Bạn đang xem bài viết Khoa học lớp 5 Bài 13: Sự sinh sản của thực vật có hoa Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 47, 48, 49, 50 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Khoa học lớp 5 Bài 13: Sự sinh sản của thực vật có hoa giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 47, 48, 49, 50.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 13 Chủ đề 3: Thực vật và động vật. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 13 – Luyện tập, thực hành
Luyện tập, thực hành trang 48
Em tập làm nhà khoa học
- Sưu tầm một số hoa, quan sát, chỉ và nói đâu là nhị, đâu là nhuỵ, các bộ phận của nhị và nhuỵ.
- Phân loại các hoa đã sưu tầm được thành hai nhóm hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Vẽ sơ đồ và ghi chú tên các bộ phận của một hoa mà em quan sát được.
Trả lời:
– Một số hoa: Hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu, hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa bí đao, hoa mướp …
– Phân loại:
- Hoa đơn tính: hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa cây bí đao, hoa mướp.
- Hoa lưỡng tính: Hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu.
– Hoa lưỡng tính:
– Hoa đơn tính:
Luyện tập, thực hành trang 50
Cùng bạn đặt câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa.
Trả lời:
Đặt câu hỏi:
– Thụ phấn diễn ra như thế nào?
– Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
– Làm thế nào để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
– Bộ phận nào của hoa tạo thành quả và hạt?
Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 13 – Vận dụng
Đố em: Khi trồng dưa lưới, người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhuỵ của hoa cái như hình 12. Giải thích vì sao phải làm như vậy.
Trả lời:
Vì hoa của cây dưa lưới là hoa đơn tính vì vậy người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhuỵ của hoa cái để:
+ Trong một số trường hợp, hoa dưa lưới có thể không được thụ phấn một cách hiệu quả tự nhiên. Việc thụ phấn nhân tạo giúp đảm bảo rằng một lượng đủ phấn hoa được chuyển từ hoa đực sang hoa cái, tăng khả năng thành công của quá trình thụ phấn.
+ Thụ phấn nhân tạo có thể giúp tạo ra quả dưa lưới có chất lượng tốt hơn. Khi một lượng lớn phấn hoa được chuyển đến nhuỵ của hoa cái, khả năng thụ tinh trứng phôi sẽ tăng, tạo ra quả lớn và đều hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khoa học lớp 5 Bài 13: Sự sinh sản của thực vật có hoa Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 47, 48, 49, 50 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.