Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tủ đứng vừa nhanh vừa sạch tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời gian sử dụng, máy lạnh tủ đứng rất dễ bám bụi, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ làm mất tính thẩm mỹ, giảm độ bền và khả năng làm mát. Để vệ sinh máy lạnh tủ đứng vừa nhanh vừa sạch, mời bạn xem ngay bài viết này nhé!
Xem ngay kìm với giá SỐC
Khi nào cần vệ sinh máy lạnh tủ đứng?
Tùy vào môi trường xung quanh và tần suất sử dụng máy lạnh tủ đứng nhiều hay ít sẽ có thời gian vệ sinh khác nhau.
- Thời gian phù hợp để vệ sinh máy lạnh tủ đứng trong gia đình từ 4 – 6 tháng/lần.
- Với các công ty, nhà hàng, khách sạn thì hãy nên vệ sinh máy lạnh trong khoảng 2 – 3 tháng/lần.
- Tại các cơ sở, xí nghiệp sản xuất có tần suất sử dụng thường xuyên và môi trường bám nhiều bụi bẩn, bạn nên vệ sinh thiết bị 1 tháng/lần.
Máy lạnh tủ đứng LG Inverter 46500 BTU ZPNQ48GT3A0 sử dụng trong gia đình nên vệ sinh định kỳ 4 – 6 tháng/lần
Cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Lau chùi mặt nạ dàn lạnh
Mặt nạ dàn lạnh được lắp đặt bên ngoài cùng nên rất dễ bám bụi bẩn nhưng vệ sinh rất dễ dàng và không gặp quá nhiều khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên tháo mặt nạ dàn lạnh, sau đó sử dụng miếng bọt biển nhỏ thấm đẫm nước rửa chén và lau nhẹ nhàng mặt nạ để tránh làm vỡ nứt. Bước này cần thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến ống đồng và các dây dẫn của máy.
- Bước 2: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ mặt nạ dàn lạnh, bạn sử dụng một miếng khăn bông khô sạch lau chùi lại một lần nữa để thấm hết nước còn sót lại. Bạn tuyệt đối không được phơi mặt nạ dàn lạnh dưới ánh nắng mặt trời.
Dùng miếng bọt biển để lau chùi mặt nạ dàn lạnh
Vệ sinh lưới lọc không khí ở dàn lạnh
Lưới lọc không khí của dàn lạnh bám nhiều bụi bẩn làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng lọc sạch không khí và sức khỏe người dùng. Chính vì thế, bạn cần vệ sinh thật sạch sẽ lưới lọc không khí, định kỳ 1 tháng/lần để đảm bảo an toàn.
Đa số các tấm lưới lọc trên máy lạnh tủ đứng thường được làm bằng ni lông nên bạn không sử dụng nước nóng trên 40 độ để vệ sinh bởi nó rất dễ biến dạng. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ lưới lọc không khí, bạn chỉ cần lắp đặt lại vị trí ban đầu là hoàn thành.
Vệ sinh lưới lọc không khí ở dàn lạnh 1 tháng/lần
Xịt rửa dàn lạnh
Trước khi xịt rửa dàn lạnh, bạn cần đảm bảo máy lạnh tủ đứng đã được ngắt điện hoàn toàn để giữ an toàn trong suốt quá trình vệ sinh.
- Bước 1: Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn sạch hoặc túi ni lông để che kín phần bo mạch dàn lạnh, để nước không bị bắn vào và tránh hư hỏng dàn lạnh.
- Bước 2: Bạn dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực lớn để xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh, tuyệt đối không xịt vào các bộ phận khác để tránh hư hỏng máy.
Dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực lớn để xịt rửa dàn lạnh
Rửa dàn nóng
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên, bạn tiến hành rửa dàn nóng bằng cách sử dụng vòi nước hoặc bình xịt nước có áp lực mạnh để xịt thẳng vào các lá kim loại. Khi vệ sinh, bạn cần chú ý đến dàn nóng, tránh để dàn nóng bị biến dạng và móp méo.
Chẳng may trong lúc vệ sinh bạn làm biến dạng các lá kim loại thì hãy dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc để thẳng lại. Tuy nhiên, thao tác này cần phải thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.
Rửa dàn nóng tránh để dàn nóng bị biến dạng và móp méo
Kiểm tra và bật máy
Nếu đã vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận của máy lạnh tủ đứng, bạn cần để máy thật khô ráo sau đó khởi động lại và kiểm tra máy. Bạn tuyệt đối không được để thiết bị còn đọng nước mà lại bật lên thì rất dễ gây cháy nổ.
Kiểm tra và bật máy
Một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Trong quá trình vệ sinh máy lạnh tủ đứng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau để vệ sinh thiết bị thêm sạch sẽ cũng như máy vận hành hiệu quả và nâng cao độ bền:
- Trước khi vệ sinh, bạn cần kiểm tra kỹ các nguồn điện dàn nóng và dàn lạnh, sau đó lau chùi máy thật cẩn thận.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị để tháo lắp máy lạnh tủ đứng như: kìm, tua vít, bộ đồng hồ, dây nạp ga máy lạnh, bơm tăng áp,…
- Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh, không sử dụng nước sông, ao, hồ,…
- Chú ý không để nước dính vào các ổ mạch điện của máy lạnh tủ đứng.
Chuẩn bị bộ 3 kìm răng – cắt – nhọn Tolsen 10400 để tháo lắp máy lạnh tủ đứng
Trên đây là bài viết hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tủ đứng vừa nhanh vừa sạch. Hy vọng sẽ giúp bạn biết cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng. Nếu có thắc mắc, bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tủ đứng vừa nhanh vừa sạch tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.