Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 162, 163, 164, 165 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải KHTN 9 Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 162, 163, 164, 165.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 37 Chương XI: Di truyền học Mendel, cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
I. Quy luật phân ly
Hoạt động trang 162: Quan sát kết quả thí nghiệm ở Bảng 37.1, nhận xét về kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1, F2.
Trả lời:
Quan sát Bảng 37.1 cho thấy các phép lai đều là lai một tính trạng, P thuần chủng về tính trạng đem lai nên:
– F1 đều đồng tính (chỉ xuất hiện một loại kiểu hình của bố hoặc của mẹ).
– F2 đều phân tính với tỉ lệ 3 : 1.
Do P thuần chủng, F1 đồng tính về 1 trong 2 tính trạng của bố hoặc của mẹ nên tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng đến F2 mới xuất hiện là tính trạng lặn.
Hoạt động trang 163: Dựa vào giải thích và quan sát Hình 37.1, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Giải thích vì sao F1 hình thành được hai loại giao tử; F2 thu được bốn tổ hợp giao tử với kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
2. Phát biểu nội dung quy luật phân li.
Trả lời:
1. – F1 hình thành được hai loại giao tử vì: Cơ thể F1 chứa 2 nhân tố di truyền (2 allele) khác nhau (một của bố, một của mẹ), khi giảm phân hình thành giao tử có sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền này về 2 cực của tế bào nên đã hình thành được hai loại giao tử (một loại giao tử chứa nhân tố di truyền này, một loại giao tử chứa nhân tố di truyền còn lại).
– F2 thu được bốn tổ hợp giao tử với kiểu hình 3 trội : 1 lặn vì:
+ Khi cơ thể F1 mang 2 allele khác nhau giảm phân tạo giao tử, các allele này đã phân li đồng đều và đi về các giao tử nên 50% số giao tử chứa allele này, còn 50% giao tử chứa allele kia.
+ Sự tổ hợp tự do và ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh đã thu được F2 bốn tổ hợp giao tử với kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
2. Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp allele) quy định. Khi giảm phân hình thành giao tử, các allele trong cặp phân li đồng đều về các giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một allele của cặp
II. Quy luật phân ly độc lập
Câu hỏi trang 164: Dựa vào kết quả thí nghiệm, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình chung của cả hai tính trạng và tỉ lệ các loại kiểu hình riêng của từng tính trạng ở F2.
2. Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình riêng của từng tính trạng ở F2, cho biết sự di truyền tính trạng màu hạt có phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng dạng hạt không. Giải thích.
Trả lời:
Dựa vào kết quả thí nghiệm:
1.
– Tỉ lệ các loại kiểu hình chung của cả hai tính trạng ở F2 là 9 hạt vàng, vỏ trơn : 3 hạt vàng, vỏ nhăn : 3 hạt xanh, vỏ trơn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn.
– Tỉ lệ các loại kiểu hình riêng của từng tính trạng ở F2:
+ Về màu hạt có 3 hạt vàng : 1 hạt trơn.
+ Về dạng hạt có 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.
2. Khi xét riêng sự di truyền của từng tính trạng (màu hạt, dạng hạt), tỉ lệ kiểu hình của mỗi tính trạng là 3 : 1, vẫn đúng với quy luật phân li. Do đó, sự di truyền của mỗi tính trạng tuân theo quy luật phân li, di truyền độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
Câu hỏi trang 165: Dựa vào giải thích thí nghiệm và quan sát Hình 37.3, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Giải thích vì sao F1 giảm phân cho bốn loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau và F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1.
2. Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.
Trả lời:
1. F1 giảm phân cho bốn loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau và F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1 vì:
– Mỗi tính trạng do một cặp allele quy định, trong quá trình hình thành giao tử, cặp allele này phân li độc lập với cặp allele khác nên đã hình thành các giao tử có tỉ lệ bằng nhau.
– Sự tổ hợp tự do, ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái khi thụ tinh đã thu được ở F2 16 kiểu tổ hợp với tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1.
2. Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp allele) quy định các tính trạng khác nhau. Trong quá trình hình thành giao tử, cặp allele này phân li độc lập với cặp allele khác.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 162, 163, 164, 165 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.