Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật trồng lan Phi Điệp đẹp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lan Phi Điệp hay còn gọi Dã Hạc là một loại lan khiến nhiều người chơi hoa rất hài lòng vì dễ trồng, thích nghi tốt với thời tiết thất thường mà lại còn cho nhiều hoa với hương thơm dễ chịu. Đặc biệt hơn, loại hoa này còn có thể dùng làm thuốc. Vậy hãy nhanh tay tìm hiểu cách trồng lan Phi Điệp ngay sau đây để có ngay một chậu cho khu vườn nhà mình bạn nhé!
Đặc điểm nổi bật của lan Phi Điệp
– Lan Phi Điệp là giống phong lan rừng nhiệt đới, có thân thòng, có khả năng chịu nhiệt độ nóng và lạnh rất tốt. Lan ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá. Lan Phi Điệp có 2 màu chính là tím hồng và trắng ngoài ra còn có các màu như vàng, hồng nhạt,…
– Lá của lan Phi Điệp mọc so le, mọng nước, có độ dài khoảng 7-12cm, rộng khoảng 4-7cm, tùy vào giống lan xuất xứ từ đâu sẽ có cây á tròn, có cây lá nhỏ dài. Khi cây xuống lá chờ ra hoa thân cây có màu trắng xám loang lổ đốm đen nhìn móc meo. Thân già qua các đời trước thì khô teo, màu nâu tím hoặc vàng.
– Phi Điệp Tím có rất nhiều mặt hoa, có thể nói là đa dạng nhất, nhiều như mặt người vậy, tùy vùng miền xuất xứ mà dáng hoa khác nhau, độ đậm nhạt khác nhau, độ bay của cánh, hình dáng môi hoa, phân bố màu sắc…khác nhau. Ngay cả các cây cùng xuất xứ mặt hoa cũng hơi khác nhau được. Lan Phi Điệp sẽ nở hoa đẹp nhất vào mùa xuân và có hương thơm nồng nàn, ngào ngạt, bay hương xa.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan Phi Điệp đẹp
1. Chuẩn bị trước khi trồng
– Cây lan Phi Điệp giống khỏe mạnh (bạn có thể mua chúng từ các cửa hàng chuyên về lan)
– Đất trồng: Chọn vỏ cây, xơ dừa, đá dăm để làm tổ cho lan Phi Điệp.
– Chậu nhỏ, hẹp với nhiều lỗ thoát nước dưới đáy.
– Ghép lên khúc, dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất, dễ trưng bày nhất và rất dễ gửi lan đi xa.
2. Thời điểm nên trồng cây
– Lan Phi Điệp có thể trồng bất cứ vào mùa nào nhưng độ phát triển của cây sẽ không tốt bằng đúng mùa và làm giảm hiệu quả của cây.
– Thời điểm trồng tốt nhất, ít hại cây nhất chính là vào mùa ngủ của giả hành, nghĩa là từ khi giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc. Ví dụ hoa nở mùa xuân thì tháng 11 âm lịch tới tháng 2 âm lịch năm sau; nếu hoa nở mùa hè thì nên trồng hoặc ghép vào cuối xuân đầu hè.
3. Cách trồng và chăm sóc
– Cho hỗn hợp vật liệu làm tổ vào chậu rồi ươm cây lan con vào. Sau đó, đặt chậu nơi thoáng gió, nhiều ánh sáng mặt trời nhưng cẩn thận kẻo lan cháy lá. Ngoài ra khi trời quá hanh khô bạn cũng cần lưu ý đến cây vì Phi Điệp là loài thích ẩm mạnh. Bạn có thể áp dụng lưới che nắng với tỷ lệ 40/ 60 để trồng lan.
– Ánh sáng:
- Khi trồng lan bạn phải đảm bảo rằng có lượng ánh sáng đầy đủ và phù hợp để cây phát triển tốt. Khi cây ra hoa và đang trong quá trình phát triển cây con thì bạn tuyệt đối không được để lan tiếp xúc với trực tiếp ánh sáng sẽ làm cháy lá cây non, làm chậm quá trình phát triển. Bạn có thể áp dụng lưới che nắng với tỷ lệ 40/ 60 để trồng lan.fa
– Nhiệt độ:
- Lan Phi Điệp là loại cây chịu được nhiệt độ nóng và lạnh rất tốt, mùa nóng cây chịu được nhiệt độ lên đến 38 độ C và mùa lạnh cây chịu được nhiệt độ thấp xuống mức 3,3 độ C.
– Độ ẩm:
- Để cây phát triển một cách tốt nhất, vườn trồng lan phải luôn luôn thông thoáng, có độ ẩm từ 60 – 70%. Nếu không thiết kế đúng cách thì cây lan của bạn đặc biệt là cây con và trong khoảng thời gian ra nụ sẽ teo dần và chết, hoa ra rất ít thậm chí là không có hoa.
– Tưới nước hợp lý:
- Bạn có thể tưới nước cho cây 2-3 lần tuần để giúp cây phát triển. Đối với mùa thu và mùa đông, bạn nên tiết giảm lượng nước tưới lại.
- Khi cây con dài từ 10-15cm cần tiến hành thay chậu cho cây. Nếu chọn được thời điểm thay chậu với điều kiện thời tiết ổn định, khoảng 25°C thì càng tốt.
– Bón phân:
- Nếu bạn muốn cây ra hoa chứ không phải ra cây con, hãy cắt giảm lượng Nitrogen trong phân bón và tránh bón liên tục loại phân đó cho cây.
- Từ tháng 2 đến tháng 9, bạn sẽ bón phân với hàm lượng 15 – 15 -15 và tháng 9 – 11, bón phân theo hàm lượng 10 – 30 – 10.e
– Xịt thuốc trừ sâu bệnh:
- 1 tháng sẽ phun Movento + Pesieu 1 lần để trừ các bệnh nhện đỏ, rầy, rệp,… vào buổi chiều tối.
- 15-30 ngày thì 1 lần pha thuốc chung trừ nấm và vi khuẩn phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì cách 7 ngày 1 lần.
- Để an toàn cho người và động vật, bạn nên phòng bệnh luân phiên với Nano Bạc hoặc Agrifos 400 hoặc Benkona.
Chơi lan là một môn nghệ thuật, vì thế sẽ không có công thức chung cố định nào cả. Mong rằng bạn đọc có thể áp dụng những điều cơ bản và nhuần nhuyễn, sau đó sẽ tự đúc kết ra phương pháp tối ưu cho khu vườn của bản thân, vùng miền bạn sống. Hãy luôn sáng tạo trong cách chơi của mình và đừng đóng khung trong một quan điểm nào cả, vì nghệ thuật không có lối mòn.
Lan Phi Điệp có thể xanh tốt quanh năm và thậm chí nếu bạn chăm sóc tốt, một khóm hoa có thể ra vài chục bông là chuyện bình thường. Hãy luôn ghi nhớ những tips nhỏ mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để chăm sóc cây lan của bạn thật tốt. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể tham khảo thêm: Cách trồng và chăm sóc lan trúc Phật bà — Cách trồng lan Mokara trong chậu tại nhà — Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp.
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật trồng lan Phi Điệp đẹp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.