Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm tham quan chùa Việt Nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 từ A – Z tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chùa Việt Nam Quốc Tự đã có tuổi đời hơn 50, trải qua nhiều thăng trầm khi xây dựng. Hiện tại, ngôi chùa đang sở hữu nhiều cái “nhất” tại thành phố hồ Chí Minh gồm: diện tích lớn nhất, tháp bảo cao nhất và nằm trên con đường đẹp nhất.
Chùa Việt Nam Quốc Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn. Ngôi chùa thường xuyên được nhiều du khách tới tham quan bởi lối kiến trúc và trang nghiêm. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về ngôi chùa này.
Giới thiệu chung chùa Việt Nam Quốc Tự
Lịch sử phát triển của chùa
Năm 1964. ngôi chùa được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xây dựng với diện tích hơn 4ha do nhà nước hiến tặng. Khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa tan rã năm 1975 thì ngôi chùa bị chiếm dụng để xây dựng khu vui chơi Kỳ Hòa và nhà hát Hòa Bình.
Hình ảnh lịch sử chùa Việt Nam Quốc Tự
Năm 1988, hòa thượng Từ Nhơn – sư trụ trì của ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự lúc đó đã xin lại quyền sở hữu. Những đến tận năm 1993 thì lá đơn mới được giải quyết, diện tích chùa thu hẹp chỉ còn 3.712m2 và ngôi tháp xây dựng từ năm 1988 vẫn đang dang dở. Sau nhiều lần trùng tu. Đặc biệt vào năm 2014 thì chùa đã được xây mới hoàn toàn với tổng diện tích 11.000m2 bao gồm cả không gian sân vườn xung quanh, lễ khánh thành được tổ chức tháng 11/2017.
Chùa Việt Nam Quốc Tự ở đâu?
Ngôi chùa có địa chỉ tại 244 đường 3/2, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, ngôi chùa được xem là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam nhờ lối xây dựng kiến trúc độc đáo và có vị trí thuộc trung tâm Sài Gòn.
Di chuyển tới ngôi chùa Việt nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 như thế nào?
Taxi VinaSun | 028.38.27.27.27 |
VinaTaxi | 028.38.111.111 |
Taxi Vina | 028.38.111.111 |
Taxi Mai Linh | 028.38.38.38.38 |
Đối với du khách sử dụng phương tiện cá nhân thì có thể gửi xe ngay trong chùa.
Giờ mở cửa: 7 giờ sáng đến 18 giờ.
Khám phá nét đẹp kiến trúc chùa Việt Nam Quốc Tự
Chùa cũng là cơ sở 2 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam – giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân thành phố. Không chỉ là địa trụ tu tập sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của người dân Sài Thành mà chùa còn là địa điểm chụp hình hấp dẫn và khám phá kiến trúc thú vị của nhiều du khách.
Cổng chùa Việt Nam Quốc Tự
Chùa Việt nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 được xây dựng đa phần theo hướng truyền thống cổ xưa của miền Bắc khi có màu sắc vàng làm chủ đạo và có mái ngói màu đỏ nâu. Các công trình kiến trúc của chùa có tổng diện tích hơn 3.700m2 bao gồm cổng Tam Quan, ngôi Chính điện, Tháp bảo 13 tầng, viện Đại học Phương Nam, cô nhi viện Quách Thị Trang và các điện thờ phụng, tượng Phật trong khuôn viên chùa.
Trai Đường chùa Việt Nam Quốc Tự
Hình ảnh chùa Việt Nam Quốc Tự
Công trình kiến trúc chùa có quy mô khá lớn gồm 4 tầng 1 hầm với các chức năng cụ thể như sau:
Vào bên trong chánh điện Việt Nam Quốc Tự, lúc này du khách sẽ bị ấn tượng bởi bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,5m, nặng 35 tấn, đây là pho tượng bằng đồng được đặt trong chánh điện lớn nhất tại Việt Nam.
Hình ảnh gian thờ Việt Nam Quốc Tự
Bảo tháp chùa Việt Nam Quốc Tự
Bảo tháp trước đây được xây dựng một cách dở dang, tuy nhiên từ năm 1993 đến năm 1997 thì đã trùng tu lại. Bảo tháp có 13 tầng, cao 63m mang một ý nghĩa cho tinh thần phụng sự thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia thành lập Giáo hội PGVN Thống nhất và cuộc vận động Phật giáo miền Nam năm 1963. Đặc biệt, đây còn là nơi tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.
Hình ảnh bảo tháp Việt Nam Quốc Tự
Tầng trệt của Tháp Đa Bảo Việt Nam Quốc Tự là ngôi chánh điện với chính giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng có hình dáng đứng trên tòa sen tôn nghiêm.
Ngoài ra, tại khu vực trai đường, du khách có thể thấy được lối cầu thang đi lên 7 tầng lầu của tháp. Bên trong tượng Phật Việt Nam Quốc Tự lần lượt là thờ tượng Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và 30 vị Phật đang thiên định trên đài sen ở bên ngoài. Bốn góc sân tương đương với Tứ Đại Thiên Vương, phía sau là thờ tượng Di Lặc.
Đặc biệt, chùa Việt nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 có đại hồng chung được đúc năm 1963 với 800kg. Bên cạnh Phật điện là phòng phát hành kinh sách Phật giáo. Chùa cũng có khu nhà giảng Phật pháp cho Tăng, Ni, Phật tử vào tối chủ nhật hàng tuần. Chùa có khuôn viên khá rộng, tại đó đặt một số tượng như: Thải tử xuất gia, thái tử Thành đạo, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Chuẩn Đề,..
Lưu ý: Nếu du khách qua tâm tới khóa tu và Lịch khóa tu chùa Việt Nam Quốc Tự được bắt đầu từ 7 giờ và kết thúc vào 16 giờ ngày chủ nhật hàng tháng với các hoạt động như: niệm Phật, nghe Pháp, tụng Kinh, thọ trai, chỉ tịnh, thiền tọa, pháp đàm.
Hình ảnh bảo tháp Việt Nam Quốc Tự về đêm
“Có thể bạn quan tâm! Một số ngôi chùa nổi tiếng khác của Sài thành: chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Hoằng Pháp,…”
Thưởng thức ẩm thực gần Việt Nam Quốc Tự
Bên cạnh thăm quan, du khách cũng có thể trải nghiệm một số quán chay hấp dẫn gần chùa như:
Nhà hàng chay Vajra: Đây là nhà hàng chay đối diện Việt Nam Quốc Tự mang phong cách Phật giáo Tây Tạng. Đối với du khách tới đây đều được trải nghiệm những món ăn đặc trưng của xứ sở này. Tại đây có những món nổi tiếng như nấm nướng Bhutan làm bằng nấm rơm, nướng lên và ủ kín giữ hơi ấm trong giấy bạc. Ngoài ra còn có món cơm sen lá là loại cơm được nấu ủ trong hương lá cẩm tím, đựng trong sen xanh rồi cuối cùng cho ra đĩa để trang trí với những cánh sen hồng.
Hình ảnh nhà hàng chay Vajra
Quán chay Thanh Ái: Quán nằm ngay trên đường Lê Hồng Phong, quán chay gần Việt Nam Quốc Tự (kề bức tường ngăn cách chùa). Quán nhìn từ bên ngoài chỉ là ở trên vỉa hè nhưng lại ở trong hàng ngũ ngon – bổ – rẻ. Quán bán từ sáng đến tối, đầy đủ các món như cơm, lẩu hay bún, hủ tiếu, mỳ,… tùy vào các ngày khác nhau. Cơm ở đây tùy theo du khách lựa chọn, có thể tự chọn như buffet hay ăn thập cẩm đều có giá chỉ từ 20.000VNĐ. Thỉnh thoảng quán lại còn cho nhiều thực khách chuối cuối bữa để tráng miệng.
“Du khách đừng quen ghé thăm một vài điểm đến khám phá thú vị khác của thành phố ở gần đó như: Vạn Hạnh Mall, chợ hoa Hồ Thị Kỷ,…”
Chùa Việt Nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 trải qua nhiều thăng trầm lịch sử để có thể phát triển tới ngày nay, hiện tại chùa đã trở thành trụ sở hội Phật giáo Việt Nam với nhiều hoạt động thú vị. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin du lịch mới nhất! Chúc du khách có chuyến đi vui vẻ và thuận lợi.
Đăng bởi: Uyên Hoàng Bảo
Từ khoá: Kinh nghiệm tham quan chùa Việt Nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 từ A – Z
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm tham quan chùa Việt Nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 từ A – Z tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.