Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn viết đoạn văn tưởng tượng và sáng tạo Viết đoạn văn tưởng tượng và sáng tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hướng dẫn viết đoạn văn tưởng tượng và sáng tạo là tài liệu được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc.
Tài liệu sẽ hướng dẫn cách viết đoạn văn tưởng tượng, sáng tạo cho bạn đọc. Hãy theo dõi ngay sau đây.
Hướng dẫn viết đoạn văn tưởng tượng và sáng tạo
1. Hướng dẫn viết
a. Hình thức
– Đoạn văn, số câu theo yêu cầu của đề bài
– Không mắc lỗi chính tả, trình bày
b. Nội dung
– Dùng ngôi kể phù hợp
– Nội dung đúng với yêu cầu đề bài
– Hình ảnh sinh động
– Đoạn văn giàu ý nghĩa, truyền tải thông điệp giá trị.
2. Dàn ý
a. Đề 1: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
– Cách viết:
- Cách 1. Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện: chọn một đoạn trong câu chuyện có nội dung và ý nghĩa cụ thể để kể; sau đó, bổ sung thêm các lời thoại, lời suy nghĩ của nhân vật trong tình huống đó.
- Cách 2. Bổ sung phần miêu tả cho đoạn văn: bổ sung thêm chi tiết miêu tả về ngoại hình (trang phục, kiểu tóc…) và hành động, tính cách của nhân vật trong đoạn truyện muốn kể lại.
– Dàn ý:
(1) Mở đoạn
Giới thiệu tên câu chuyện gợi cho em liên tưởng, tưởng tượng.
(2) Thân đoạn
Kể, tả lại câu chuyện theo liên tưởng, tưởng tượng của em.
(3) Kết đoạn
Nêu cảm nghĩ, gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
– Đoạn văn mẫu:
Tôi là một chú ếch sống trong đáy giếng sâu. Xung quanh tôi chỉ có vài người hàng xóm là anh nhái, cô ốc và cậu cua. Mỗi ngày, tôi đều cất tiếng kêu: “Ộp… ộp…” làm vang vọng khắp giếng. Tôi cảm thấy đắc chí vì nghĩ rằng nó khiến mấy bạn hàng xóm của tôi rất hoảng sợ. Tất cả đều phải coi tôi như một vị chúa tể. Nhiều lúc, tôi nhìn lên trên cao, thấy bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung. Một năm nọ, trời làm mưa suốt mấy ngày. Nước ngập đầy giếng. Tôi theo dòng nước thoát lên trên. Lúc đầu, tôi cảm thấy vô cùng chói mắt bởi ánh sáng ở khắp mọi nơi. Nơi đây hoàn toàn khác xa so với đáy giếng mà tôi sinh sống. Quen thói cũ, tôi vẫn cứ đi lại nghênh ngang khắp nơi. Bỗng nhiên có tiếng nói vang lên: “Này, cậu ếch, mau tránh đường cho chúng tôi đi!”. Tôi ngước nhìn lên thì thấy một con vật to lớn, đen xì đang đứng trước mặt mình. Chẳng hề cảm thấy sợ hãi, tôi không thèm trả lời mà vẫn cứ bước về phía trước. Bỗng nhiên, có một vật gì đó rất nặng đè lên người tôi. Mắt tôi tối sầm lại, rồi không còn thấy gì nữa. Thì ra, tôi đã bị một con trâu giãm phải.
b. Viết đoạn văn đóng vai ông mặt trời kể về một ngày làm việc
– Dàn ý
(1) Mở đoạn
- Giới thiệu về bản thân: “Tôi là ông mặt trời.”
- Giới thiệu về nội dung sẽ kể: một ngày làm việc của mình
(2) Thân đoạn
Kể lại công việc hàng ngày:
- Buổi sáng
- Buổi trưa
- Buổi chiều
(3) Kết bài
Nêu suy nghĩ của ông mặt trời
– Đoạn văn mẫu:
Chào các bạn, tôi là Mặt Trời. Tôi sống ở ngoài vũ trụ, cách xa Trái Đất. Mỗi ngày, tôi đều thức dậy rất sớm để ghé thăm Trái Đất. Tôi mang ánh sáng của mình thắp sáng khắp mọi nơi trên hành tinh của các bạn. Những đứa con của tôi – ánh nắng tinh nghịch lại được chạy nhảy khắp nơi. Từng giọt sương trong veo đang đọng trên lá tan biến. Tôi bước từng bước, chẳng mấy chốc đã ở trên cao tít. Bầu trời trong xanh, rộng lớn biết bao. Tôi giúp sửa ấm mọi vật và xua tan cái lạnh của mùa đông. Thỉnh thoảng, sau cơn mưa rào, tôi còn rủ thêm bạn cầu vồng xuất hiện. Chúng tôi cùng nhau tô điểm cho bầu trời trở nên rực rỡ. Công việc của tôi thật có ý nghĩa biết bao. Chiều về, tôi lặn dần, nhường chỗ cho màn đêm. Ngày qua ngày, tôi đem đến sự sống cho Trái Đất. Tôi yêu và tự hào về công việc của mình lắm!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn viết đoạn văn tưởng tượng và sáng tạo Viết đoạn văn tưởng tượng và sáng tạo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.