Bạn đang xem bài viết Kế hoạch dạy học STEM lớp 2 Bài học STEM lớp 2 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế hoạch dạy học STEM lớp 2 năm 2024 – 2025 mang tới những gợi ý thời điểm tổ chức dạy thay thế những bài học, hoạt động nào trong các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.
Các bài học STEM được xây dựng dựa trên các đồ dùng, dụng cụ học tập có sẵn cùng với các vật liệu, vật dụng dễ tìm, dễ thấy. Mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây để tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học STEM lớp 2 phù hợp với trường mình đang giảng dạy.
Kế hoạch dạy học STEM lớp 2 năm 2024 – 2025
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI HỌC STEM – LỚP 2
STT |
Tên chủ đề |
Môn chủ đạo và tích hợp |
Yêu cầu cần đạt |
Mô tả bài học |
Gợi ý thời điểm tổ chức (Nêu rõ bài học STEM dạy thay thế những hoạt động nào SGK. Với những bài thay thế hoàn toàn chỉ ghi tên bài) |
||
Kết nốitri thức |
Chân trờisáng tạo |
Cách diều |
|||||
1 |
Tia số của em |
Môn chủ đạo: Toán |
– Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số. – Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số. |
Nhận biết được tia số đồng thời kết hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo tia số. Vận dụng tia số để xác định số liền trước, số liền sau, so sánh các số, thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 20. |
Bài 2. Tia số. Số liền trước, Số liền sau |
Tia số – Số liền trước, Số liền sau – |
Tia số. Số liền trước – Số liền sau |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập. – Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập. |
||||||
2 |
Nghề nghiệp của người thân |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. – Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương. – Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này |
Tìm hiểu được thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và chia sẻ được về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này; phối hợp với đo độ dài, sắp xếp vị trí của các thông tin và các kĩ năng mĩ thuật để thiết kế sổ tay nghề nghiệp. |
Khi dạy nội dung Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình Bài 2: Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình |
Bài 2: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình |
Bài 2: Nghề nghiệp |
Môn tích hợp: Toán |
– Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo |
||||||
3 |
Giữ gìn vệ sinh nhà ở |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). − Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). |
Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh); làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở; thực hiện đếm số lượng, phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để làm nước lau bàn phục vụ cho việc giữ vệ sinh nhà ở |
Khi dạy học về chủ đề gia đình Bài 4. Giữa sạch nhà ở |
Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở |
Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Tạo được nét bằng các hình thức khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm. |
||||||
4 |
Thanh cộng trong phạm vi 20 |
Môn chủ đạo: Toán |
– Thực hiện được việc cộng nhẩm trong phạm vi 20. |
Thực hiện được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ Thanh cộng thông minh |
Khi học phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 Bài 7. Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20 |
Bài 8 cộng với một số; 7 cộng với một số, 6 cộng với một số |
Bài Phép cộng có nhớ trong phạm vi 20; Bài phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 (tiếp theo) |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập. – Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập. |
||||||
5 |
Lịch để bàn tiện ích |
Môn chủ đạo: Toán |
Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng |
Xác định được số ngày trong tháng, đồng thời tích hợp với môn Mĩ thuật, môn Tự nhiên và Xã hội để tạo ra lịch để bàn tiện ích. |
Khi học về Ngày – tháng, thực hành xem lịch. Bài Ngày – Tháng; Thực hành trải nghiệm xem đồng hồ và xem lịch |
Khi học về Ngày – tháng, thực hành xem lịch. Bài Ngày – tháng |
Khi học về Ngày – tháng, thực hành xem lịch. Bài Ngày – tháng |
Môn tích hợp: Tự nhiên và Xã hội |
– Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,…). |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. – Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo. |
||||||
6 |
Nơi sống của động vật |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video. – Nêu được tên và nơi sống của một số động vật xung quanh. – Phân loại được động vật theo môi trường sống. |
Xác định được nơi sống của động vật và phân loại được động vật theo môi trường sống; kết hợp với việc vẽ đoạn thẳng, tính toán các số đo, tạo hình và các kĩ năng mĩ thuật để làm mô hình nơi sống của động vật. |
Bài 17. Động vật sống ở đâu? |
Bài 16. Động vật sống ở đâu? |
Bài 11: Môi trường sống của thực vật và động vật |
Môn tích hợp: Toán |
– Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. – Thực hiện được việc tính toán các số đo độ dài. – Sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,…để thực hành đo. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo được một số mô hình liên quan đến chủ đề theo hình thức vẽ, xé, nặn và cắt, dán. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. |
Chủ đề 1: Bài 2: Những con vật dưới đại dương. Chủ đề 2: Bài 2: Chú chim nhỏ Bài 3: Tắc kè hoa Bài 4: Chú Hổ trong rừng Bài 5: Khu rừng thân thiênk |
Bài 14: Con vật nuôi quen thuộc |
||||
7 |
Thực hành nhân nhẩm, chia nhẩm |
Môn chủ đạo: Toán |
– Vận dụng được bảng nhân 2, bảng chia 2 trong thực hành tính. |
Thực hiện được các phép tính trong bảng nhân 2, bảng chia 2, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ “máy nhân”, “máy chia”. |
Sau khi học xong bài Bảng nhân 2, Bảng chia 2 Bài 39: Bảng nhân 2; Bài 43: Bảng chia 2 |
Bài: Bảng nhân 2; Bài: Bảng chia 2 – |
Bài Bảng nhân 2; Bài Bảng chia 2 |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập. – Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập. |
||||||
8 |
Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 1 |
Môn chủ đạo: Mĩ thuật |
– Sử dụng được giấy, vật liệu sẵn có để trang trí tem sản phẩm bài học, tên nhóm, gian trưng bày có tính thẩm mĩ, sáng tạo. – Trưng bày được sản phẩm theo nhóm có tính hài hòa và chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm của cá nhân, của bạn. |
– Biết tập hợp các sản phẩm của cá nhân để trưng bày theo nhóm có khoa học và thẩm mĩ. Sắp xếp theo tỷ lệ to nhỏ, theo gam màu, thứ tự, tính năng của các nhóm sản phẩm bài học. – Trưng bày được sản phẩm có tính thẩm mĩ đẹp mắt, nhỏ trước, lớn sau, màu sắc hài hòa. -Tập hợp tính số lượng sản phẩm. Chọn vị trí để đo tính kích thước độ cao, rộng khu vực trang trí để trưng bày sản phẩm. Sản phẩm có kích thước lớn bày phía sau, nhỏ phía trước. – Lựa chọn kích thước để cắt tem viết tên bài, sản phẩm sao cho phù hợp khi trưng bày. |
Trưng bày cùng sản phẩm mĩ thuật cuối học kì I. |
Trưng bày cùng sản phẩm mĩ thuật cuối học kì I. |
Bài 9 Cùng nhau ôn tập học kì 1 |
Môn tích hợp: Toán học |
– Thực hiện được việc đo và ước lượng khu vực trang trí, trung bày sản phẩm. kích thước tem của của các sản phẩm, gian trưng bày |
||||||
9 |
Trải nghiệm thành phố hình học |
Môn chủ đạo: Toán |
– Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình khối đã học. |
Thực hiện được việc cắt, ghép, tạo hình, đồng thời tích hợp với môn Mĩ thuật, môn Tự nhiên và Xã hội để thiết kế được mô hình thành phố hình học. |
Sau khi học xong về Khối trụ – khối cầu Bài 47: Luyện tập chung Mĩ thuật. Chủ đề 5: Sự kết hợp thú vị của khối. |
Sau khi học xong về Khối trụ – khối cầu Bài: Xếp hình, gấp hình |
Sau khi học xong về Khối trụ – khối cầu Bài: Thực hành lắp, ghép xếp hình khối |
Môn tích hợp: Tự nhiên và Xã hội |
– Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền, …) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. – Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo. |
Bài 5: Những hình khối lặp lại |
|||||
10 |
Cơ quan vận động |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh ảnh. – Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản, ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân. |
Xác định tên các bộ phận chính của cơ quan vận động và chức năng của chúng ở mức độ đơn giản qua hoạt động hằng ngày của bản thân; phối hợp việc cắt, ghép, tạo hình và với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra bàn tay rô-bốt. |
Khi dạy nội dung về cơ quan vận động Tuần 24: Bài 21: Tìm hiểu cơ quan vận động |
Bài 19: Cơ quan vận động |
Bài 14: Cơ quan vận động |
Môn tích hợp: Toán |
– Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. – Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm. – Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm. – Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
||||||
11 |
Thực hành biểu diễn số với bàn tính |
Môn chủ đạo: Toán |
– Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000. – Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị. |
Viết được một số có ba chữ số thành tổng của trăm, chục, đơn vị, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo dụng cụ Bàn tính biểu diễn số. |
Khi học các số trong phạm vi 1000 Bài 51. Số có ba chữ số; Bài 52. Viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị Mĩ thuật. Chủ đề 5: Sự kết hợp thú vị của khối. |
Bài các số có ba chữ Bài các số có ba chữ số; Bài Viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị |
Bài Luyện tập chung |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. |
||||||
12 |
Bảo vệ cơ quan hô hấp |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. |
Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách; biết tránh xa nơi có khói bụi; phối hợp đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng, hình khối và các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra kính chắn giọt bắn. |
Môn Tự nhiên & Xã hội Bài 24: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan hô hấp |
Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan hô hấp |
Bài 17. Bảo vệ cơ quan hô hấp |
Môn tích hợp: Toán |
– Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán, … trong thực hành, sáng tạo. – Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học tập, … trong thực hành, sáng tạo. |
||||||
13 |
Các loại đường và phương tiện giao thông |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Kể được tên các loại đường giao thông. – Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. |
Kể được tên các loại đường giao thông, nêu được một số phương tiện giao thông cùng tiện ích của chúng; phối hợp các kĩ năng mĩ thuật để tạo mô hình các loại đường và phương tiện giao thông. |
Bài 13: Hoạt động giao thông và bài 14 Cùng tham gia giao thông |
BÀi 10. Đường giao thông |
Bài 8: Đường và phương tiện |
Môn tích hợp: Toán |
– Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán, … trong thực hành, sáng tạo. – Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học tập, … trong thực hành, sáng tạo. |
Chủ đề Đường đến Trường Bài 1: Phương tiện giao thông |
|||||
14 |
Thước gấp |
Môn chủ đạo: Toán |
– HS sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,… để thực hành đo. |
Thực hành đo độ dài sử dụng các đơn vị đo xăng-ti-mét, đề-xi-mét, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật tạo ra thước gấp. |
Sau khi học xong về đề-xi-mét. Bài 57. Thực hành và trải nghiệm đo độ dài. |
Sau khi học xong về đề-xi-mét. Bài Thực hành và trải nghiệm |
Sau khi học xong về đề-xi-mét. Bài em vui học toán |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. |
||||||
15 |
Các mùa trong năm ở Việt Nam |
Môn chủ đạo: Tự nhiên và Xã hội |
– Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm. – Lựa chọn trang phục theo mùa để giữ cơ thể thể khỏe mạnh. |
Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm; lựa chọn đúng trang phục theo mùa; phối hợp việc đo, vẽ, tạo hình khối với các kĩ năng mĩ thuật để làm xúc xắc “Các mùa trong năm”. |
Khi dạy nội dung Các mùa trong năm Bài 28: Các mùa trong năm |
Bài 26: Các mùa trong năm |
Bài 19: Các mùa trong năm |
Môn tích hợp: Toán |
– Nhận dạng được hình vuông, hình chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. – Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. – Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới , một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác, bên trái, bên phải…). |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm. – Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm. – Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
||||||
16 |
Vòng xoay ngẫu nhiên |
Môn chủ đạo: Toán |
– Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi. |
Sử dụng được các từ “có thể, chắc chắn, không thể” để mô tả sự kiện xảy ra ngẫu nhiên, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo được đồ dùng học tập Vòng xoay ngẫu nhiên. |
Sau khi học nội dung Chắc chắn, có thể, không thể Bài 66. Chắc chắn, có thể, không thể |
Sau khi học nội dung Chắc chắn, có thể, không thể Bài. Có thể, chắc chắn, không thể |
Sau khi học nội dung Chắc chắn, có thể, không thể Bài. Em vui học toán |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm. |
||||||
17 |
Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 2 |
Môn chủ đạo: Mĩ thuật |
– Sử dụng được giấy, vật liệu sẵn có để trang trí tem sản phẩm bài học, tên nhóm, gian trưng bày có tính thẩm mĩ, sáng tạo. – Trưng bày được sản phẩm theo nhóm có tính hài hòa và chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm của cá nhân, của bạn. |
– Biết tập hợp các sản phẩm của cá nhân để trưng bày theo nhóm có khoa học và thẩm mĩ. Sắp xếp theo tỷ lệ to nhỏ, theo gam màu, thứ tự, tính năng của các nhóm sản phẩm bài học. – Trưng bày được sản phẩm có tính thẩm mĩ đẹp mắt, nhỏ trước, lớn sau, màu sắc hài hòa. -Tập hợp tính số lượng sản phẩm. Chọn vị trí để đo tính kích thước độ cao, rộng khu vực trang trí để trưng bày sản phẩm. Sản phẩm có kích thước lớn bày phía sau, nhỏ phía trước. – Lựa chọn kích thước để cắt tem viết tên bài, sản phẩm sao cho phù hợp khi trưng bày. |
Trưng bày cùng sản phẩm mĩ thuật tổng kết năm học |
Bài tổng kết. Những bài em đã học |
Bài 17 Cùng nhau ôn tập học kì 2 |
Môn tích hợp: Toán học |
Thực hiện được việc đo và ước lượng khu vực trang trí, trưng bày sản phẩm. kích thước tem của của các sản phẩm, gian trưng bày |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế hoạch dạy học STEM lớp 2 Bài học STEM lớp 2 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.