Bạn đang xem bài viết Khối R22 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xã hội càng phát triển đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục cũng được nâng cao. Thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào khả năng tính toán hay viết lách như trước kia thì càng ngày càng có nhiều tài năng thiên phú được khai thác và chú trọng. Điều này thể hiện rõ ràng qua việc liên tục mở rộng các khối thi, đặc biệt là khối R. Do đó, điều này đã giúp những tâm hồn yêu nghệ thuật có thể theo đuổi đúng với đam mê và sở thích cá nhân của mình. Trong đó, khối R22 là khối rất được các bạn trẻ yêu mến báo chí quan tâm. Vậy thì, khối R22 gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển bằng khối này? Hãy cùng ReviewEdu giải đáp những thắc mắc trên.
Khối R22 là gì? Gồm những môn nào?
Khối R22 là một tổ hợp mới, được mở rộng từ khối R truyền thống. Khối thi này là một trong những khối năng khiếu, sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học, học viện trên toàn quốc hiện nay.
Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp R22 bao gồm 3 môn thi tuyển khác nhau: Chứng chỉ tiếng Anh quy đổi điểm – Ngữ văn – Toán.
Trong đó, chứng chỉ tiếng Anh quy đổi điểm là một trong các chứng chỉ sau: chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP và TOEFL iBT (do tổ chức Educational Testing Service cấp) và chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Development Program cấp)
STT | Mức điểm chứng chỉ tiếng Anh | Điểm quy đổi để
xét tuyển sinh |
||
TOEFL iTP | TOEFL iBT | IELTS | ||
1 | 475 – 499 | 53 – 60 | 4.5 | 7,0 |
2 | 500 – 524 | 61 – 68 | 5.0 | 8,0 |
3 | 525 – 549 | 69 – 76 | 5.5 | 9,0 |
4 | ≥ 550 | ≥ 77 | ≥ 6.0 | 10,0 |
Khối R22 xét tuyển ngành nào?
Mã ngành | Ngành | Chuyên ngành |
7310101 | Kinh tế | Quản lý Kinh tế |
Kinh tế và Quản lý | ||
7310201 | Chính trị học | Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa |
Chính trị phát triển | ||
Tư tưởng Hồ Chí Minh | ||
Văn hóa phát triển | ||
Chính sách công | ||
Truyền thông chính sách | ||
7310205 | Quản lý Nhà nước | Quản lý xã hội |
Quản lý hành chính nhà nước | ||
7320101 | Báo chí | Báo in |
Ảnh báo chí | ||
Báo phát thanh | ||
Báo truyền hình | ||
Quay phim truyền hình | ||
Báo mạng điện tử | ||
7310206 | Quan hệ quốc tế | Thông tin đối ngoại |
Quan hệ chính trị và Truyền thông Quốc tế | ||
Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu – CLC | ||
7320108 | Quan hệ công chúng | Quan hệ công chúng chuyên nghiệp |
Truyền thông Marketing – CLC | ||
7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
7320107 | Truyền thông quốc tế | |
7320110 | Quảng cáo | |
7229001 | Triết học | |
7229008 | Chủ nghĩa Khoa học xã hội | |
7310102 | Kinh tế chính trị | |
7310202 | Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước | |
7310301 | Xã hội học | |
7320104 | Truyền thông đa phương tiện | |
7320105 | Truyền thông đại chúng | |
7760101 | Công tác xã hội | |
7320401 | Xuất bản | Biên tập xuất bản |
Xuất bản điện tử |
Trường nào xét tuyển khối R22?
Tại Việt Nam, khối R22 chỉ đang được đào tạo tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Đây là một trong những trường hàng đầu tại Việt Nam chuyên đào tạo các ngành báo chí cùng các lĩnh vực liên quan. Thí sinh có thể theo dõi thông tin trên trang tuyển sinh của trường để có thêm thông tin chi tiết về ngành học, học phí, điểm chuẩn,…
Bí kíp ôn thi khối R22 đạt điểm cao
Đối với môn Ngữ văn
Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước
Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.
Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm
Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng.
Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man
Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.
Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài
Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận.
Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý
Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.
Đối với môn Toán
Tăng thời gian tự học
Cần dành nhiều thời gian hơn vào việc tự học ở nhà sau khi được thầy có hướng dẫn phương pháp trên lớp, các em có thể làm theo hai bước dưới đây:
Bước 1: Với những kiến thức cơ bản nên học trong sách giáo khoa và bổ sung qua internet.
Bước 2: Làm thật nhiều bài tập liên quan đến phần kiến thức đã học từ mức độ dễ đến khó.
Môn Toán cần nhiều sự biến đổi, với câu hỏi ở mức vận dụng, đọc qua có thể chưa có ngay phương pháp làm nhưng qua vài bước biến đổi thì có thể tìm được đáp án.
Nắm vững kiến thức nền cơ bản, không chủ quan với phần thi lý thuyết:
- Đặc điểm của môn thi trắc nghiệm là hay cái bẫy những câu hỏi lý thuyết. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ giúp các em có thể đạt được kết quả cao.
- Muốn được điểm cao hơn thì đầu tiên bạn làm chắc chắn các câu hỏi ở mức 6, 7 điểm.
Rèn luyện kỹ năng tinh nhanh
Môn Toán thi trắc nghiệm có 50 câu trong thời gian là 90 phút. Như vậy, trung bình có khoảng 18 phút để đọc đề bài, làm bài và tô đáp án cho mỗi câu hỏi.
Trong quá trình ôn luyện, các bạn cần thường xuyên tìm các hướng làm nhanh, rèn luyện tính nhẩm, tính nhanh và chính xác. Có thể kết hợp cùng việc bấm giờ để kiểm tra tốc độ làm bài của mình và rèn luyện kĩ năng như thi thật. – Các bạn cần học cách sử dụng thông thạo máy tính, các mẹo làm được trên máy tính từ bạn bè cũng như tham khảo qua mạng.
Tích cực luyện đề: Luyện đề thi là điều vô cùng cần thiết cho việc ôn thi Đại học, nó sẽ giúp bạn tìm ra ưu điểm, khuyết điểm và từ đó tìm cách khắc phục, hồng phần kiến thức nào thì trau dồi lại phần kiến thức đó đó, sau đó rút ra kinh nghiệm từ những câu làm sai và bổ sung thêm kiến thức từ những câu chưa có hướng làm.
Học khối R22 có dễ xin việc không?
Ngành Kinh tế
Học kinh tế sẽ mang đến cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhu cầu tuyển dụng Cử nhân ngành kinh tế luôn luôn cao. Chính bởi vì những kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong ngành kinh tế có thể dễ dàng chuyển đổi sang lĩnh vực khác mà người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành này cũng có rất nhiều lựa chọn khác nhau sau khi ra trường.
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ra trường có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và với đa dạng các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường.
- Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu.
- Nhà hoạch định tài chính.
- Kế toán.
- Nhà nghiên cứu kinh tế.
- Cố vấn tài chính.
- Nhà đầu tư.
- Nhân viên bảo hiểm.
- Làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Ngành Chính trị học
Ngành chính trị học là một chuyên ngành rộng. Mỗi sinh viên đều sẽ được trang bị những nền tảng vững chắc về xã hội trước khi tốt nghiệp, đặc biệt là với các vấn đề về pháp luật. Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Chính trị học, các cử nhân sẽ thắc mắc xem ngành chính trị học ra làm gì, dưới đây là câu trả lời cho bạn:
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tư vấn cho các cấp lãnh đạo của Nhà nước.
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoặc tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội.
- Trực tiếp tham gia lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước và tại một số tổ chức có yếu tố nước ngoài.
- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lỹ luận chính trị.
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương.
- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc trở thành nghiên cứu sinh trong các trường chính trị ở Trung ương và địa phương.
- Giảng dạy Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (nếu cần tích lũy thêm tín chỉ sư phạm dạy nghề)
- Làm công tác chính trị – tư tưởng tại các cơ quan thuộc khối Đảng, khối văn xã cấp tỉnh, huyện
Ngành Quản lý Nhà nước
Sau khi có bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý nhà nước đồng nghĩa với việc bạn có những kiến thức và kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn để đi vào thực tế công việc. Dưới đây là danh sách các việc làm quản lý nhà nước phổ biến, hãy cùng theo dõi nhé:
- Công chức, viên chức: Với ngành Quản lý nhà nước bạn có thể tham gia công việc công chức, viên chức nhà nước. Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn bạn có thể thi tuyển tại các cơ quan chính quyền nhà nước, ban ngành ở các cấp từ trung ương, địa phương.
- Nhân viên quản lý hành chính: Bạn cũng có thể làm những nhân viên quản lý hành chính tại các cơ quan nhà nước hay cơ quan tư nhân. Đây là vị trí được nhiều người lựa chọn bởi bạn có thể áp dụng kiến thức quản lý đối với phòng, nhóm hay doanh nghiệp.
- Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp: Đây là công việc mà hầu hết bạn nào học ngành quản lý nhà nước cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn muốn trở thành một nhà cố vấn hành chính thì đây cũng là công việc được nhiều người đánh giá là có khả năng phát triển tốt và học hỏi được rất nhiều.
- Cán bộ hành chính văn phòng: Hầu hết doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước nào cũng cần đến cán bộ hành chính. Vì thế việc làm cho ngành quản lý nhà nước là rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn nhiều công việc theo sở thích của bản thân. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trở thành các chuyên viên văn phòng hay thư ký tổng hợp, cán bộ văn thư… rất nhiều những chức danh và công việc phù hợp với nhu cầu cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của từng đối tượng.
Ngành Báo chí
Trong thời gian hiện nay và các năm tới, ngành báo chí được nhận định là ngành hot, mức lương cao, dễ xin việc.
Việt Nam hiện đang có một đài truyền hình quốc gia và 63 đài phát thanh truyền hình của các tỉnh. Bên cạnh đó có nhiều tờ báo mạng, trang thông tin điện tử, nhiều các công ty truyền thông, kinh doanh sản phẩm… tất cả đều cần đến nhân viên để thực hiện các nghiệp vụ báo chí nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngành báo chí lớn.
Đặc biệt hơn nữa trong thời điểm công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, ngành báo chí truyền thông sẽ càng khẳng định được vị trí trong xã hội hiện nay. Chính vì thế mà các sinh viên theo học ngành Báo có nhiều hơn nữa cơ hội việc làm trong tương lai. Thu thập tin tức, phân tích sự kiện, phóng viên, biên tập viên, phóng viên bản tin, bình luận viên, người dẫn chương trình (MC), quay phim, đạo diễn truyền hình… đều là những ngành nghề mà các cử nhân ngành Báo chí có thể chọn lựa để phù hợp hơn với năng lực bản thân.
Ngành Quan hệ Quốc tế
Cơ hội việc làm của ngành quan hệ quốc tế là rất cao. Do đặc thù đào tạo của ngành, giúp cho sinh viên có nền kiến thức sâu rộng và vốn ngoại ngữ cao. Vì vậy sinh viên học quan hệ quốc tế không chỉ có khả năng làm công việc ngoại giao mà còn làm được các công việc liên quan đến truyền thông và tư vấn chính trị.
Hiện có rất nhiều vấn đề đang nổi cộm làm nâng cao vai trò của ngành quan hệ quốc tế. Các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc. Những người làm việc trong ngành quan hệ quốc tế có vai trò phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của vấn đề và đưa ra cách giải quyết. Vì vậy đội ngũ nhân sự cần đông để đáp ứng được số lượng công việc.
Ngoài ra các bạn sinh viên quan hệ quốc tế có thể làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số bộ phận và vị trí phù hợp như nghiên cứu văn hóa thị trường đa quốc gia, đối ngoại, gặp mặt đối tác… Như vậy cơ hội việc làm cho ngành quan hệ quốc tế là rất cao.
Ngành Quan hệ công chúng
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn nhưng cũng gặp những khó khăn trong việc đánh giá, phân biệt sản phẩm tốt trên thị trường. Vì thế, các sản phẩm, các doanh nghiệp đã có tiếng hoặc đang trong quá trình xây dựng thương hiệu đều cần đội ngũ nhân sự ngành PR.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Quan hệ công chúng sẽ tiếp tục rộng mở. Các bạn trẻ hoàn toàn lạc quan với tương lai ngành nghề mình đã quyết tâm lựa chọn theo đuổi.
Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:
- Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ,…tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi Chính phủ….
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông,…
- Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
- Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
Ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành ngôn ngữ Anh luôn được các bạn trẻ coi trọng và không ngừng đam mê theo đuổi bởi dù thời thế có thay đổi thì ngôn ngữ này cũng sẽ giúp bạn có chỗ đứng vững chắc trong bất cứ ngành nghề nào.
Sinh viên Ngôn ngữ Anh sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Biên – Phiên dịch viên: Hiện nay, các công ty nước ngoài đầu tư và xây dựng nhiều trụ sở tại Việt Nam nên các bạn trẻ theo học ngôn ngữ Anh sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho mình. Việc bất đồng ngôn ngữ đòi hỏi các công ty nước ngoài tuyển dụng phiên dịch hay biên dịch để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên phiên dịch tiếng Anh hoặc biên dịch tài liệu tại các công ty, cơ quan ngoại giao, báo chí, truyền thông,…
- Giáo viên, Giảng viên: Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, bạn có thể ứng tuyển làm giáo viên tiếng Anh tại các trường học hoặc trung tâm tiếng Anh trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn có thể học thêm bằng thạc sĩ chuyên ngành của mình để ứng tuyển làm giảng viên tại các trường đại học.
- Hướng dẫn viên du lịch: Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch quốc tế là lựa chọn lý tưởng cho những ai theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh. Với công việc này, bạn sẽ có cơ hội để thể hiện khả năng ngoại ngữ của mình cũng như vốn kiến thức phong phú để giới thiệu cho du khách về những địa danh quốc tế nổi tiếng, từ đó kỹ năng giao tiếp cũng được cải thiện đáng kể.
- Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện: Là chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các công ty nước ngoài, bạn phải sử dụng thành thạo tiếng Anh để quảng bá thương hiệu được tốt nhất. Vì vậy, khi tuyển dụng vị trí này, các công ty luôn chú trọng ứng viên giỏi tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng nghe – nói.
- Trợ lý, thư ký: Những công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển trợ lý, thư ký có kỹ năng ngoại ngữ tốt để hỗ trợ lãnh đạo xử lý các công việc, hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Đặc biệt là trong việc tạo mối quan hệ với đối tác kinh doanh, thỏa thuận ký kết hợp đồng với công ty quốc tế.
Ngành Truyền thông quốc tế
Ngành Truyền thông quốc tế rộng lớn với hàng ngàn lựa chọn cả thị trường trong nước và quốc tế. Với kiến thức cùng kỹ năng ngành học cộng thêm kiến thức liên quan (như luật, luật quốc tế, kinh tế quốc tế,…) cùng khả năng ngoại ngữ, sinh viên ngành Truyền thông quốc tế có cơ hội việc làm như:
- Đảm nhiệm vị trí Truyền thông, đối ngoại, trao đổi hợp tác văn hóa,… của các cơ quan trung ương, Bộ, ngành,…
- Làm phóng viên, biên tập viên, bình luận viên tạo các đài truyền hình, tổ chức Truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế,…
- Công tác tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác nhau có hợp tác quốc tế, liên doanh hoặc hợp tác nước ngoài tại Việt Nam.
- Học chuyên sâu, nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Truyền thông quốc tế tại Việt Nam hoặc các quốc gia khác trên thế giới.
- Chuyên viên Truyền thông, quản lý, giám đốc Truyền thông,… tại các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế, liên kết quốc tế.
Ngành Quảng cáo
Cùng với sự mở rộng của thị trường Việt Nam, ngành Quảng cáo nước ta đang ngày càng phát triển, đa dạng với các hình thức. Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, nước ta hiện có khoảng 6000 doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo, đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực có trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo cao. Vì thế, bạn có thể tìm kiếm rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân đối với ngành này.
Một số vị trí việc làm phổ biến của sinh viên ngành quảng cáo truyền thông:
- Chuyên viên quảng cáo, có khả năng đưa ra những ý tưởng, viết những khẩu hiệu quảng cáo độc đáo
- Thiết kế quảng cáo, tìm ra cách thể hiện ấn tượng nhất cho các ý tưởng của một chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
- Nhân viên Marketing
- Chuyên viên chạy ads trên các nền tảng mạng xã hội và Google
Ngành Triết học
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Triết học phía trên. Công việc ngành Triết học bao gồm:
- Giảng dạy bộ môn Triết học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, hay giảng dạy chuyên ngành ngữ văn.
- Ngành Triết học tạo cơ hội cho bạn có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu về triết học, cố vấn về tôn giáo cho Đảng, Nhà nước về đường lối phát triển đất nước dân ở các trường THPT, THCS. Hoặc bạn cũng có thể mở lớp dạy thêm chuyên ngành Triết học tại nhà.
- Biên tập viên: làm việc tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông, biên tập các chuyên mục về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hay giáo dục tại các báo ngành.
- Nghiên cứu, biên dịch: làm việc trong ngành xuất bản, phát hành sách, tranh, truyện, văn thơ…
- Tham gia viết văn, thơ tại các diễn đàn thơ văn, hội nhà văn, nhà thơ, viết bình văn, sách, truyện…
- Hành chính văn phòng: với những kỹ năng học được trong nhà trường, bạn có thể đảm nhận công việc phân tích, thương lượng, đàm phán, lên kế hoạch hoạt động hay soạn thảo hợp đồng, văn bản cho công ty, doanh nghiệp.
- Trợ lý pháp lý, thư ký cho các công ty chuyên về luật.
Ngành Chủ nghĩa Khoa học xã hội
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Giảng viên chuyên ngành học và các môn liên quan tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề;
- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chính trị, triết học hay các cơ quan nghiên cứu triết học;
- Biên tập viên tại các cơ quan phát hành sách, tòa soạn báo,…;
- Nhân viên hành chính văn phòng làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài,…;
- Cán bộ làm công tác quản lý tại các cơ quan Đảng từ cấp trung ương tới địa phương;
- Nhà viết sách, bình văn, thơ tại các diễn đàn lớn.
Ngành Kinh tế chính trị
Cơ hội việc làm ngành Kinh tế chính trị hiện nay rất đa dạng. Cụ thể là sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc sau đây:
- Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo;
- Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, hội nghề nghiệp…
- Giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung cấp và trường chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện;
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
Đối với ngành XDĐ&CQNN, sinh viên cần không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân, đáp ứng nhu cầu về tuyển dụng việc làm sau khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể công tác tại các vị trí sau:
- Giáo viên môn GDCD tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Giảng viên chuyên ngành
- Chuyên viên tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước
- Chuyên viên tham mưu, tư vấn trong các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
- Chuyên viên tại các văn phòng Đảng – Đoàn của các doanh nghiệp và tổ chức liên quan
Ngành Xã hội học
Sau 4 năm học tập, sinh viên ngành Xã hội học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có đủ khả năng thực hiện các công việc chuyên môn. Sinh viên ngành Xã hội học sau khi ra trường có thể làm ở các vị trí công việc khác nhau như:
- Trở thành biên tập viên; phóng viên; chuyên viên tổ chức sự kiện.
- Thực hiện nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Nghiên cứu thị trường; Điều tra dư luận xã hội.
- Người điều hành các tổ chức dân sự, chịu trách nhiệm quản lý các dự án đầu tư xã hội, v.v.
- Chuyên viên tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (lao động, dân số, văn hóa, giáo dục, v.v), cơ quan đoàn thể, v.v.
- Điều phối viên và chuyên viên tại các quỹ phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; chuyên viên công tác xã hội và phát triển cộng đồng.
- Giảng viên tại các cơ sở giáo dục, giảng dạy và đào tạo các môn học thuộc lĩnh vực xã hội học.
Ngành Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện là xu hướng tiếp thị của mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban truyền thông ngày càng nhiều. Sinh viên học truyền thông đa phương tiện dễ dàng tìm được việc làm và có mức thu nhập ổn định sau khi ra trường. Không chỉ là làm việc trong nước, ngoài ra các bạn sinh viên ngành này còn có thể làm việc trong môi trường quốc tế, giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài. Các vị trí công việc hấp dẫn có thể đảm nhiệm như:
- Phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình tại đài truyền hình/CT truyền thông.
- Chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện.
- Chuyên viên sản xuất video, quản lý mạng xã hội.
- Giám đốc sáng tạo, giám đốc sản xuất chương trình.
Ngành Truyền thông đại chúng
Với ưu thế thị trường đa dạng và nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, cơ hội việc làm của các bạn tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Bạn có thể làm việc tại các Toà soạn, Đài phát thanh,… hay các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực liên quan, bao gồm cả phạm vi trong nước và quốc tế.
Một vài công việc cụ thể là:
- Chuyên viên phát triển ứng dụng truyền thông;
- Đảm nhận các dự án hợp tác và liên kết truyền thông;
- Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông ở các vị trí: Content, SEO, Photographer, Editor, Designer,…;
- Xây dựng kế hoạch, thiết kế, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm tại các cơ quan truyền thông đại chúng;
- Chuyên viên tổ chức sự kiện truyền thông, chương trình quảng cáo tại các công ty làm việc trong lĩnh vực truyền thông đại chúng;
- Giảng viên đào tạo các bộ môn liên quan đến lĩnh vực ngành truyền thông đại chúng.
Ngành Công tác xã hội
Cơ hội việc làm ngành Công tác xác hội hiện nay rất đa dạng. Cụ thể là các bạn có thể lựa chọn làm những công việc như:
- Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
- Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…
- Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
- Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
- Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
- Nhà quản trị công tác xã hội: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Quản lí các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
- Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.
- Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển.
Ngành Xuất bản
Ngành xuất bản hiện nay có tiềm năng phát triển lớn. Được coi là một trong những ngành mang đậm chất sáng tạo, các công việc trong ngành xuất bản thường rất đa dạng. Bên cạnh đó, ngành xuất bản mang tính cạnh tranh và khá sôi động đòi hỏi người theo ngành xuất bản phải nắm bắt kịp thị hiếu người đọc. Dưới đây là một số công việc sau khi ra trường bạn có thể làm:
- Biên tập viên: Biên tập viên là người chịu trách nhiệm tiếp nhận, chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo mà tác giả gửi tới. Bên cạnh đó, biên tập viên còn là người đưa ra ý tưởng, mời cộng tác. Sau khi bản thảo đã được thông qua và chấp nhận. Biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung để đưa qua giai đoạn xuất bản
- Hoạ sĩ xuất bản: Hoạ sĩ xuất bản là công việc yêu cầu người theo ngành xuất bản phải kéo tay, có khả năng nghệ thuật. Đây là mắt xích quan trọng trong việc thiết kế, trình bày bố cục và trang bìa của các sản phẩm
- Kỹ thuật viên chế bản: Công việc này dành cho những bạn vừa có đam mê sách và có khả năng về đồ hoạ. Nhiệm vụ của Kỹ thuật viên chế bản là sắp xếp, trình bày bố cục của bản thảo, bìa sách, trang sách thông qua các chương trình, phần mềm chế bản chuyên nghiệp
- Người sửa bài: Nhiệm vụ công việc của người sửa bài là phụ trách sửa lỗi chính tả, cấu trúc câu văn trong bản thảo
- Người phụ trách, quản lý in ấn: Để xuất bản ra một cuốn sách không thể thiếu công việc in ấn. Người làm công việc này phụ trách công việc quản lý, theo dõi hoạt động in ấn trong quá trình xuất bản. Họ chịu trách nhiệm kiểm tra về số lượng, chất lượng in ấn của sản phẩm, xúc tiến bộ phận in để kịp thời gian giao hàng cho các nơi đặt.
- Nhân viên phát hành: Nhân viên phát hành chịu trách nhiệm nhận sách từ nhà in, giới thiệu sách và phân phối tới các cửa hàng, nhà sách và đọc giả
Review khối R22
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn phần nào giải thích những thắc mắc được nêu ra ở đầu bài viết về Khối R22. Reviewedu mong những thông tin này có thể giúp bạn định hướng được khối thi, trường đào tạo và ngành học cho bản thân mình để từ đó có thể tiếp tục xây dựng tương lai vững chắc và thành công.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khối R22 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/khoi-r22-la-gi-gom-nhung-mon-nao-xet-nganh-nao-truong-nao