Bạn đang xem bài viết Loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1. Phân biệt các dàn loa phổ biến hiện nay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hệ thống loa âm thanh rất đa dạng với nhiều loại khác nhau như dàn loa âm thanh 2.0, 2.1, 3.1 hay 4.1 khiến người dùng thắc mắc và đắn đo lựa chọn. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn phân biệt các dàn loa âm thanh qua bài viết này nhé!
Phân biệt cấu tạo của các dàn loa
Loa 2.0
Loa 2.0 gồm 2 loa, dải trầm đã được tích hợp sẵn vào trong 2 loa, mỗi loa phụ trách thể hiện một kênh âm thanh và âm trầm (âm bass) được tích hợp sẵn. Loa 2.0 có hệ thống âm thanh cơ bản nhất trong thế giới âm thanh, cho lượng bass vừa đủ.
Từng loa sẽ thể hiện đầy đủ các dải âm từ trầm đến cao. Tuy nhiên, hệ thống loa 2.0 thường không mạnh về số lượng dải trầm, chỉ ở mức vừa đủ nghe. Mặc dù qua nhiều năm nhưng hệ thống loa 2.0 được rất nhiều người tin dùng và lựa chọn để nghe nhạc.
Loa 2.1
Loa 2.1 là dạng loa 2.0 được bổ sung thêm một loa Subwoofer (hay còn là cục bass). Hệ thống 2.1 sẽ giúp âm thanh các loại nhạc sôi động, thể hiện đầy đặn tất cả dải trầm, tuy nhiên lại yêu cầu người dùng có hiểu biết sâu hơn về cách lắp đặt hệ thống âm thanh.
Hệ thống âm thanh 2.1 gồm 2 loa vệ tinh và 1 loa Sub. Tiếng bass sẽ được tách riêng ở cục Sub, khi hoạt động mạch amply của loa sẽ tự động tách âm trầm từ 2 kênh trái – phải ra để đưa xuống loa này, điều này giúp loa thể hiện tiếng bass được hay và nổi hơn.
Loa 3.1
Loa 3.1 là loa có 3 loa vệ tinh và 1 loa siêu trầm. Loa ở trung tâm chủ yếu dùng để thể hiện những âm thanh chính như lời thoại, lời hátcủa ca sĩ, trong khi 2 loa trái và phải tập trung vào âm thanh nổi như âm nhạc và các hiệu ứng khác.
Loa 3.1.2
Tương tự như loa 3.1 loa 3.1.2 sẽ có 3 loa vệ tinh, 1 loa siêu trầm. Đồng thời, thiết bị đi kèm thêm 2 loa đánh trần đánh âm thanh hướng lên trên có tác dụng tạo ra âm thanh vòm hoặc giả lập âm thanh vòm.
Loa 4.1
Loa 4.1 sẽ gồm có hệ thống 4 loa vệ tinh và 1 loa siêu trầm. Loa 4.1 sẽ không có loa trung tâm như loa 3.1. Như vậy, hệ thống âm thanh 4.1 có 2 loa trước, 2 loa vòm và 1 loa siêu trầm.
Loa 5.1
Dàn máy 5.1 là một hệ thống âm thanh bao gồm 1 đầu đĩa và 6 loa: 1 loa trung tâm, 2 loa trước, 2 loa vòng, loa siêu trầm. Với kết cấu hệ thống loa gồm 5 loa chính và 1 loa trầm như thế, dàn máy 5.1 sẽ phát ra âm thanh tổng cộng tối đa là 6 kênh.
Loa 7.1
Loa 7.1 trang bị các hệ thống loa tương tự như 5.1, nhưng được trang bị thêm 2 loa vòm bố trí ở cạnh với tên gọi là rear surround. Thay vì phát tín hiệu âm thanh vào 2 kênh surround trái và phải thì hệ thống sẽ truyền đến 4 kênh, giúp âm thanh vòm rộng và có chiều sâu hơn.
Nên chọn mua dàn loa nào thì phù hợp?
Nên sử dụng loa 2.0 khi nào?
Loa 2.0 có cấu tạo đơn giản và tích hợp âm bass sẵn nên âm thanh từ loa 2.0 chỉ đáp ứng được nhữngnhu cầu nghe cơ bản như: nghe loại nhạc nhẹ nhàng, giai điệu du dương.
Nên sử dụng loa 2.1 khi nào?
Loa 2.1 được sử dụng cho các loại nhạc sôi động vì loa thể hiện được dải âm trầm. Với những nhu cầu nghe nhạc thông thường hằng ngày thì việc bạn trang bị cho mình một dàn âm thanh 2.1 sẽ phù hợp.
Ngoài ra với hệ thống âm thanh 2.1 sẽ cho bạn những âm bass cực chuẩn với độ trễ rất nhỏ, hầu như rất khó để cảm nhận được.
Nên sử dụng loa 3.1 khi nào?
Loa 3.1 có hệ thống chất lượng âm thanh vượt trội, phục vụ cho việc giải trí, nghe nhạc, xem phim của người dùng. Nên nếu bạn muốn cải thiện trải nghiệm nghe một cách sống động, chân thực thì có thể chọn mua loa 3.1.
Nên sử dụng loa 3.1.2 khi nào?
Loa 3.1.2 thích hợp để xem nội dung về thể thao, thời sự, phim ảnh,… giúp bạn nắm rõ mọi thông tin quan trọng và trải nghiệm nội dung xem một cách tốt nhất. Đồng thời, bạn có thể sử dụng loa để chơi game hay nghe nhạc, mang đến trải nghiệm gay cấn hơn, hào hứng hơn.
Nên sử dụng loa 4.1 khi nào?
Với những người có nhu cầu thưởng thức âm nhạc, muốn nâng cao nhu cầu thưởng thức âm thanh của những bộ phim hay, cùng với những không gian âm thanh sống động thì nên chọn loa 4.1.
Loa có thiết kế 4 loa vệ tinh bố trí xung quanh phòng, bạn có thể cảm nhận âm thanh sẽ vang dội ra từ nhiều hướng, đem lại cảm giác chân thực nhất như bạn đang hòa mình vào bộ phim khi xem, hay bản nhạc người ca sĩ đang thể hiện.
Nên sử dụng loa 5.1 khi nào?
Hệ thống 5.1 là hệ thống đáp ứng âm thanh tốt cho nhiều nhu cầu trong nhà, từ nghe nhạc, xem phim, chơi game, karaoke,…
Dàn âm thanh 5.1 có thể phát huy tối đa chất lượng âm thanh của mình, khi bạn đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhạc, phim nếu có cách lắp đặt, sắp xếp loa phù hợp.
Nên sử dụng loa 7.1 khi nào?
Nếu bạn là người có tâm hồn yêu phim ảnh, những người chơi game và mê âm nhạc thì loa 7.1 là lựa chọn tuyệt hảo. Bạn có thể có thể bố trí không gian trong phòng như một rạp chiếu phim, sân khấu thu nhỏ với những âm thanh chuyên nghiệp.
Những lưu ý khi sử dụng và lắp đặt loa
Loa Treble trước và sau
- Phải biết căn chỉnh amply để tránh cháy Treble.
- Không để tiếng nổ, âm thanh lớn đột ngột.
- Sử dụng số lượng loa phải hợp lý.
- Phải lắp đặt loa và micro hát karaoke có 1 khoảng cách quy định.
Loa Sub
- Đặt loa Sub ở vị trí các góc phòng, hướng mặt loa về phía người nghe, cùng hướng với bộ loa chính.
- Giữ vị trí khoảng cách 0,8 – 1m từ loa Sub đến tivi, máy tính,… nhằm giảm sự ảnh hưởng nhiễm từ lên các thiết bị và hạn chế làm mất các dữ liệu bên trong.
- Thử đặt loa Sub ở 2 hoặc 3 vị trí khác nhau gần loa chính, sau đó chọn vị trí cho kết quả nghe tốt nhất.
- Đối với các loa chính nhỏ có chiều cao khoảng từ 20cm trở xuống, cách tốt nhất là đặt loa Sub cách loa chính khoảng 1m. Nếu loa Sub cách quá xa loa chính, nó sẽ làm cho sự cảm nhận âm trầm ấy chính là của loa Sub chứ không phải loa chính.
- Bật bài nhạc có nhiều âm bass, dịch chuyển vị trí loa Sub cho đến khi bạn ngồi nghe thấy tiếng bass đầy đặn, cảm nhận được tiếng bass xuống sâu mà không lấn các dải mid và tiếng bass cao thì tức là vị trí đặt loa sub đã phù hợp.
Loa đánh trần
- Lắp đặt loa âm gắn trần phù hợp với diện tích không gian.
- Lưu ý về công suất để có sự lựa chọn phù hợp.
- Giữ khoảng cách từ 5m để nối các loa gắn trần lại với nhau. Khoảng cách vừa đủ sẽ giúp chất lượng âm thanh được tốt nhất. Khoảng cách từ 1 – 2m so với tường (tùy không gian lớn hay nhỏ).
- Lắp đặt loa âm trần nên quan tâm đến trở kháng của loa.
Bảng so sánh âm thanh vòm vật lý và âm thanh giả lập:
Tiêu chí |
Đặc điểm |
Công suất |
Tầm giá (cập nhật tháng 01/2023) |
Âm thanh vòm vật lý |
Bao gồm 5 chiếc loa vòm và 1 loa siêu trầm công suất lớn. Tạo ra âm thanh chân thật. |
500W – 1000W |
Khoảng 4 – 10 triệu |
Âm thanh giả lập |
Hiệu ứng như của một hệ thống âm thanh vòm thực sự nhưng sử dụng ít loa và cáp hơn. Tồn tại dưới hai dạng chính – hệ thống loa vòm 2.1 và hệ thống loa thanh. |
500W – 1600W |
Khoảng 33 – 44 triệu |
Bên trên là những thông tin về cách phân biệt các dàn loa âm thanh phổ biến hiện nay, hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1061 để được tư vấn miễn phí nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Loa 2.0, 2.1, 3.1, 4.1. Phân biệt các dàn loa phổ biến hiện nay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.