Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất, thuyết trình một vấn đề khoa học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 1 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 – Mở đầu cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Hãy cho biết những dụng cụ ở hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực nào trong Khoa học tự nhiên 9?
Lời giải:
Tiêu bản nhiễm sắc thể người: lĩnh vực sinh học
Lăng kính, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ: lĩnh vực vật lý
Câu 2
Trong số các hợp chất được chỉ ra ở hình 1.2, em hãy cho biết những hóa chất nào thường gặp trong tự nhiên, những hóa chất nào thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo.
Lời giải:
– Hóa chất thường gặp trong tự nhiên: đá vôi, vôi sống
– Hóa chất thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo: glucose, sarcharose.
Câu 3
Cấu trúc 1 báo cáo khoa học thường gồm những phần nào?
Lời giải:
Cấu trúc 1 báo cáo khoa học thường gồm:
– Tiêu đề
– Mục tiêu
– Giả thuyết khoa học
– Thiết bị và vật liệt
– Phương pháp thực hiện
– Kết quả và thảo luận
– Kết luận
Câu 4
Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học xây dựng nhằm mục đích gì?
Lời giải:
Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học xây dựng nhằm mục đích đưa ra những dự đoán ban đầu cho vấn đề nghiên cứu.
Câu 5
Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa gì trong bài báo cáo khoa học?
Lời giải:
Mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa trình bày những kết quả đạt được trong bài báo cáo khoa học và gợi ý những vấn đề cần tìm hiểu khác.
Câu 6
Vì sao phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Lời giải:
Phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ đạt được mục tiêu nghiên cứu vì bài báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học nên phải trình bày đầy đủ kết quả đạt được và kề luận gì sau quá trình làm báo cáo.
Câu 7
Em cần chuẩn bị gì để thuyết trình một vấn đề khoa học.
Lời giải:
Cần chuẩn bị kĩ bài thuyết trình một cách ngắn gọn, phản ánh đầy đủ thông tin những điểm chính trong bài báo cáo.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 – Luyện tập
Em hãy viết một báo cáo khoa học tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.
Trả lời:
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Học sinh lớp: 9…. Trường: ………
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất như thế nào?
2. Giả thuyết nghiên cứu: Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
3. Kế hoạch thực hiện
3.1. Chuẩn bị
a) Thiết bị, dụng cụ
Cân tiểu li, thìa thuỷ tinh, panh kẹp, ống hút nhỏ giọt, 2 ống nghiệm, giá để ống nghiệm.
b) Hoá chất
Đá vôi dạng bột, đá vôi dạng viên, dung dịch HCl.
3.2. Các bước tiến hành
Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẩu đá vôi có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2, sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 mL dung dịch HCl có cùng nồng độ.
Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi:
1. So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.
2. Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn.
4. Kết quả triển khai kế hoạch
1. Trong cùng một khoảng thời gian, có thể quan sát thấy ở ống nghiệm 1 đá vôi tan nhanh hơn, bọt khí thoát ra mạnh hơn, phản ứng kết thúc sớm hơn.
2. Tốc độ của phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 1 nhanh hơn tốc độ phản ứng trong ống nghiệm 2 là do diện tích bề mặt tiếp xúc với dung dịch HCl của bột đá vôi lớn hơn của mẩu đá vôi.
5. Kết luận
Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ hơn thì tổng diện tích bề mặt sẽ tăng lên. Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.