Bạn đang xem bài viết Lịch sử lớp 5 Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo Giải bài tập Lịch sử 5 trang 24 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 trang24, 25, 26, 27 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.
Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Lịch sử lớp 5 Bài 12 trang 25, 26
Câu hỏi trang 25
Câu hỏi: Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
Trả lời:
Nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” vì:
Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau và chống phá cách mạng. Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được. Nạn đói cuối năm 1 năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người. Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ. Nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
Trả lời:
Cảm nghĩ của em về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên là:
Bác Hồ luôn luôn yêu thương, lo lắng, hi sinh vì nhân dân. Bác kêu gọi nhân dân quyên góp cho dân nghèo thì cũng tự mình gương mẫu, không quản khó khăn.
Câu hỏi trang 26
Theo em, những sự việc trên nói lên truyền thống gì của nhân dân ta?
Trả lời:
Những sự việc trên nói lên truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đó là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau.
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 27
Câu 1
Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
Trả lời:
Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là:
Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau và chống phá cách mạng. Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được. Nạn đói cuối năm 1 năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người. Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ. Nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Câu 2
Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”?
Trả lời:
- Chống lại “giặc đói”:
- Để cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước lập “hũ gạo cứu đói” , “ngày đồng tâm”,… dành gạo cho dân nghèo.
- Khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang !”, “Tấc đất, tấc vàng” được treo ở khắp nơi. Những đoạn đê bị vỡ được đắp lại. Dân nghèo được chia ruộng, phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất. Nạn đói từng bước được đẩy lùi.
- Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho “Quỹ độc lập” và “Quỹ đảm phụ quốc phòng”; “Tuần lễ vàng” đã thu được gần 4 tạ vàng.
- Chống lại “giặc dốt”:
- Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi. Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp.
Lý thuyết bài Vượt qua tình thế hiểm nghèo
- Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám:Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Đảng và Bác Hồ đã đưa ra rất nhiều giải pháp giúp đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nghèo.
- Nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
- Nhân dân một lòng tin tưởng vào chính phủ, tin vào Bác Hồ để làm cách mạng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử lớp 5 Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo Giải bài tập Lịch sử 5 trang 24 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.