Bạn đang xem bài viết Khung xe đạp làm bằng gì? Các loại khung xe đạp phổ biến hiện nay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việc hiểu và lựa chọn được chất liệu của khung xe đạp là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn có được một chiếc xe đạp ưng ý và phù hợp. Bài viết sau đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ mang đến cho bạn những thông tin về khung xe đạp làm bằng gì, cũng như các loại khung xe đạp phổ biến hiện nay. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Khung xe đạp là gì? Đặc điểm cấu tạo và chức năng của khung xe
Khung xe đạp là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe, trên đó bánh xe và các bộ phận khác được lắp vào. Cấu tạo của khung xe đạp bao gồm hai hình tam giác: một hình tam giác chính và một hình tam giác phía sau được ghép nối lại với nhau.
Khung xe đạp được ví như linh hồn của một chiếc xe, nó có chức năng là kết nối và liên kết các chi tiết lại với nhau tạo nên một chiếc xe đạp hoàn chỉnh, tạo hình, tạo dáng khí động học cho một chiếc xe.
Các loại khung xe đạp phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, khung xe đạp được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau, phổ biến như nhôm, thép, tian,… Mỗi chất liệu đều có những đặc điểm nổi bật riêng phù hợp với từng điều kiện sử dụng nhất định. Chất liệu khung xe càng cao cấp thì giá thành càng cao nhưng đổi lại bạn sẽ có được một bộ khung xe vô cùng chất lượng.
Khung xe đạp bằng thép
Trong khoảng mức giá từ 2 đến 3 triệu đa phần là những mẫu xe đạp thể thao giá rẻ với thiết kế khung thép. Trọng lượng của những chiếc xe này thường rơi vào khoảng 18 – 25kg. Đây là dòng xe được rất nhiều bạn học sinh lựa chọn bởi độ bền và sự chắc chắn mà nó mang lại.
Khung xe đạp bằng thép có thể chịu được tải trọng khá lớn. Đây vừa là ưu điểm nhưng cũng lại vừa là nhược điểm của loại khung xe này bởi khung xe có trọng lượng lớn sẽ gây tốn sức cho người sử dụng trong quá trình đạp xe, đồng nghĩa khung xe thép không phù hợp để sử dụng với mục đích luyện tập thể thao chuyên nghiệp.
Ngoài ra, tính chất dễ bị ăn mòn hơn các loại khung khác cũng chính là lý do khiến cho khung thép không được đánh giá cao và lựa chọn cho các dòng xe đạp cao cấp.
Khung xe đạp bằng nhôm
Với ưu điểm là nhẹ, bền, giá thành tương đối rẻ, khung nhôm đang là sự lựa chọn của rất nhiều dòng xe đạp từ thấp cấp đến trung cấp, chiếm hơn 70% thị phần khung xe đạp hiện nay.
Khung nhôm thường có trọng lượng từ 13kg- 15kg cho nên những động tác điều khiển trên xe của người lái được dứt khoát hơn, mạnh mẽ hơn và người dùng có khả năng xử lý nhanh linh hoạt hơn. Có thể tìm thấy đặc điểm này ngay ở những dòng xe đạp địa hình có giá thành thấp.
Tuy nhiên khung nhôm lại có một nhược điểm khá lớn chính là chất liệu này có tính dẻo, nó không cứng như sắt thép chính vì thế thông thường để khắc phục nhược điểm này các nhà sản xuất sẽ sử dụng thiết kế khung xe to bản hơn để mang lại sự chắc chắn cho tổng thể xe đạp.
Khung xe đạp bằng cacbon
Khung xe đạp bằng cacbon thường bắt gặp ở những chiếc xe đạp đua cao cấp. Để có thể đạt tốc độ cao và khí động học, những chiếc khung được ghép lại từ rất nhiều tấm cacbon có trọng lượng siêu nhẹ và siêu bền. Cacbon không phải là vật liệu tự nhiên như nhôm và thép mà được dán lại từ các sợi Cacbon tổng hợp.
Các dòng xe được làm từ khung cacbon thường cho khả năng di chuyển nhanh hơn gấp nhiều lần so với các khung xe bằng thép hay nhôm. Người lái xe sẽ cảm nhận được sự di chuyển rõ ràng hơn và thích hợp với những ai đam mê tốc độ hay muốn rèn luyện thể thao chuyên nghiệp.
Ngoài hạn chế về giá thành đắt đỏ, khung xe cacbon còn có một nhược điểm khá lớn đó chính là khi bị xước hoặc hư hại rất khó để sửa chữa. Bên cạnh đó, khung carbon cũng khá giòn vì thế mà người ta không bao giờ dùng carbon để chế tạo khung của xe đạp địa hình vì dòng xe này thường được sử dụng trong điều kiện khá khắc nghiệt.
Khung xe đạp bằng titan
Với hàng loạt các tính năng ưu việt đã được kiểm chứng, Titan được rất nhiều các hãng xe đạp đánh giá rất cao, đây được xem là vật liệu tốt nhất để chế tạo nên khung xe đạp hiện nay. Chất liệu này thường được sử dụng cho các dòng xe thể thao cao cấp, nó tích hợp những đặc tính ưu việt nhẹ của nhôm và linh hoạt của Carbon.
Bên cạnh đó,, Titan còn là một chất chống ăn mòn rất tốt. Điều này giúp cho những chiếc xe khung titan trở thành xe có tuổi thọ lâu nhất trong tất cả các loại khung xe đạp. Việc sử dụng xe được làm từ khung titan có duy trì tuổi thọ xe thể lên đến từ 10 đến 20 năm.
Nhược điểm lớn nhất của khung Titan là giá thành của nó quá cao, để sở hữu được 1 chiếc xe có khung này bạn phải bỏ ra tầm trên 80 triệu. Thường được sở hữu bởi các vận động viên đua xe chuyên nghiệp đỉnh cao hoặc một số dân chơi chính hiệu.
Tiêu chí so sánh |
Khung xe đạp bằng thép |
Khung xe đạp bằng nhôm |
Khung xe đạp bằng cacbon |
Khung xe đạp bằng titan |
Trọng lượng |
Có trọng lượng lớn khoảng 18 – 25kg (có loại lên đến 100kg tùy từng loại xe). |
Có trọng lượng nhẹ khoảng từ 13kg- 15kg (tùy từng dòng xe đạp). |
Trọng lượng siêu nhẹ, từ 8 – 12kg (tùy từng loại xe). |
Trọng lượng nhẹ khoảng từ 7kg (tùy từng dòng xe). |
Nhận biết mối hàn |
Có mối hàn nhỏ. |
Mối hàn có hình vảy cá, vết hàn to bằng ngón tay út. |
Khung không có mối hàn, mối hàn liền khối. |
Có mối hàn nhỏ. |
Độ bền |
Khung có tính bền bỉ, khả năng chịu lực tốt, đặc biệt dễ uốn trở lại khi gặp biến dạng. Khung thép dễ bị ăn mòn và gỉ sét so với khung khác. |
Đồ bền của khung nhôm cao, có tính dẻo và hạn chế hoen gỉ dưới tác động môi trường. |
Khung cacbon siêu bền, chịu lực tốt. |
Độ bền cao, chống ăn mòn rất tốt, chống hoen gỉ và biến dạng. Có tuổi thọ lâu nhất so với các loại . |
Giá cả |
Giá thành rẻ khoảng từ 1,8 triệu đến 5 triệu. |
Giá thành tương đối rẻ khoảng từ 3,5 triệu đến 9,7 triệu. |
Giá thành đắt khoảng từ 50 triệu trở lên. |
Giá thành rất đắt có thể lên đến 80 triệu. |
Các yếu tố cần quan tâm khi chọn mua khung xe đạp
Mục đích sử dụng
Yếu đầu tiên mà bạn nhất định phải quan tâm khi lựa chọn khung xe đạp chính là bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của mình bởi chỉ khi bạn nắm rõ mục đích sử dụng là gì thì bạn mới có thể lựa chọn được một chiếc khung xe có chất liệu phù hợp để mang lại những trải nghiệm hoàn hảo nhất.
Nếu như ưu tiên hàng đầu của bạn là một chiếc xe đạp để đua thể thao, bạn cần nó phải thật nhẹ để đạt được vận tốc cao, hẳn nhiên việc chọn khung xe bằng vật liệu nhẹ phải là ưu tiên của bạn. Ngược lại, nếu bạn cần một chiếc xe đạp với dáng vẻ khỏe khoắn để có thể chở thêm đồ đạc như lều, balo và quần áo cho những chuyến đi dài thì độ bền và độ tải của xe phải là ưu tiên hàng đầu.
Chọn size khung phù hợp
Tùy từng chiều cao và độ tuổi của từng người mà chọn size khung cho phù hợp, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết cách chọn:
Chiều cao (cm) | Độ tuổi | Đối tượng | Size khung MTB | Size khung ROAD |
85-110 | 2-5 |
Trẻ em |
– | – |
85-100 | 2-4 | – | – | |
95-110 | 3-5 | – | – | |
110-120 | 5-7 | Học sinh cấp 1 | – | – |
120-135 | 7-9 | – | – | |
135-145 | 9-11 | Học sinh cấp 2, người lớn có chiều cao thấp hơn 1m45 | – | |
145-155 | 11+ | Học sinh cấp 3, sinh viên, người lớn | 15.5 | 46/48 |
155-165 | – | 15.5/17 | 48/50 | |
165-175 | – | 15.5/17 | 50/52 | |
180+ | – | Người có chiều cao vượt quá | 17/19 | 52/54 |
Điều kiện môi trường sử dụng xe đạp
Đây là yếu tố cũng không kém phần quan trọng để giúp bạn lựa chọn được khung xe đạp thích hợp. Điều kiện môi trường như nắng, gió, độ ẩm,… sẽ tác động rất lớn đến tuổi thọ của một chiếc xe đạp, chính vì thế bạn cần hiểu rõ về đặc tính của môi trường mình muốn đạp xe và lựa chọn chất liệu khung cho phù hợp nhé!
Chẳng hạn, nếu bạn phải thường xuyên đạp xe trong môi trường khí hậu có độ ẩm cao, gần biển, khả năng bị oxy hoá rất cao, thì chất liệu thép tuy cứng và bền nhưng theo thời gian sẽ rất dễ bị gỉ sét nếu không bảo dưỡng kịp thời, chất liệu nhôm hoặc cacbon hay titan sẽ phù hợp hơn với bạn trong trường hợp này.
Trọng lượng khung xe
Tất nhiên rồi, nếu bạn không muốn chiếc xe đạp của mình bị cong vẹo vì chịu tải trọng quá lớn khi bạn đèo theo quá nhiều đồ hay chở 2 đến 3 người thì bạn cần nên cân nhắc và lựa chọn vật liệu khung xe cho phù hợp.
Mỗi loại chất liệu đều có khả năng tải khác nhau, nhưng có một yếu tố bạn cần lưu ý đó là khung khoẻ thường tỷ lệ thuận với trọng lượng, như vậy không thể đòi hỏi một chiếc khung nhẹ mà khả năng tải nặng tốt được.
Thời gian sử dụng
Tất cả mọi loại chất liệu đều có thời hạn sử dụng tiêu chuẩn của nó, có loại thời hạn ngắn và có loại rất lâu. Với thép, rất bền và ổn định nhưng dễ bị oxy hoá nếu không bảo dưỡng đúng cách, nhôm thì tránh được một phần oxi hoá nhưng thời gian sử dụng cũng không được lâu như thép, còn với carbon thì thời hạn sử dụng sẽ không lâu như titan, thép và nhôm.
Giá thành sản phẩm
Mỗi chất liệu đều có giá thành đắt rẻ khác nhau, tùy theo khả năng tài chính mà bạn cân nhắc chọn cho mình chất liệu phù hợp, trong đó có thể nói Titan và Carbon là 2 dòng chất liệu đắt nhất, sau đến nhôm và thép.
Trên đây là bài viết về khung xe đạp làm bằng gì? Các loại khung xe đạp phổ biến hiện nay. Nếu bạn đam mê về xe đạp, muốn biết thêm thông tin nào khác thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khung xe đạp làm bằng gì? Các loại khung xe đạp phổ biến hiện nay tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.