Bạn đang xem bài viết Lăng Kiên Thái Vương – Vẻ đẹp khiêm nhường của lăng mộ người làm cha ba vua tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Từ xưa đến nay, khi nhắc đến hệ thống lăng tẩm ở phía Tây Nam Cố Đô Huế, nhiều người chỉ biết đến những lăng tẩm nổi tiếng như Lăng Gia Long, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định,..mà lại bỏ qua một lăng tẩm hết sức độc đáo nằm trên một quả đồi nhỏ, thông reo, vi vút, bốn mùa. Đó chính là lăng của Kiến quốc công Kiên Thái Vương – một người hoàng tộc có vị trí đặc biệt trong triều đại thời Nguyễn.
Đặc biệt về thân thế
Kiên Thái Vương tức là Nguyễn Phúc Hồng Cai – hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị và em trai yêu quý của vua Tự Đức. Ông là một nhân vật lịch sử có tầm quan trọng đối với lịch sử triều Nguyễn nói chung và lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX nói riêng. Mặc dù ông không xuất hiện nhiều trên chiến trường.
Theo sử sách Triều Nguyễn ghi nhận, Kiên Thái Vương là người có chí khí, ham học hỏi, trọng đức hạnh và tôn trọng lễ nghĩa. Năm 1865, ông được tôn lên làm Kiến quốc công. Ông là người đôn hậu, trung thực, chính trực và rất được vua cha yêu quý.
Đặc biệt, tuy chưa một ngày được làm vua, nhưng ông lại là phụ thân của ba vị hoàng đế – Kiến Phúc, Đồng Khánh và Hàm Nghi gắn với câu ca dao phổ biến ở xứ Huế:
“Một nhà sinh được ba vua,
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”
Cả ba vị đều để lại dấu ấn rất đặc biệt xét về nhiều nghĩa. Vua Tự Đức đã chọn ba người con này của em mình làm con nuôi để kế tụng vì ông không có con. Điều ấy chứng tỏ vua Tự Đức và triều đình Nguyễn rất xem trọng Kiên Thái Vương.
Vị trí của Lăng Kiên Thái Vương
Bởi có thân thế đặc biệt và chính sự ngưỡng vọng, thành kính của vua Đồng Khánh mà Lăng Kiên Thái Vương mang vẻ hoành tráng, nguy nga. Nhưng khi nhìn tổng thể, Lăng Kiên Thái Vương lại có vị thế kín đáo, khiêm nhường so với Lăng vua Tự Đức và Lăng Đồng Khánh ở gần đó. Điều đó giống với bản thân Kiên Thái Vương, một lòng luôn ở sau hậu thuẫn cho triều đình.
Vẻ đẹp khác biệt trong bố cục kiến trúc
Một buổi sớm tĩnh mịch và lắng đọng trong lăng Kiên Thái Vương
Chính cuộc đời và nhân tâm của Kiên Thái Vương đối với triều đại đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy, thiết kế của lăng. Nhìn tổng thể, mặc dù lăng không có tường thành từ cổng chính, nhưng lại được định vị rõ không gian. Hãy thử đến lăng vào một buổi sớm mai, bạn sẽ cảm nhận được không gian lắng đọng, vẻ đẹp huyền bí của ngôi lăng. Bao quanh là cảnh thiên nhiên tinh khiết.
Khác biệt với bia Tam Vương
Ngay cổng chính của lăng mô, bia đá uy nghi được đặt giữa những pháp lam và trụ đá khắc văn hai bên. Bia đá này còn gọi là bia Tam Vương. Đây như một sự đánh dấu, nhấn mạnh sự khác biệt và khẳng định sự tôn vinh ngay từ đầu bước vào lăng.
Lăng Kiên Thái Vương mang lại vẻ kiên dè và khiêm nhường hơn khi thành đạo (con đường chính vào Lăng không được thể hiện ra). Dẫn vào khuôn viên Lăng là hai con đường ven chứ không có trục chính giống các lăng thời trước và sau đó.
Sự hài hòa trong bố cục đối xứng và cân bằng
Lăng Kiên Thái Vương cũng rất độc đáo với hai bi đinh trái và phải. Chúng như điểm nhấn và khẳng định vị thế của chu nhân. Bởi những lăng của các vua quan được xây trước và sau Lăng này cũng chỉ có một bi đinh.
Lăng mộ được hệ thống ba tường thành bao quanh. Thành ngoại cao chừng 1m80, nên không chiêm ngưỡng được các cụm kiến trúc bên trong khi đứng ngoài thành. Thành trong có cổng gạch vòm cung Thời Nguyễn. Với lớp lớp các ô hộc trang trí gạch hoa và trang trí đắp nổi.
Hệ thống la thành bao theo ba tầng tượng trưng cho “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đặc trưng của kiến trúc triều Nguyễn. Bên trong là bình phong và lăng tẩm của Kiên Thái Vương. Nhìn chung, lăng có bố cục cân xứng, đăng đối theo trục chính hướng Nam theo thuật Phong thuỷ.
Đan xen vẻ đẹp cung đình và dân gian trong cách trang trí của lăng Kiên Thái Vương
Phong cách cung đình trong nghệ thuật khảm sứ vẫn còn lưu vết
Ở Lăng Kiên Thái Vương, phong cách cung đình hàn lâm thể hiện rõ nhất với những điển tích cổ Trung Hoa. Đây được coi là mẫu mực trong sự biểu thị phẩm chất quân tử Nho giáo. Trên các ô hộc lớn nhỏ của bi đình. Là sự chiếm lĩnh gần như tuyệt đối của đề tài Nhị thập Tứ hiếu – ca ngợi đạo hiếu đã được thể hiện bằng khảm sứ. Tính chất bố cục của các pano như những tranh bích họa Phương Đông cổ. Sử dụng lối phối cảnh tâm viễn và thấu thị bình đồ quen thuộc. Những mảnh sứ ở đây thường được cắt nhỏ vụn hơn so với các vị trí khảm sứ khác. Tính tỉ mỉ thể hiện rõ ràng từng chi tiết tả người, vật, các con thú và cách thức cắt gọt bật lên phong cách khảm sứ cung đình. Tuy nhiên đáng tiếc phần lớn các đề tài gương hiếu đều không còn nguyên vẹn, nhiều điểm trang trí đã bị mất dấu chỉ còn vữa nền, nề họa.
Tính dân gian, đời thường trong nghệ thuật khảm sứ
Ngược lại trang trí hai bi đình và đề tài Nhị thập Tứ hiểu chính xác và tinh xảo. Thì đa phần nghệ thuật khảm sứ Lăng Kiên Thái Vương mang vẻ phóng túng, ngẫu nhiên và ít lệ thuộc chi tiết. Chính nghệ thuật khảm sành sứ này kết hợp với không gian rừng thông rầm rì. Cùng những sườn đồi cỏ xanh phủ kín làm toát lên phong thái ứng xử của người nghệ nhân. Một vẻ đẹp rất trang nhã. Toàn bộ nghệ thuật khảm sứ ở đây từ con rồng, hoa cỏ đến đề tài. Thậm chí cảnh địa nơi đây cũng mang một hơi thở bình dị, thấm đượm tình người. Điều này không phải ở bất cứ lăng nào, chúng ta cũng có thể thấy được.
Những chi tiết nghệ thuật khảm sứ mang đầy nét riêng ở lăng Kiên Thái Vương
Đặc biệt những chi tiết được xử lý hết sức kỳ lạ như đôi cá. Khác với đôi cá ở Nội thành, đôi cá nằm trên cao, máng nước hoặc bên ngách của trụ. Đuôi cá đây lại nằm sát đất, ngay bờ thành và chúng hòa cùng với hoa lá, cỏ cây. Cùng với cách khảm sảnh dày đặc trên vảy cá gợi cho ta về đời thực. Từ cách bố trí như vậy. Đây là lần đầu tiên ta được ngắm nhìn con cá – một linh vật trong bộ bát linh một cách thoải mái. Không phải ngước mắt lên như thông lệ mà là nhìn xuống. Như sự chiêm nghiệm chính vào môi trường tự nhiên hiện thực cố hữu của nó. Qua đó ẩn chứa nét thoáng hơi trong triết lý cuộc sống.
Sự thể hiện thăng hoa giữa đất trời với hình ảnh cá chép hóa rồng, cá vượt vũ môn. Bằng phong cách khảm sứ phóng túng tạo ra nhịp điệu dân gian trong hình ảnh nghệ thuật. Chất chứa giữa cái thực và ảo. Đấy là thành công của nghệ thuật khảm sứ nơi đây. Nó là sự va chạm, lắng đọng cảm xúc của nhiều tầng lớp người dân. Khác xa với vẻ triết lý, rạch ròi của nghệ thuật cung đình. Chính điều đó tạo ra vẻ đẹp hồn hậu, bình dị và mộc mạc dân gian. Nét riêng biệt của nghệ thuật khảm sành sứ nơi đây.
Một gam màu nhẹ nhàng trong tổng thể
Trên bình diện màu sắc, trang trí tại lăng Kiên Thái Vương chủ đạo một gam màu xanh xám trắng. Vì vậy, cường độ bắt sáng khá mạnh. Chính điều này làm cho cảnh sắc của lăng phần nào thêm phần sáng sủa trong không gian xanh tươi của rừng thông lộng gió. Nếu so sánh với các cụm trang trí khảm sứ tại cổng Hiển Nhân, cổng Chương Đức, cổng Tam quan cung Trường sanh, Thái Bình lâu… Thì trang trí ở lăng Kiên Thái Vương dùng màu nhẹ đơn sắc, chứ không rực rỡ, tươi tắn, đa sắc như ở các công trình nói trên. Cách trang trí của lăng Kiên Thái Vương thực sự đã tôn thêm vẽ đẹp của công trình kiến trúc triều Nguyễn.
Có thể nói đây là một khu vực Lăng tẩm trang nhã, độc đáo của kiến trúc truyền thống Á Đông. Nhưng lại ở vị trí kín đáo, khiêm nhường. Nên nghệ thuật kiến trúc và khảm sứ ở Lăng Kiên Thái Vương chưa được nhiều người biết đến. Đây là địa điểm gắn liền với lăng Đồng Khánh, cũng không xa lăng Tự Đức. Nếu bạn đến Huế, đừng bỏ qua việc kết hợp tham quan ba điểm này nhé. Bởi khi đến xem, bạn sẽ không chỉ nhìn công trình kiến trúc như một tác phẩm nghệ thuật. Mà có thể cảm nhận được sự biến thiên của lịch sử .
Người viết: Oanh Thư
Đăng bởi: Vì Thị Oanh
Từ khoá: Lăng Kiên Thái Vương – Vẻ đẹp khiêm nhường của lăng mộ người làm cha ba vua
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lăng Kiên Thái Vương – Vẻ đẹp khiêm nhường của lăng mộ người làm cha ba vua tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.