Bạn đang xem bài viết Khám phá cột cờ Hà Nội – Tọa độ du lịch nổi tiếng của thủ đô tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cột cờ Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô. Mỗi năm, nơi này thu hút hàng triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Vậy địa danh này có gì đặc biệt? chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
1. Giới thiệu đôi nét về cột cờ Hà Nội
Hình ảnh cột cờ Hà Nội xuất hiện rất nhiều trong đời sống và văn hóa của người Việt Nam. Đối với những người đam mê du lịch, đây còn là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Cột cờ là công trình lịch sử thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long với quy mô xây dựng hoành tráng. Đối với người Hà Nội, đây chính là biểu tượng quan trọng còn đối với lịch sự thì đây chính là chứng tích chứng kiến sự kiên cường, bất khuất của cha ông ta trong giai đoạn chống Pháp cứu nước, giành non sông độc lập.
Cột cờ Hà Nội được xây năm nào là thắc mắc của không ít du khách. Theo sử sách ghi lại, Kỳ đài được khởi công xây dựng từ thế kỉ 19 trên nền đất cũ của thành Tam Môn đời nhà Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên khi bạn đến với quần thể di tích nổi tiếng này.
Hiện tại, cột cờ đang nằm trong khuôn viên của bảo tàng Lịch sử Quân Đội trên đường Điện Biên Phủ, đối diện vườn hoa Lê Nin.
1.1. Cột cờ Hà Nội xây dựng năm nào?
Cột cờ Hà Nội được xây dựng thời vua nào? Kỳ đại được xây dưới triều vua Gia Long từ năm 1805. Thời gian xây dựng trong vòng 7 năm và chính thức hoàn thiện vào năm 1823.
Nếu đứng trên cột cờ, bạn có thể nhìn được toàn cảnh một vùng rộng lớn ra tận ngoài thành Thăng Long.
1.2. Ý nghĩa của cột cờ Hà Nội
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng cột cờ Hà Nội vẫn đứng vững, hiên ngang, không bị phá hủy và trở thành đài quan sát, liên lạc với các khu vực xung quanh của Pháp.
Sau khi cách mạng tháng 8 diễn ra thành công, quốc kỳ Việt Nam đã tung bay lần đầu tiên trên kỳ đài. Ngày 10/10/1954, toàn thể cư dân thành phố Hà Nội chứng kiến giây phút thiêng liêng của Lễ thượng cờ tại Kỳ đài. Hình ảnh cột cờ Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho nền độc lập, tự do của Việt Nam. Năm 1989, cột cờ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Không chỉ vậy, hình ảnh cột cờ còn được in trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ phát hành đầu tiên. Có thể thấy rằng, đây chính là biểu tượng quan trọng đối với người Hà Nội nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội nằm ở quận nào? Vị trí của Kỳ đài nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình. Điểm du lịch tọa lạc ngay khu vực trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi để du khách có thể đến check in và tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố.
Một vài phương tiện và gợi ý cách di chuyển đến cột cờ Hà Nội du khách có thể tham khảo như:
3. Giá vé tham quan
Du khách có thể đến tham quan cột cờ Hà Nội mỗi ngày trong khung giờ từ 9h đến 17h. Giá vé vào cửa tham quan ở di tích này là 20.000đ/người.
4. Hành trình khám phá cột cờ Hà Nội có gì đặc biệt?
Đến tham quan cột cờ Hà Nội, du khách sẽ được tìm hiểu về một công trình lịch sử hoành tráng, biết thêm về một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc. Đây chắc chắn là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng muốn được trải nghiệm một lần.
4.1. Kiến trúc cột cờ có gì đặc biệt?
Vị trí của cột cờ nằm ngay khu vực đầu tiên khi bạn vào quần thể Hoàng thành Thăng Long. Quy mô xây dựng của kỳ đài lớn nhất trong tất cả các công trình có trong khu du lịch này.
Kiến trúc của cột cờ có 3 tầng cao và một cột cờ ở phần đỉnh. Tầng 1 có kiến trúc hình chóp vuông cụt với chiều dài mỗi cạnh là lần lượt là 42,5m và 3,2m. Hai bên tầng 1 sẽ có hai cầu thang xây bằng gạch, dẫn lên tầng 2.
Tầng 2 của cột cờ Hà Nội có hình chóp vuông cụt với chiều dành mỗi cạnh là 27, và cao 3,7m. Khu vực này có thêm 4 cửa ở bốn khu vực khác nhau. Cửa Đông đề 2 chữ “Nghênh Húc” nghĩa là đón nhận ánh sáng, cửa Tây đề 2 chữ “Hồi Quang” nghĩa ánh sáng phản chiếu, cửa nam đề 2 chữ “Hương Minh” nghĩa hướng về ánh sáng và cửa Bắc không có đề chữ. Việc đề chữ ở mỗi chữ vào của cột cờ sẽ giúp binh lính dễ dàng xác định phương hướng hơn trong giai đoạn lúc bấy giờ.
Tầng 3 của cột cờ có chiều dài cạnh 12,8m, cao 5,1m và có bố trí một cửa đi vào ở hướng Bắc. Bên trong tầng 3 sẽ bố trí một cầu thang 54 bậc với chiều rộng vừa cho 1 người đi.
Cầu thang bên trong cột cờ Hà Nội được xây hình xoắn ốc dẫn lên phần đỉnh. Xung quanh có 39 lỗ tạo hình dẻ quạt để lấy ánh sáng chiếu từ bên ngoài vào.
Đỉnh cột cờ sẽ có có kiến trúc như một chiếc lầu bát giác khi nhìn từ phía xa. Giữa lầu có một hình trụ tròn, bên trên có nơi để cắm cán cờ. Góc chân cột cắm cờ được chần hình quả trám để có thể chống chọi lại với thời gian và thời tiết.
Du khách đến tham quan cột cờ có thể di chuyển lên phần đỉnh để quan sát các công trình xung quanh di tích như lầu Công Chúa, Đoan Môn, Cửa Bắc, Hướng Nam: không gian mở với nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội.
4.2 Ý nghĩa hình ảnh lá cờ đỏ trên nóc
Hình ảnh lá cờ bay phấp phới trên kỳ đài chính là niềm tự hào, là biểu tượng của người dân Hà Nội. Ngày trước, lá cờ trên cột cờ chỉ được kéo lên trong các dịp lễ Tết. Sau khi được công nhận là di sản lịch sự thì lá cờ luôn tung bay trên nóc cột cờ Hà Nội.
Lá cờ có diện tích 24m2 và may từ chất vải phi bóng, may 3 đường chỉ. Lá cờ sẽ được kiểm tra thường xuyên, khi cờ bạc mà hoặc bị rách thì sẽ được thay thế ngay để giữ gìn biểu tượng thiêng liêng.
4.3. Các địa điểm tham quan gần cột cờ Hà Nội
Du khách đến tham quan cột cờ Hà Nội có thể kết hợp đi check in tại một số địa điểm gần đó như:
4.3.1 Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long nằm cách cột cờ khoảng 600m và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Kiến trúc của Hoàng thành đã trải qua nhiều đời vua cai trị, là trung tâm quyền lực, đa dạng về các tầng di tích với chiều dài lịch sự từ thế kỉ 13 đến nay.
4.3.2. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là bảo tàng đầu tiên của hệ thống bảo tàng quân đội. Hiện tại, nơi đây đang lưu giữ khoảng 150 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, quân đội trong các cuộc kháng chiến từ thời vua Hùng đến thời chủ tịch Hồ Chí Minh.
4.3.3. Công viên Lê Nin
Một địa điểm du lịch khác rất gần với cột cờ Hà Nội để bạn đến check in chính là công viên Lê Nin. Công trình này được xây dựng để tưởng nhớ Lê Nin – người có công sức giúp bác Hồ có động lực ra đi tìm đường cứu nước, giành lại tự do và độc lập dan tộc.
Biểu tượng của công viên chính là tượng Lê Nin cao 5,2m, được làm từ đồng và đặt trên bệ đá cao 2,7m.
4.3.3. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhắc đến các địa điểm du lịch gần cột cờ Hà Nội, nổi tiếng trong và ngoài nước không thể không nhắc đến Lăng Bác. Đây là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Du khách đến tham quan Lăng Bác còn có cơ hội chiêm ngưỡng các công trình đặc biệt khác như ao cá, khu nhà sàn…
5. Lưu ý khi đi tham quan cột cờ Hà Nội
Khi đến tham quan cột cờ Hà Nội, du khách nên chú ý đến một số vấn đề như:
6. Các hình ảnh check-in của du khách tại cột cờ Hà Nội
Du khách sau khi tham quan cột cờ Hà Nội thì có thể chụp ảnh check in để làm kỉ niệm về chuyến đi đến địa danh này. Dưới đây là một khoảnh khắc sống ảo của du khách khi đến tham quan địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng của thủ đô ngàn năm văn hiến mà kenhhomestay.com đã tổng hợp lại để bạn có thể tham khảo.
Cột cờ Hà Nội là điểm du lịch hấp dẫn mang đến nhiều trải nghiệm mà bạn không nên bỏ qua. Nếu có cơ hội đến Thủ đô, kenhhomestay.com hy vọng bạn có thể ghé đến điểm tham quan nổi tiếng đang rất hút khách này.
Đăng bởi: Hoàng Huyên Lâm Ngọc
Từ khoá: Khám phá cột cờ Hà Nội – Tọa độ du lịch nổi tiếng của thủ đô
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khám phá cột cờ Hà Nội – Tọa độ du lịch nổi tiếng của thủ đô tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.