Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật trồng khoai sọ đơn giản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khoai sọ là một loại thực phẩm dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon cho bữa ăn của gia đình và có giá trị kinh tế cao. Cây khoai sọ rất dễ trồng, nếu nắm bắt được kỹ thuật trồng thì sẽ đạt được năng suất, chất lượng tốt nhất. Để tìm hiểu về kỹ thuật trồng các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của Wikicachlam nhé!
Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai sọ đơn giản
1. Thời vụ
Khoai sọ nên trồng từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 2 năm sau. Thời vụ trồng tốt nhất là vào khoảng 20/11 đến hết tháng 12. Không nên trồng quá muộn hoặc quá sớm vì cây sẽ cho năng suất thấp.
- Chính vụ: Trồng tháng 11-12, thu tháng 5-6
- Trồng sớm: tháng 9-10, thu tháng 2-3
Khi thu hoạch trái vụ sẽ có giá bán rất cao nhưng năng suất cây bị giảm. Thời điểm hiện tại có giống khoai Sọ mới ngắn ngày KS4 có thể trồng được 3 vụ trong năm: Vụ Xuân trồng 10 – 15/2; vụ Hè trồng 5 – 10/6 và vụ Thu Đông trồng vào 10 – 20/9.
2. Chọn giống
Trước khi trồng nên ngâm củ khoai sọ giống trong nước lã khoảng 8 – 10 tiếng, sau đó ủ 2 – 3 ngày rồi đem trồng thì cây mọc đều, ít bị rệp hại.
Những củ giống tốt có khối lượng từ 20-30g, lớp vỏ ngoài có nhiều lông, có mầm nhú lên xíu, củ không bị thối, không bị xây xát đem đi trồng là tốt nhất. Mảnh củ giống tốt khi nó có mầm to bằng hạt đậu đen và vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5- 1 cm.
3. Nhân giống
Phương pháp 1: Cắt bỏ mầm ngọn để kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế thì người ta thường cắt củ giống theo chiều ngang củ thành những mảnh củ hoặc cắt thành các mảnh nhỏ có kích thước 2x2x2 cm khi đã có mầm bên. Sau đó đem ủ hoặc giâm chúng riêng riêng rẽ cho đến khi chúng lên chồi và ra rễ thì có thể đem trồng.
Phương pháp 2: Nhân giống khoai sọ bằng phương pháp nuôi cấy mô thường được áp dụng để phục tráng, làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hóa, bị nhiễm bệnh.
4. Chuẩn bị đất
Cây khoai sọ có rễ ăn nông nên đất trồng cần phải tơi xốp, nhiều mùn vì vậy khi làm đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Đối với ruộng nước thì cần làm đất nhuyễn, ruộng cạn thì lên luống cao 20-30cm rộng 1 m, rãnh luống 30cm.
Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
5. Làm cỏ và vun xới
Khi cây bắt đầu mọc thì xới nhẹ, cắt cỏ xung quanh trên bề mặt và kết hợp với dặm cây. Khi cây được khoảng 3-4 lá thì làm cỏ đợt 2 vun gốc kết hợp với bón thúc đạm và vét luống nhẹ. Khi cây được 5-6 lá thì làm cở đợt 3 kết hợp với bón thúc kali và nốt đạm, vét rãnh lấy đất phủ lên mặt luống đã rải phân.
6. Cách tưới nước hợp lý
Khi trồng cần tưới nước giữ ẩm mặt đất để mầm cây có thể phát triển đều. Khi cây có tầm 5-6 lá thì cần phải cung cấp lượng nước vừa đủ ẩm cho cây để có thể tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho cây trưởng thành và phát triển củ.
Khi trời quá nóng và khô thì nên tưới nước vào rãnh. Khi bước vào thời kì thu hoạch, tuyệt đối không được để ruộng bị ngập úng vì như thế sẽ giảm thiểu củ khoai bị thối sau khi thu hoạch. Đặc biệt phòng chống sâu bệnh như bệnh sương mai, sâu khoang, nhện đỏ,…
7. Mật độ trồng
Lưu ý trước khi trồng cần phải xác định chủng loại giống, điều kiện đất đai cần phải phù hợp để cây phát triển.Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Mật độ thường áp dụng là 40.000 – 50.000 cây/ha, khoảng cách hàng 60 cm, cách đây 40 cm cho khoai sọ. Mật độ 25.000-35.000 cây/ha, với khoảng cách hàng 60 cm, cách cây 50 cm cho khoai môn.
8. Cách trồng và bón phân hợp lý
Trộn đều phân với đất và trồng thấp hơn mặt đất 3-4cm, mầm chính hướng lên trên. Trên một luống đất, trồng các cây cách nhau 30-40cm. Sau khi trồng xong thì ủ rơm rạ lên trên dày khoảng 10cm rồi tưới nước vừa đủ ẩm.
Tưới nước một ngày một lần vào những ngày đầu, khi cây đã mọc cao thì có thể tưới rãnh với lượng nước vừa phải không làm ngập mặt luống.
Khi cây được 3 lá thì bón lót lần 1 cần: 4kg urê + 2,5kg kali kết hợp làm cỏ và vun xới.
Sau khi trồng được 60-70 ngày thì cần bón thúc lần 2 với lượng: 4kg urê + 10kg phân lân+ 2,5kg kali.
Sau khi trồng được 150 ngày thì bón thúc lần 3 với lượng: 2,5 kg kali và vun gốc cao cho khoai làm củ.
Trước khi thu hoạch từ 1-2 tháng thì cần hạn chế tưới nước hoặc ngưng hẳn để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn.
Trong quá trình trồng cần chú ý phòng trừ một sốdịch bệnh thường gặp như nhện đỏ, thối củ do nấm, rệp.
Xem thêm: Cách trồng bí đao trong chậu
9. Thu hoạch
Khi cây khoai sọ đã héo rũ, các tàu lá lụi dần đất ở gốc cây nứt nẻ thì bạn tiến hành dỡ khoai nhẹ nhàng để tránh cho khoai bị dập nát, xay xước. Sau khi thu hoạch cần tách củ và phân loại theo kích cỡ để có thể tiêu thụ dễ dàng và chọn làm giống.
Qua bài viết các bạn đã có thêm kinh nghiệm về kỹ thuật trồng khoai sọ và chăm sóc đúng cách. Giúp cây phát triển tốt cho năng suất cao đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Ngoài ra khoai sọ cũng là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn ngon được rất nhiều người ưa chuộng. Chúc các bạn thành công!
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật trồng khoai sọ đơn giản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.