Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối năng suất cao tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chuối là loại quả rất phổ biến với chúng ta, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cách trồng chuối hầu hết ai cũng biết, tuy nhiên trồng thế nào để đạt năng suất cao thì không phải ai cũng làm được. Bài viết sau đây của Wiki Cách Làm xin chia sẻ tới các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối, hãy cùng tham khảo để biết thêm nhé!
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối năng suất cao
1. Thời vụ
Chuối là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để đạt được hiệu quả và năng suất cao thì nên trồng chuối vào đầu mùa mưa sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
2. Điều kiện để cây chuối phát triển tốt
Nhiệt độ: Chuối là loại cây phát triển tốt trong nhiệt từ 15-35 độ C.
Ánh sáng: Chuối là cây rất ưa nắng, những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp 8 giờ mỗi ngày thì cây sẽ tươi xanh và phát triển nhanh hơn. Nhưng vẫn có thể trồng ở những nơi nắng mặt trời ít chiếu trực tiếp vào thì tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại không bằng như lúc bình thường.
3. Chọn giống
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giống cây chuối khác nhau như chuối cao, chuối già, chuối tiêu, chuối sáp,…Tùy vào sở thích và nhu cầu của bạn mà chọn giống chuối phù hợp.
Nếu trồng chuối bằng chồi thì nên chọn những chồi to khỏe cao khoảng 0,8-1 mét và không sâu bệnh, sau đó cắt sạch rễ và 2/3 lá.
Nếu trồng bằng củ thì nên xử lý bằng thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux trước khi đem trồng.
Nếu trồng bằng cây con giống thì cây phải phát triển tốt và cao khoảng 30cm, có 6-8 lá. Cách trồng chuối bằng cây giống thường cho năng suất cao hơn các loại khác.
4. Làm đất
Những loại đất thích hợp trồng để cây chuối phát triển tốt là đất phù sa tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt. Có lớp mặt đất dày từ 0,7m trở lên để bộ rễ có thể phát triển tốt. Độ pH trong đất từ 5-7. Nếu đất trồng bị chua thì cần bón vôi bột với đất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Sau đó lên líp cao cách mặt nước ngầm từ 0,6 – 1 mét và rộng từ 5-6 mét. Một líp có thể trồng được 2-3 hàng chuối. Sau khi lên líp xong thì tiến hành đào hố trồng, kích thước hố khoảng 40x40x40 cm. Tiếp theo bạn trộn đất mặt + 3-5kg phân hữu cơ + 50g P2O5 + 10g Furadan 3H rồi cho hỗn hợp vào hố vừa đào.
Khoảng cách trồng giữa các cây là: đối với chuối xiêm thì 3×3 mét, chuối cau thì 2×2 mét, chuối già 2×2,5 mét.
5. Cách trồng
Trước khi trồng chuối cần đảm bảo hố trồng không có nước, đặt bầu đất ( đối với trồng cây con) và điểm tiếp giáp với thân giả ( đối với củ và chồi) sao cho thấp hơn mặt líp 10-15 cm rồi lắp đất lại. Tưới nước thường xuyên cho cây 2 ngày 1 lần, khi cây đã trưởng thành thì chỉ cần tưới 1 tuần 2 lần.
6. Chăm sóc
Trồng cây chắn gió xung quanh vườn, hạn chế làm lá bị rách sẽ làm giảm năng suất cây.
Tưới nước 2 ngày 1 lần, khi cây đã trưởng thành thì 2 lần trên 1 tuần. Lưu ý khi trồng vào mùa mưa thì cần phải thoát nước cho cây, giúp cây không bị tình trạng ngập úng.
Giữ ẩm đất, làm sạch có xung quanh, che phủ đất, bón phân theo đúng định kỳ để cây đạt hiệu quả tốt.
Loại bỏ những lá già, bị bệnh ngăn chặn sự cư trú của sâu, hạn chế lây lan sang các cây khác.
Dùng túi nilon để bao buồng giúp tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.
7. Bón phân
Để chuối phát triển tốt hơn thì sau 1,5 tháng trồng bạn nên bón thúc cho cây bằng 30% lượng N và 30% lượng K2O. Sau đó 3 tháng thì bón thúc lần 2 với lượng N và K2O 40%. Bón thúc lần 3 kể từ sau khi trồng được 7,5 tháng với lượng N và K2O 30%.
8. Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Sâu đục thân: Thường sống trong thân giả, từ chỗ đục tiết ra chất nhày màu vàng đục. Cách phòng trừ là luân canh với các loại cây trồng khác, dùng Basudin 5G hoặc 10 G rắc vào nõn cây chuối 5 g/cây vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.
Sâu gặm vỏ quả: Sâu làm vỏ quả bị hại có vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám làm xấu quả. Cách phòng trừ bằng cách: Phun Trebon hoặc Antafos vào sáng sớm hoặc chiều mát các cao điểm tháng 4,7,10 và vệ sinh cỏ sạch sẽ
Bệnh chùn ngọn: Làm lá ngắn, cuống lá xếp sít nhau và cây con sẽ bị lụi dần. Cần phòng trừ bằng cách phun thuốc Trebon trừ rệp. Bệnh lan nhanh chóng nên nếu cây nào bị bệnh cần loại bỏ và tiêu hủy cây ngay.
Sâu cuốn lá: Sâu non màu trắng đầy phấn. Cắn lá chuối cuộn lại làm nhộng bên trong. Gây hại tập trung vào đầu và cuối mùa mưa, phổ biến nhất trên các vườn chuối xiêm. Thường xuyên kiểm tra và ngắt bỏ các lá bị cuốn, giết sâu.
Bệnh thán thư: Triệu trứng làm lốm đốm trứng quốc khi quả chín. Cần phòng tránh bằng cách bao buồng quả và sau khi thu hoạch, xử lý quả bằng Bavistin hoặc Topsin.
Bệnh héo rũ Panama: Làm héo vàng lá và héo xanh lá. Cần phòng trừ bằng cách rải thuốc hạt Marshal 5G vài tháng một lần xung quanh gốc chuối để diệt.
9. Thu hoạch
Sau khi trồng thì khoảng 7-9 tháng cây sẽ cho ra bông và khoảng 2-3 tháng sau có trái để thu hoạch. Tùy vào điều kiện thời tiết và cách chăm thì cây có thể thu hoạch sớm hoặc muộn hơn. Khi hái cần phải cẩn thận không được làm trầy xước trái vì như thế rất khó để bảo quản.
10. Những lợi ích mà chuối đem lại
Tăng cường thị lực: Chuối chứa nhiều Vitamin C, A giúp tăng cường thị lực cho mắt tốt hơn. Lutein trong chuối sẽ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Tăng lượng máu trong cơ thể: Sắt là chất rất cần thiết cho cơ thể nếu thiếu sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, giảm trao đổi huyết áp và đột quỵ. Sắt có trong chuối sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể lượng sắt trong cơ thể.
Giảm huyết áp: Hàm lượng cali thấp và natri cao có liên quan đến giảm huyết áp và đột quỵ. Chuối ngược lại có lượng cali cao và natri thấp có khả năng giảm huyết áp và bệnh về tim hiệu quả.
Chống lại bệnh ung thư: Chất Delphinidin trong chuối giúp chống lại các khối u, khi vào tế bào ung thư dạ dày sẽ gây ức chế sự phát triển khối u.
Ổn định đường huyết: Lượng protein và chất béo lành mạnh từ chuối sẽ làm chậm sự hấp thụ đường trong máu, giúp lượng đường trong máu luôn ổn định.
Hạn chế tăng cân: Ăn chuối giữa các bữa ăn sẽ giúp bạn ăn ít hơn và hạn chế ăn vặt làm tăng cân.
Giúp tiêu hóa thức ăn: Nếu cảm thấy khó chịu sau khi ăn, hãy dùng thêm 1 quả chuối. Với chất Prebiotic có trong chuối, nó sẽ giúp cho vi khuẩn đường ruột xử lý thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện hệ tiêu hóa.
Giảm lượng cholesterol xấu: Trong chuối chứa Vitamin B6, rất tốt cho tim mạch và miễn dịch của cơ thể nhờ làm giảm lượng cholesterol xấu.
Cải thiện xương chắc khỏe: Dù trong chuối không có hàm lượng canxi nhưng nhờ chất fructooligosaccharides. Fructooligosaccharides lên men trong ruột sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa lượng canxi có trong thức ăn.
Đốt cháy mỡ bụng: Trong mỗi quả chuối có khoảng 12mg Choline, một loại vitamin giúp loại bỏ các gene gây tích mỡ vùng bụng.
Tham khảo thêm: Cách ngâm rượu chuối hột thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe
Vậy là Wiki Cách Làm đã hướng dẫn xong kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để trồng chuối đạt năng suất cao. Chúc các bạn thành công.
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối năng suất cao tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.