Bạn đang xem bài viết Kế hoạch giáo dục môn Tin học 9 năm 2023 – 2024 KHGD Tin học lớp 9 (Phụ lục I, III Công văn 5512) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế hoạch giáo dục môn Tin học 9 năm 2023 – 2024 do giáo viên thiết kế bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.
Kế hoạch giáo dục môn Tin học 9 chính là phụ lục I, II, III theo Công văn 5512 do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp giáo viên nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn phê duyệt phù hợp với địa phương.
Phụ lục I: Khung kế hoạch dạy học của Tổ chuyên môn
KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Công văn số 5512 /BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG: THCS …………. TỔ: Công nghệ – Tin học. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TIN HỌC
(Năm học 20…- 20…)
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT ngày 20/7/2022 Quy định về đánh giá học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông;
Căn cứ Thông tư 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
Căn cứ Thông tư 26/2022/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ công văn số 2379 /SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ngáy 31 tháng 8 năm học 2022 về hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học đầu năm học 2022 – 2023;
Căn cứ công văn số 2380 /SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ngáy 31 tháng 8 năm học 2022 về hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2022-2023,
Căn cứ Công văn số 4040/BGDĐT- GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học cơ sở môn công nghệ thay thế CV3280/BGDĐT-GDTrH.
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục năm học 2022-2023 của trường THCS ………….,
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục năm học của Tổ Công Nghệ – Tin Học,
Nay nhóm giáo viên Tin học xây dựng kế hoạch dạy học môn tin học năm học 2022-2023 cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
– Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường.
– Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh.
– Được BGH tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tự học tập nâng cao trình độ; nhất là chương trình bồi dưỡng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 6; dạy học lớp 9 theo Chương trình GDPT 2018.
– Đa số giáo viên trong tổ được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hè, tập huấn soạn kế hoạch dạy học lớp 9 theo Thông tư 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020.
– Tất cả giáo viên đều có kĩ năng vận dụng công nghệ vào trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Đặc biệt giáo viên trẻ năng động, sáng tạo trong giảng dạy.
– Tinh thần quyết tâm thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên. Luôn tìm những vướng mắc để tháo gỡ và vượt qua các trở ngại của sự đổi mới.
2. Khó khăn:
– Trong tình hình bối cảnh dịch Covid – 19 đồng thời cũng là giai đoạn cải cách chương trình lớp 6 nên khó áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất vào dạy học trực tuyến.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trực tuyến còn thiếu.
– Việc dạy học trực tuyến của giáo viên trên các phần mềm còn lúng túng ở phần kiểm tra đánh giá học sinh theo năng lực và phẩm chất.
– Vấn đề sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học còn hạn chế do yếu tố thời gian, ảnh hưởng lớn đến vấn để đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với đổi mới soạn kế hoạch bài dạy, ra ma trận đề kiểm tra, dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề…
………………………………………………………………………………………………….
3. Số lớp:
……………………………………………………………………………………………..
4. Tình hình đội ngũ:
………………………………………………………………………………………….
5.Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT |
Thiết bị dạy học |
Số lượng |
Các bài thí nghiệm/thực hành |
Ghi chú |
Môn Tin học 9 |
||||
1 |
Máy vi tính kết nối Internet |
45 bộ |
Dành cho các tiết học dạy thực hành, thi kiểm tra … |
|
2 |
Loa trợ giảng |
01 bộ |
Cho hoạt động dạy và học như các cuộc thi trực tuyến :Học sinh với pháp luật, em yêu Tổ Quốc,… và khảo sát ngoại ngữ, pisa ,… |
6. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT |
Tên phòng |
Số lượng |
Phạm vi và nội dung sử dụng |
Ghi chú |
1 |
Phòng máy vi tính |
1 |
Áp dụng cho tiết dạy thực hành và các cuộc thi trên máy tính. |
II. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
Cả năm:70 Tiết
Trong đó: Học kỳ 1: 18 tuần (36 tiết), Học kỳ 2: 17 tuần (34 tiết)
STT |
Bài học (1) |
Số tiết (2) |
Yêu cầu cần đạt (3) |
1 |
Chương 1. Mạng máy tính và Internet Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính |
2 |
– Biết được sự cần thiết phải kết nối các máy tính thành mạng để trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên máy tính. – Biết các thành phần cơ bản của mạng máy tính. – Có được một số hiểu biết ban đầu về một số loại mạng máy tính: mạng có dây, mạng không dây, LAN, WAN. – Biết vai trò khác nhau của máy chủ và máy trạm trong mạng máy tính theo mô hình khách – chủ. |
2 |
Bài 2. Mạng thông tin toàn cầu Internet |
2 |
– Biết được khái niệm Internet là một mạng kết nối các mạng máy tính khác nhau trên thế giới. – Biết một số dịch vụ cơ bản của Internet và lợi ích của chúng. – Biết làm thế nào để một máy tính kết nối vào Internet. |
3 |
Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet |
2 |
– Biết Internet là một kho dữ liệu khổng lồ từ hàng triệu máy chủ thông tin trên toàn thế giới. – Biết các khái niệm hệ thống WWW, trang web và website, địa chỉ trang web và địa chỉ website. – Biết trình duyệt là công cụ được sử dụng để truy cập web. – Biết có thể sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên Internet. |
4 |
Bài thực hành 1. Sử dụng trình duyệt để truy cập Web |
2 |
– Làm quen với một số chức năng của trình duyệt Cốc Cốc. – Truy cập được một số trang web bằng trình duyệt Cốc Cốc để đọc thông tin và duyệt các trang web thông qua các liên kết. |
5 |
Bài thực hành 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet |
2 |
– Tìm kiếm được thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm thông tin bằng từ khoá. – Biết cách tìm kiếm với Google. |
6 |
Bài 4. Tìm hiểu thư điện tử |
2 |
– Biết khái niệm thư điện tử và quy trình hoạt động của hệ thống thư điện tử. – Biết các khả năng và các bước cần thực hiện để sử dụng thư điện tử. |
7 |
Bài thực hành 3. Sử dụng thư điện tử |
2 |
– Thực hiện được việc đăng kí hộp thư điện tử miễn phí. – Biết mở hộp thư điện tử đã đăng kí, đọc, soạn và gửi thư điện tử. |
8 |
Ôn tập chương 1 |
1 |
– Ôn tập củng cố kiến thức chương 1. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra. |
9 |
Kiểm tra 1 tiết |
1 |
– Kiểm tra đánh giá những kiến thức, kỹ năng trong nội dung Mạng máy tính |
10 |
Chương 2. Một số vấn đề xã hội của tin học Bài 5. Bảo vệ thông tin máy tính |
2 |
– Biết các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính và sự cần thiết phải bảo vệ thông tin máy tính. – Biết khái niệm virus máy tính và tác hại của virus máy tính. – Biết các con đường lây lan của virus máy tính và nguyên tắc phòng ngừa. |
11 |
Bài thực hành 4. Sao lưu dự phòng và quét virus |
2 |
– Thực hiện được thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường. – Thực hiện quét virus máy tính bằng phần mềm diệt virus. |
12 |
Bài 6. Tin học và xã hội |
2 |
– Nhận thức được tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội. – Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. – Biết được sự phát triển các ứng dụng của CNTT, Internet, các hệ thống thông minh và tự động hoá cũng như vạn vật kết nối Internet (IoT) là những yếu tố quan trọng dẫn tới sự hình thành và phát triển CMCN 4.0. – Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng. |
13 |
Ôn tập chương 2 |
1 |
– Ôn tập củng cố kiến thức chương 2. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra. |
14 |
Kiểm tra 1 tiết |
1 |
– Kiểm tra đánh giá những kiến thức, kỹ năng trong nội dung chương 2 |
15 |
Chương 3. Phần mềm trình chiếu Bài 7. Phần mềm trình chiếu |
2 |
– Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ trình bày hiệu quả nhất. – Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung. – Biết khởi động phần mềm trình chiếu PowerPoint và một số thành phần chính trên cửa sổ của PowerPoint. – Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả. |
16 |
Bài 8. Bài trình chiếu |
2 |
– Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần nội dung có thể có của một trang chiếu. – Biết được các kiểu bố trí nội dung khác nhau trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu bố trí, cũng như tác dụng của chúng. – Nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu PowerPoint. – Biết nhập nội dung văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu. |
17 |
Bài thực hành 5. Bài trình chiếu đầu tiên của em |
2 |
– Khởi động và kết thúc PowerPoint, nhận biết màn hình làm việc của PowerPoint. – Tạo thêm được trang chiếu mới, nhập được nội dung văn bản trên trang chiếu và hiển thị bài trình chiếu trong các chế độ trình chiếu khác nhau. – Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản. |
18 |
Bài 9. Định dạng trang chiếu |
2 |
– Biết vai trò của màu nền trang chiếu và cách tạo màu nền cho các trang chiếu. – Biết một số khả năng định dạng văn bản trên trang chiếu. – Biết tác dụng của mẫu định dạng và cách áp dụng cho bài trình chiếu. – Biết được các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu. |
19 |
Bài thực hành 6. Thêm màu sắc và định dạng trang chiếu |
2 |
– Tạo được màu nền cho các trang chiếu. – Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản trên trang chiếu. – Áp dụng được các mẫu định dạng cho các trang chiếu và cả bài trình chiếu. |
20 |
Ôn tập học kỳ 1 |
1 |
– Ôn tập củng cố kiến thức học trong học kỳ 1. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra HK1. |
21 |
Kiểm tra học kỳ 1 |
2 |
– Kiểm tra, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đạt được trong HK1. |
22 |
Bài 10. Thêm hình ảnh vào trang chiếu |
2 |
– Biết được vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu và cách chèn các đối tượng đó vào trang chiếu. – Biết được một số thao tác cơ bản để xử lí các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí, kích thước, thay đổi vị trí lớp chứa đối tượng. – Biết làm việc với bài trình chiếu trong chế độ sắp xếp và thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển trang chiếu. |
23 |
Bài thực hành 7. Trình bày thông tin bằng hình ảnh |
2 |
– Chèn được hình ảnh vào các trang chiếu và thực hiện được một số thao tác xử lí hình ảnh. |
24 |
Bài 11. Tạo hiệu ứng động |
2 |
– Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động. – Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu. – Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí. |
25 |
Bài thực hành 8. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động |
3 |
– Tạo được các hiệu ứng động cho các trang chiếu. |
26 |
Bài thực hành 9. Thực hành tổng hợp |
4 |
– Ôn luyện kiến thức, kĩ năng đã học. |
27 |
Ôn tập chương 3 |
1 |
– Ôn tập củng cố kiến thức chương 3. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra. |
28 |
Kiểm tra 1 tiết. |
1 |
– Kiểm tra đánh giá những kiến thức, kỹ năng nội dung chương 3 |
29 |
Chương 4. Đa phương tiện Bài 12. Thông tin đa phương tiện |
2 |
– Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện. – Biết các thành phần của đa phương tiện. – Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống. |
30 |
Bài 13. Phần mềm ghi âm và xử lý âm thanh Audacity |
2 |
– Biết nguyên tắc chính tạo ra các tệp âm thanh. – Biết sử dụng phần mềm để tạo ra một sản phẩm âm thanh hoàn chỉnh bằng phần mềm Audacity. |
31 |
Bài thực hành 10. Tạo sản phẩm âm thanh bằng Audacity |
3 |
– Làm quen với phần mềm xử lí âm thanh Audacity. – Tạo được một vài sản phẩm âm thanh hoàn chỉnh bằng Audacity |
32 |
Ôn tập |
1 |
– Ôn tập củng cố kiến thức, kỹ năng trong chương 4. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra. |
33 |
Kiểm tra 1 tiết |
1 |
– Kiểm tra đánh giá những kiến thức, kỹ năng nội dung chương 4. |
34 |
Bài 14. Thiết kế phim bằng phần mềm Movie maker |
2 |
– Biết nguyên tắc và cấu trúc một tệp video (phim) hoàn chỉnh. – Biết sử dụng phần mềm để kiến tạo một dự án phim hoàn chỉnh. |
35 |
Bài thực hành 11. Tạo Vídeo ngắn bằng Movie maker |
4 |
– Làm quen với giao diện phần mềm Movie Maker. – Tạo được sản phẩm video đơn giản, hoàn chỉnh bằng phần mềm Movie Maker |
36 |
Ôn tập học kỳ 2 |
1 |
– Ôn tập củng cố kiến thức, kỹ năng học trong học kỳ 2. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra HK2. |
37 |
Kiểm tra học kỳ 2 |
2 |
– Kiểm tra, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đạt được trong HK2, cả năm. |
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Môn Tin học 9.
Bài kiểm tra, đánh giá |
Thời gian |
Thời điểm |
Yêu cầu cần đạt |
Hình thức |
Giữa Học kỳ 1 |
45 Phút |
01/11/2022 – 06/11/2022 |
Kiểm tra các yêu cầu cần đạt của các bài học từ số thứ tự 1 đến 5 |
Tự luận |
Cuối Học kỳ 1 |
45 Phút |
03/01/2023-08/01/2023 |
Kiểm tra các yêu cầu cần đạt của các bài học từ số thứ tự 1 đến 8 |
Tự luận |
Giữa Học kỳ 2 |
45 Phút |
14/3/2023-18/3/2023 |
Kiểm tra các yêu cầu cần đạt của các bài học từ số thứ tự 9 đến 14 |
Thực hành |
Cuối Học kỳ 2 |
45 Phút |
02/5/2023-07/5/2023 |
Kiểm tra các yêu cầu cần đạt của các bài học từ số thứ tự 9 đến 17 |
Tự luận |
(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
3. Tổ chức dạy học qua internet
(Thực hiện ở phần phụ lục đính kèm các kế hoạch giáo dục của nhóm bộ môn)
– Giáo viên tổ thực hiện dạy học trên internet bằng phần mềm zoom, google meet, sử dụng phần mềm Shub classroom trong việc thực hiện khảo sát thông tin, kiểm tra đánh giá học sinh.
– Nhóm bộ môn sẽ sinh hoạt vào chiều thứ ba hàng tuần để nêu những thuận lợi, khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy trực tuyến và đưa ra những giải pháp để thực hiện công việc có hiệu quả hơn.
III. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn:
Tham quan ngoại khóa cùng với kế hoạch của nhà trường ( nếu có)
IV. Các nội dung khác:
1. Triển khai văn bản 4363/GDĐT-GDTrH về xây dựng, sử dụng kho học liệu số:
– Triển khai văn bản đến giáo viên trong họp đầu năm học của tổ bộ môn.
– Xây dựng kho bài giảng powerpoint các môn Tin học 6,7,8,9.
– Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra giữa kì và cuối kì nhất là ngân hàng đề để dạy học qua internet.
– Xây dựng kho hình ảnh hỗ trợ dạy học.
2. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu: (Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh và thời gian thực hiện giản cách xã hội của thành phố).
– Đầu năm học chọn học sinh giỏi môn Tin học 9 cấp trường. Trên cơ sở đó thành lập đội tuyển tổ chức bồi dưỡng tham gia dự thi Tin học trẻ cấp Thành phố.
– Hỗ trợ với GVCN hướng dẫn học sinh thực hiện phần mềm Shub classroom.
3. Tham gia cuộc thi, hội thi
– Tham gia thi tin học trẻ: …………………….
4. Câu lạc bộ học thuật
– Xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ Em yêu khoa học – ……………
5. Hướng dẫn nghiên cứu khoa học
Tham gia hội thi nhằm động viên, khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển của Thành phố Thủ Đức (nếu có điều kiện).
6. Nội dung khác:
– Triển khai các văn bản mới đến giáo viên:
+ Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT ngày 20/7/2022 Quy định về đánh giá học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông;
+ Thông tư 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
+ Thông tư 26/2022/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Tập huấn đổi mới sách giáo khoa k6.
– Dự giờ, trao đổi chuyên môn trong giảng dạy 9 theo định hướng của chương trình 2018.
– Thực hiện 1 chuyên đề và 1 tiết thực tập sư phạm trong phạm vi tổ.
– Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học mỗi tuần 1 lần vào ngày thứ 3 hàng tuần.
7. Hoạt động trải nghiệm:
Theo kế hoạch của nhà trường
8. Giáo dục địa phương.
V. Chỉ tiêu phấn đấu
1. Học sinh:
+ Tỷ lệ Học lực Khá giỏi: 70%.
+ Tỷ lệ Hạnh kiểm Khá tốt: 99%.
+ Tỷ lệ lên lớp thẳng: 100%.
+ Tỷ lệ lên lớp cuối năm: 0
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 100%
+ Số lượng học sinh giỏi các cấp môn Tin học cấp quận (10 hs), cấp thành phố (2 hs).
+ Tỷ lệ lưu ban, bỏ học: Không
2. Giáo viên:
+ 100% giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn;
+ 100% giáo viên xây dựng phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả;
+ 100% giáo viên thực hiện đúng chương trình; kiểm tra đánh giá đúng quy định, khách quan, công khai;
+ 100% giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đủ các cuộc họp chuyên môn của trường, PGD tổ chức; chương trình giáo dục phổ thông 2018.
+ 100% tự kiểm tra chuyên môn của trường và xếp loại khá, giỏi;
+ Giáo viên giỏi cấp trường: 03 GV.
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 02;
+ 03/03 GV đạt lao động tiên tiến.
+ Chất lượng chuyên môn học sinh trên trung bình:
* Môn Tin học: Khối 6 – 90%; Khối 7,8,9 – 95% học sinh trên trung bình
Trên đây là kế hoạch dạy học môn tin học năm học 2022 – 2023 .
PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
…………. , ngày 01 tháng 9 năm 20…. Nhóm trưởng (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục III: Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên
TRƯỜNG: THCS ………… TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Họ và tên giáo viên: ……………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN TIN, LỚP 9
I. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
Số tuần thực hiện | Số tiết | |
Cả năm | 35 | 70 |
Học kì 1 | 18 | 36 |
Học kì 2 | 17 | 34 |
STT |
Bài học |
Số tiết |
Thời điểm |
Thiết bị dạy học |
Địa điểm dạy học |
Ghi chú |
|
Tuần |
Tiết |
||||||
HỌC KÌ I PHẦN 1 – TÌM KIẾM THÔNG TIN |
|||||||
1 |
Bài 1 – Tìm kiếm thông tin trên Internet |
2 |
1 |
1; 2 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có kết nối internet, máy chiếu |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
2 |
Bài 2 – Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet |
2 |
2 |
3; 4 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có kết nối internet, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
PHẦN 2 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC |
|||||||
3 |
Bài 1 – Bảo vệ thông tin trong máy tính |
2 |
3 |
5; 6 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
4 |
Bài 2 – Thực hành sao lưu dự phòng và quét vi-rút |
2 |
4 |
7; 8 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
5 |
Bài 3 – Tìm hiểu Facebook |
2 |
5 |
9; 10 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có kết nối internet, máy chiếu |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
6 |
Bài 4 – Ngôn ngữ, quy tắc giao tiếp và văn hóa ứng xử trên mạng |
2 |
6 |
11; 12 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
7 |
Bài 5 – Những ảnh hưởng và tác động xấu của Internet |
2 |
7 |
13; 14 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
PHẦN 3 – PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU VÀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH |
|||||||
8 |
Bài 1 – Giới thiệu phần mềm trình chiếu |
2 |
8 |
15; 16 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
9 |
Kiểm tra giữa kì I |
2 |
9 |
17; 18 |
Đề kiểm tra (Bảng trọng số, ma trận, đề, đáp án, biểu điểm) |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
10 |
Bài 2 – Bài trình chiếu |
2 |
10 |
19; 20 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
11 |
Bài 3 – Thực hành 1. Bài trình chiếu đầu tiên của em |
2 |
11 |
21; 22 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
12 |
Bài 4 – Màu sắc trên trang chiếu |
2 |
12 |
23; 24 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính, máy chiếu |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
13 |
Bài 5 – Thực hành 2. Thêm màu sắc cho trang chiếu |
2 |
13 |
25; 26 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
14 |
Bài 6 – Thêm hình ảnh vào trang chiếu |
1 |
14 |
27 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
Không dạy: Mục 3. Sao chép và di chuyển trang chiếu |
15 |
Bài 7 – Thực hành 3. Trình bày thông tin bằng hình ảnh |
2 |
14; 15 |
28; 29 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
16 |
Bài 8 – Tạo các hiệu ứng động |
1 |
15 |
30 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
Không dạy:Mục 4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu |
17 |
Thực hành tổng hợp |
2 |
16 |
31; 32 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
18 |
Ôn tập |
2 |
17 |
33; 34 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
19 |
Kiểm tra cuối kỳ I |
2 |
18 |
35; 36 |
Đề kiểm tra (Bảng trọng số, ma trận, đề, đáp án, biểu điểm) |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
HỌC KÌ II |
|||||||
20 |
Bài 9 – Thực hành 4. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động |
2 |
19 |
37; 38 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
21 |
Bài 10 – Thực hành tổng hợp về soạn bài trình chiếu |
4 |
20 |
39; 40 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
21 |
41; 42 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
||||
22 |
Bài 11 – Kỹ năng trình bày và làm việc nhóm với bài trình chiếu |
2 |
22 |
43; 44 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
23 |
Bài 12 – Thực hành thuyết trình và làm việc nhóm với bài trình chiếu |
4 |
23 |
45; 46 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
24 |
47; 48 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
||||
24 |
Thực hành tổng hợp |
2 |
25 |
49; 50 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
25 |
Ôn tập |
2 |
26 |
51; 52 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính, máy chiếu |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
26 |
Kiểm tra giữa kì II |
2 |
27 |
53; 54 |
Đề kiểm tra (Bảng trọng số, ma trận, đề, đáp án, biểu điểm) |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
PHẦN 4 – MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG |
|||||||
27 |
Bài 4 – Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh GIMP |
2 |
28 |
55; 56 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
|
28 |
Bài 5 – Thực hành xử lý ảnh với GIMP Bài 7 – Thực hành ghép ảnh và hiệu chỉnh màu sắc trong GIMP |
4 |
29 |
57; 58 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
30 |
59; 60 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
||||
29 |
Bài 6 – Hiệu chỉnh màu sắc và ghép ảnh trong GIMP |
2 |
31 |
61; 62 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
30 |
Bài 7 – Thực hành ghép ảnh và hiệu chỉnh màu sắc trong GIMP |
2 |
32 |
63; 64 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
31 |
Thực hành tổng hợp |
2 |
33 |
65; 66 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
32 |
Ôn tập |
2 |
34 |
67; 68 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cài đặt phần mềm GIMP |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
|
33 |
Kiểm tra cuối kỳ II |
2 |
35 |
69; 70 |
Đề kiểm tra (Bảng trọng số, ma trận, đề, đáp án, biểu điểm) |
Lớp học/ Ứng dụng MS Teams |
2. Chuyên đề lựachọn(đối với cấp trung học phổ thông)
STT |
Chuyên đề (1) |
Số tiết (2) |
Thời điểm(3) |
Thiết bị dạy học (4) |
Địa điểm dạy học (5) |
Ghi chú |
|
Tuần |
Tiết |
||||||
1 |
Thực hành tổng hợp về soạn bài trình chiếu |
4 |
21; 22 |
41; 42; 43; 44 |
Sách HDH, Bảng phụ, máy tính có cái đặt Microsoft PowerPoint |
Phòng bộ môn/ Ứng dụng MS Teams |
II. Nhiệm vụ khác (nếu có): (Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo dục…)
TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
….……ngày … tháng… năm 2022 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế hoạch giáo dục môn Tin học 9 năm 2023 – 2024 KHGD Tin học lớp 9 (Phụ lục I, III Công văn 5512) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.