Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật nuôi chim manh manh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chim manh manh là một loài chim khá dễ nuôi nên được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn có dự định nuôi chim manh manh mà chưa biết cách thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Wikicachlam nhé!
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim manh manh
Chim manh manh sinh trưởng và phát triển rất nhanh, khi mới 11-12 tuần tuổi thì chim có thể giao phối, tuy nhiên để chim non sinh ra khỏe mạnh thì nên để chúng được 6-9 tháng tuổi rồi cho giao phối.
Lồng nuôi nên đặt ở nơi cao ráo, yên tĩnh, ít người qua lại để chim có được cảm giác an toàn. Trong quá trình chim bắt đầu làm tổ thì bạn không nên di chuyển lồng.
Lồng nuôi chim manh manh cần đủ lớn, kích thước lồng tầm 16x16x20 là phù hợp. Một lồng có thể nuôi mười con chim non.
Khi chim lớn thì bạn chỉ nên để một đôi chim trong một lồng, nếu có nhiều đôi chim thì chúng rất dễ đánh nhau để tranh giành chỗ ở. Nếu muốn nuôi chung nhiều cặp thì bạn có thể nuôi trong lồng có kích thước thật lớn, khi ấy bạn hãy làm nhiều tổ hơn so với số đôi chim để chúng có thể chọn tổ cho mình. Chim manh manh rất thích loại tổ được thiết kế chỉ một lỗ nhỏ mở ra mở vào để làm cửa, bạn có thể sử dụng giỏ đan hoặc hộp để làm tổ cho chúng.
Nguyên liệu làm tổ cần được sạch sẽ và an toàn, bạn nên chọn những chiếc tổ có thể vệ sinh dễ dàng, bạn cần chú ý đến các thiết kế trong tổ như dây buộc, vật nhọn,.. để tránh làm chim non bị thương.
Có thể chim sẽ không thích chiếc tổ mà bạn đã chuẩn bị sẵn, nếu sau khi sống chung với chiếc tổ được 2-3 tháng mà chúng vẫn không thích thì bạn hãy di chuyển vị trí tổ cho chúng hoặc làm cho chúng một chiếc tổ kiểu khác nhé!
Chế độ ăn uống của chim là phần rất quan trọng. Chim manh manh cần có thân hình cân đối để làm việc tốt và chăm sóc con non, vì vậy mà bạn hãy duy trì chế độ ăn uống mỗi ngày cho chim. Chim mái sẽ rất cần canxi để nuôi trứng, bạn có thể bổ sung canxi vào thức ăn của chim như: mai mực, vỏ sò nghiền và mạc khoáng. Cả chim trống và chim mái sẽ cùng nhau nuôi nấng chim non. Chúng sẽ ăn rồi sau đó mớm cho con.
Chim manh manh rất cần ánh sáng mặt trời, nhất là trong giai đoạn sinh sản, chúng cần ánh sáng 14-16 tiếng mỗi ngày.
Khi vào mùa sinh sản, chim trống sẽ xây tổ. Nó sẽ lấy một sợi dây hay một nhánh cỏ, giữ nó trong mỏ của mình và cho chim mái xem. Những vật liệu này nó sẽ xây thành một cái tổ lõm thoải mái. Ngoài ra thì nó có thể nhặt lông rơi vãi ở trong lồng để lót tổ và làm cho tổ mềm mại hơn.
Trong một ngày chim mái sẽ đẻ được 1 trứng, một lứa chúng sẽ đẻ từ 3-8 quả trứng. Khi đẻ xong thì cả chim bố và chim mẹ sẽ thay nhau ấp trứng. Sau 14 ngày ấp trứng sẽ bắt đầu nở, sau 20 ngày những quả trứng nào vẫn chưa nở thì bạn hãy bỏ đi vì chúng không còn khả năng nở nữa. Chim mái sẽ lại tiếp tục đẻ ngay sau đó nên bạn không cần dọn tổ mà chỉ cần lấy chim non đi.
Trên đây là cách nuôi chim manh manh! Chúc các bạn thành công nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật nuôi chim manh manh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.