I-ốt (Iodine) chiếm lượng rất nhỏ trong cơ thể người, tập trung phần lớn ở tuyến giáp. I-ốt cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, ngừa bướu cổ, sự phát triển não bộ của thai nhi. Chất này có nhiều trong muối I-ốt, hải sản, cá biển, rong và tảo bẹ, trứng, ngũ cốc,…
I-ốt đối với sức khỏe
Đối với người lớn
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, I-ốt giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể. Thiếu I-ốt dẫn đến tình trạng thân nhiệt giảm, cảm thấy người lạnh trong khi nhiệt độ ngoài trời vẫn cao.
I-ốt hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng, năng lượng, điều phối oxy cho các tế bào, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tuyến giáp không được bổ sung đầy đủ I-ốt sẽ phình to lên, phần cổ người bệnh trương to, gọi là bướu cổ. Ngoài ra, I-ốt còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Đối với phụ nữ mang thai
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, I-ốt ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi nhất là trong giai đoạn thai từ 3 đến 5 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai cần khoảng 200 mcg I-ốt/ngày.
Thiếu hụt I-ốt gây chậm phát triển não của thai nhi, trẻ sinh ra có thể bị đần độn, thiểu năng trí tuệ.
Mẹ bầu dễ bị sảy thai, sinh non, tiền sản giật, chảy máu nhiều khi sinh, thai chết non…do khả năng tuyến giáp suy yếu khi không bổ sung đầy đủ I-ốt.
Đối với trẻ em
Trẻ đang trong thời kỳ phát triển não bộ nếu thiếu I-ốt dễ dẫn đến trí tuệ kém phát triển. Thiếu I-ốt kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ và không khắc phục được.
I-ốt còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển xương, giới tính của trẻ. Trẻ thiếu I-ốt khiến cơ thể kém phát triển cả về thể trạng và sinh lý khi trong giai đoạn dậy thì.
Nhu cầu I-ốt mỗi ngày của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi.
– Trẻ từ 0 đến 6 tháng cần 40 mcg.
– Trẻ từ 7 đến 12 tháng cần 50 mcg.
– Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 70 mcg.
– Trẻ từ 4 đến 9 tuổi cần 120 mcg.
– Trẻ từ 10 đến 13 cần 140 mcg.
– Và trẻ từ 14 tuổi trở lên cần 150 mcg.
Thừa I-ốt có gây hại không?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, lượng I-ốt thừa sẽ được cơ thể thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Nhưng thừa quá nhiều I-ốt, cơ thể không kịp đào thải sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.
Các căn bệnh dễ mắc phải khi thừa I-ốt là hội chứng cường giáp, u tuyến độc giáp hay viêm tuyến giáp.
Ăn gì để bổ sung I-ốt
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, các thực phẩm chứa nhiều I-ốt nên được sử dụng là các loại hải sản, cá biển, rong và tảo bẹ, trứng, ngũ cốc…
Muối I-ốt được khuyến khích sử dụng để bổ sung I-ốt vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, dùng muối I-ốt quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
Với trẻ em, nguồn cung cấp I-ốt tốt nhất cho bé là từ sữa mẹ và sữa công thức. Sữa công thức cung cấp lượng I-ốt cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Nhất là trong giai đoạn cơ thể trẻ cần I-ốt nhất.
Những lưu ý khi bổ sung I-ốt
Bổ sung đủ lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể, không thừa cũng không thiếu. Phụ nữ mang thai và trẻ em là hai đối tượng cần được bổ sung I-ốt nhiều nhất.
Những người bệnh thận, tim không nên bổ sung nhiều muối I-ốt. Đối với người mắc bệnh tăng cường tuyến giáp, bổ sung I-ốt sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Sử dụng muối I-ốt để bổ sung I-ốt cho cơ thể nên lưu ý. Việc ăn mặn lâu dần cũng sẽ khiến cơ thể mắc các bệnh không mong muốn như thận, cao huyết áp.
Trẻ em được khuyến khích nên bổ sung I-ốt bằng thực phẩm thiên nhiên và sữa.
Nguồn tham khảo: Theo Báo Sức khỏe và Đời sống,
Bạn sẽ quan tâm:
>> Chất GOS là gì? Vai trò của GOS đối với sức khoẻ
>> Phốt pho là gì?
>> Khoáng chất Natri hay Sodium là gì?
I-ốt có vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người. Hãy đến Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn chọn mua các loại thực phẩm an toàn, để bổ sung I-ốt tốt nhất cho bản thân và người thân yêu nhé!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn