuling HongGuang MiniEV đang sắp được bán tại Việt Nam là biến thể Macaron tại thị trường Trung Quốc. Xe được trang bị túi khí nhưng chỉ cho người lái, ghế phụ và hàng ghế sau không có gì bảo vệ ngoài dây đai an toàn. Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP.
Tất nhiên, nếu nhìn ở nhiều góc độ, Wuling HongGuang MiniEV có thể nói là một mẫu xe ‘hiếm có khó tìm’ nhờ mức giá hạt dẻ, do đó việc đòi hỏi trang bị an toàn ‘đến tận răng’ là không thực tế. Nhưng cũng vì lý do này, người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ càng, cân bằng giữa khả năng chi trả và yếu tố an toàn trước khi quyết định xuống tiền.
Bên cạnh đó, các hãng xe sản xuất laoij phương tiện này cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, tìm ra những giải pháp để cải thiện độ toàn cho những mẫu xe của mình, có như vậy mới giành được niềm tin và sự yêu thích của người tiêu dùng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Màn thử nghiệm va chạm của Wuling Hongguang MiniEV và cái kết bất ngờ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.