Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm chọn mua máy tính để bàn cũ chi tiết cho người không chuyên tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhu cầu sử dụng máy tính bàn ngày càng tăng cao, hiện nay máy tính bàn cũ được nhiều người dùng quan tâm vì có giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Hãy tham khảo ngay kinh nghiệm mua máy tính để bàn cũ để sở hữu cho mình máy tính chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu nhé!
Kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc máy tính để bàn cũ
Nguồn gốc sản xuất của máy tính để bàn cũ quyết định trực tiếp đến chất lượng thiết bị và nhu cầu sử dụng. Những mẫu máy tính bàn đã qua sử dụng thường có nguồn gốc từ các nơi như sau:
- Thanh lý từ nhiều địa điểm sử dụng như: những quán net, công ty, hàng tồn kho của các cửa hàng, siêu thị, từ cá nhân người dùng thanh lý khi không còn nhu cầu sử dụng,…
- Máy tính bàn trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Nhập khẩu từ các nước trên thế giới.
Chính vì thế, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm trước khi quyết định mua, để đảm bảo máy chạy mượt và tốt nhất.
Lựa chọn cấu hình máy tính bàn
Tùy vào từng thương hiệu, máy tính bàn cũ sẽ được trang bị các cấu hình khác nhau. Bạn hãy dựa vào nhu cầu sử dụng, mục đích công việc hay giải trí để lựa chọn thiết bị phù hợp.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng cao với các ứng dụng, phần mềm nặng thì nên chọn máy tính bàn cũ cấu hình cao để đảm bảo tốc độ xử lý mượt mà, chất lượng hình ảnh rõ ràng và tránh giật lag. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng để chọn mua cấu hình máy thích hợp.
5 lưu ý khi chọn mua máy tính để bàn cũ
Kiểm tra ổ cứng
Để kiểm tra ổ cứng máy tính để bàn cũ, bạn thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn khởi động máy boot vào đĩa CD Hirent Boot.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Hard Disk Tool – MHDD và gõ số tương ứng với HDD hiện trên màn hình.
- Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn F4 2 lần và kiểm tra.
Nếu bạn thấy tốc độ đọc của ổ cứng trên 35.000Kb/s thì nên chọn mẫu máy này, còn dưới 35.000Kb/s thì không nên lựa chọn. Vùng có tốc độ đọc chậm sẽ thấy có màu hồng và xanh, đồng thời bạn quan sát thấy có các điểm đỏ hoặc dấu X là sector lỗi thì không nên mua.
Kiểm tra RAM
Cách kiểm tra RAM đơn giản nhất trên máy tính bàn cũ là bạn hãy mở thật nhiều cửa sổ Windows và ứng dụng. Nếu máy không xuất hiện màn hình xanh hay tự khởi động thì chứng tỏ RAM vẫn xài tốt. Bạn có thể mua ngay máy tính để bàn này.
Kiểm tra CPU
Bộ phận CPU rất ít khi bị hư hại, nếu bạn khởi động máy và thấy màn hình máy tính hoạt động bình thường thì chứng tỏ CPU vẫn còn hoạt động rất tốt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra tốc độ của CPU. Đồng thời, bạn có thể kiểm tra mục Properties của My Computer nhưng phần thông tin này có thể bị chỉnh sửa.
Kiểm tra màn hình máy tính
Bạn kiểm tra màn hình máy tính để bàn cũ bằng cách sử dụng phần mềm Monitor Test để xem màn hình máy có bị mờ, vạch kẻ, nhiều hay rung không. Sau đó, bạn bật các chế độ màu đen, trắng, đỏ và xanh đậm để tiến hành kiểm tra đường kẻ sọc, nhòe màu và điểm chết trên máy.
Kiểm tra loa
Bạn hãy bật âm lượng nhạc hay video trên máy tính bàn ở mức cao nhất, xem có bị rè hay bị mất tiếng không để kiểm tra chất lượng loa. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra một số bộ phận khác của máy tính bàn như: quạt gió, bàn phím, WiFi,… đảm bảo rằng máy hoạt động tốt nhất.
Chế độ bảo hành và đổi trả của máy tính để bàn cũ
Trong quá trình sử dụng máy tính bàn cũ, bạn không thể tránh khỏi tình trạng máy bị hư hỏng giữa chừng và gặp lỗi về kỹ thuật. Chính vì thế, bạn hãy tìm hiểu hoặc hỏi kỹ nhân viên bán hàng về chế độ bảo hành, đổi trả của máy tính để bàn cũ.
Nếu máy gặp lỗi hoặc hư hại lớn khi dùng thì nên có chế độ đổi trả máy khác. Đồng thời, bạn nên thỏa thuận thời gian thích hợp về chế độ bảo hành để yên tâm hơn trong thời gian sử dụng và có những trải nghiệm tốt nhất.
Mua máy tính để bàn cũ ở những địa điểm uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán máy tính để bàn cũ nên bạn hãy tìm hiểu kỹ để chọn những nơi bán hàng uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bạn hãy tham khảo trên các diễn đàn, hội nhóm hoặc nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ.
Với cửa hàng bạn có ý định mua máy tính, bạn nên tìm hiểu kỹ một số thông tin như: quá trình hình thành và phát triển cửa hàng, thời gian hoạt động, phản hồi của khách hàng từng mua sản phẩm ở đây,… để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp lựa chọn được máy tính để bàn cũ chất lượng và phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy để lại bình luận dưới đây nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm chọn mua máy tính để bàn cũ chi tiết cho người không chuyên tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.