Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật nuôi cà cuống sinh sản tốt tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay cà cuống không những được biết đến là một loài côn trùng mà còn biết đến là món ăn đặc sản rất được ưa chuộng. Ngoài ra cà cuống còn được nuôi để lấy tinh dầu, tinh dầu cà cuống có tác dụng làm hưng phấn tinh thần và chức năng sinh dục. Tuy chỉ là một loài côn trùng nhưng giá của cà cuống lại rất đắt đỏ. Để tìm hiểu người ta nuôi cà cuống như thế nào, các bạn hãy cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn nuôi cà cuống sinh sản tốt
1. Đặc điểm cà cuống
Đặc điểm: côn trùng có kích thước lớn, cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8 cm, có con lên đến 10–12 cm. Khi còn non cà cuống giống con gián,hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2–3 mm, rộng 2–3 mm, màu trắng, trong chứa một chất thơm là tinh dầu cà cuống. Tinh dầu quý, nhẹ hơn nước, gần giống như mùi quế.
2. Chuồng nuôi
Cách làm chuồng nuôi cà cuống rất đơn giản. Bạn hãy tìm mua một bể thủy tinh, trên bể dùng một tấm màn mỏng bịt miệng bể lại để cà cuống trong bể không bay ra ngoài. Bể có kích thước 80x40x40cm sẽ nuôi được khoảng 200-250 con cà cuống bố mẹ.
Dưới nền bể bạn hãy trải một lớp phân bón, sau đó là một lớp cát sỏi để trồng cây thủy sinh. Nền lót phải giúp rễ cây bám tốt và không gây đục nước.
Sau khi chuẩn bị xong bể nuôi, bạn hãy cho nước từ từ vào bể, cho nước vào nhẹ nhàng để tránh làm hỏng lớp nền.
Cuối cùng là hãy kiếm những cây thủy sinh để trồng vào bể. Một số cây thủy sinh như: rong mái chèo, rau Mác, rau Dừa, Cần trôi, cỏ năng, cỏ thạch xương bồ,…Khi trồng hãy dùng kẹp y tế để gắn rễ cây xuống lớp sỏi vì trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.
Trong bể bạn hãy đặt thêm bộ lọc nước vào để cung cấp oxi cho cà cuống.
Nếu bạn muốn nuôi với quy mô lớn thì hãy đúc một bể thủy sinh bằng xi măng thật lớn nhé!
3. Thả cà cuống vào bể thủy sinh
Sau khi bạn đã thiết kế xong bể thủy sinh thì hãy để bể 5-7 ngày cho cây thủy sinh bám rễ. Sau đó mới tiến hành thả cà cuống vào bể.
4. Chọn giống
Cà cuống là côn trùng có kích thước rất lớn, cơ thể dẹt hình lá, thân hình dài khoảng 8-12cm, có màu vàng xỉn hoặc nâu đất.
Khi nuôi cà cuống nên chọn những con có 6 chân dài khỏe, phần bụng có màu vàng nhạt và có lông mịn, phía trên lưng có 1 bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.
Nếu là cà cuống đực thì ở dưới ngực ngay gần phía lưng sẽ có 2 ống nhỏ ( hay còn gọi là bọng cà cuống). Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm có màu trắng bên trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nếu là cà cuống cái sẽ không có đặc điểm này.
5. Cách chăm sóc và cho ăn
Cà cuống là loài côn trùng rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật khác như tôm, tép, cá con, dế,..vì vậy mà trong hồ bạn có thể thả thêm cá để làm thức ăn cho cà cuống.
Cà cuống thường sinh sản vào khoảng tháng 5-8 dương lịch. Chúng thường đẻ trứng bao quanh thân cây thành ổ hình trụ. Trứng của chúng có hình bầu dục 3,5mm, màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có tầm 70-150 trứng.
Nguồn nước nuôi phải qua hệ thống lọc và lắng có thể sử dụng nước mưa, thay nước hàng tuần, xả nước củ chừa lại 1/4 lượng nước trong bể. Thả dưới đáy bể một lớp sỏi cát phân hữu cơ sạch để tạo môi trường thuỷ sinh trồng thêm những cây thuỷ sinh rong tảo, thả bèo lục bình vào cọc gổ mục để cà cuống bám vào và đẻ trứng.
Qúa trình phát triển của trứng từ khi nở cho đến khi trưởng thành tầm 40 ngày. Trứng sẽ nở ra ấu trùng, trải qua 5 lần lột xác chúng sẽ phát triển thành con trưởng thành.
Sau khi đẻ xong, cà cuống cái sẽ bám vào cây thủy sinh hoặc bay tà tà trên mặt nước. Con đực sẽ đến quạt khí cho trứng nở. Những con cái khác sẽ tìm đến để ghép đôi cùng với con đực và đẻ trứng, chúng sẽ tìm cách phá hủy trứng của con khác và thay thế bằng trứng của mình. Vì vậy mà bạn hãy tách những con cái chưa đẻ ra một bể khác.
6. Thức ăn cà cuống
Thức ăn cà cuống gồm có côn trùng động vật, cá nhỏ, nhái, dế, cào cào, châu chấu, các loại côn trùng khác. Khi cho ăn phải tách những con nhỏ mới nở sang bể khác cùng kích cở để tránh cà cuống lớn ăn thịt con nhỏ, trên bề mặt bể nuôi phải có nắp đậy bằng lưới lổ nhỏ tránh cà cuống ra ngoài. Cà cuống thu hoạch sau 45 ngày.
7. Sinh sản
Cà cuống thường sinh sản vào tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cm x 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng. Thời gian phát triển trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn, trải qua lột xác 5 lần.
Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ xong cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở. Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Thời gian này con cái luôn phá trứng để có thể thay trứng mới, vậy nên bạn phải chuyển con cái này ra một bể khác.
Trên đây là cách nuôi cà cuống, chúc các bạn thành công!
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật nuôi cà cuống sinh sản tốt tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.