Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 35: Khái quát về di truyền học Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 150, 151 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập KHTN 9 Bài 35: Khái quát về di truyền học giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 150, 151.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 35 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 35 – Chủ đề 11: Di truyền cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 35 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Đọc thông tin và quan sát Hình 35.1, hãy phát biểu khái niệm di truyền, biến dị.
Trả lời:
– Khái niệm di truyền: Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền.
– Khái niệm biến dị: Một số đặc điểm của con cái không giống với bố, mẹ của chúng được gọi là biến dị.
Câu 2
Đọc thông tin và quan sát Hình 35.2, hãy cho biết gene là gì.
Trả lời:
Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó.
Câu 3
Nêu vị trí của gene trong di truyền học.
Trả lời:
– Vị trí của gene trong di truyền học: Gene được xem là trung tâm của di truyền học.
– Giải thích: Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể. Thông qua quá trình sinh sản, hệ gene của mỗi cá thể được thừa hưởng cả bên bố và bên mẹ. Vì vậy, con sinh ra có những đặc điểm giống nhau và giống bố mẹ. Bên cạnh đó, sự tổ hợp các gene qua quá trình sinh sản hoặc sự thay đổi trình tự nucleotide trên hệ gene sẽ tạo nên tính biến dị của sinh vật. Di truyền học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị của sinh vật, do đó, gene là trung tâm của di truyền học.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 35 – Vận dụng
Một người trồng hoa lan sau nhiều năm nghiên cứu đã có ý định tạo ra một giống hoa lan có kiểu hoa vừa mang đặc điểm của cây mẹ lại vừa mang đặc điểm mới. Theo em, ý định này của người trồng hoa là có cơ sở không? Tại sao?
Trả lời:
Ý định này của người trồng hoa là có cơ sở vì: Các đặc điểm của sinh vật nói riêng và của cây hoa lan nói riêng là do gene quy định. Mà trong quá trình di truyền, gene có khả năng truyền lại các đặc điểm của bố, mẹ cho con cái giúp giống hoa lan có kiểu hoa mang đặc điểm của cây mẹ; đồng thời gene cũng có thể tạo ra các biến dị, các biến dị này có thể di truyền cho thế hệ sau giúp giống hoa lan có kiểu hoa mang đặc điểm mới.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 35: Khái quát về di truyền học Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 150, 151 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.