Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn từ A – Z thủ tục đấu thầu qua mạng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đấu thầu qua mạng tiện lợi và dễ dàng hơn cho bên nhà thầu và bên đầu tư. Do đó, hình thức đấu thầu qua mạng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
Đấu thầu qua mạng là gì?
Đấu thầu qua mạng là việc sử dụng mạng quốc gia để tổ chức đấu thầu, nhằm lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện với các gói dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và hỗn hợp.
Đấu thầu có các hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và chỉ định thầu.
Quy trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT, quy trình đấu thầu qua mạng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị chọn lựa nhà thầu
Bên mời thầu sẽ thực hiện đăng nhập vào hệ thống. Bên mời thầu sẽ chọn mục “Dịch vụ phi tư vấn” hoặc “Hàng hóa” hoặc “Xây lắp” để lập E-HSMT.
Sau khi lập xong, bên mời thầu có trách nhiệm in hồ sơ trình chủ đầu tư. Ngoài ra, họ còn tổ chức thẩm định và phê duyệt. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa nội dung E-HSMT trên hệ thống và bản mà chủ đầu tư phê duyệt.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu phù hợp với các tiêu chí
Đăng tải E-TBMT cũng như phát hành E-HSMT
Việc đăng tải E-TBMT và phát hành E-HSMT được thực hiện dựa trên hướng dẫn của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu 10 ngày đối với gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi. Đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh thông thường thì tối thiểu 5 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên đăng tải E-TBMT trên Hệ thống.
Sửa đổi và làm rõ E-HSMT
Để sửa đổi E-HSMT, bên mời thầu cần đăng nhập và chỉnh sửa trực tiếp trên Hệ thống sau khi có sự chấp thuận về nội dung của chủ đầu tư. Bên mời thầu cũng phải đăng tải quyết định sửa đổi E-HSMT (kèm theo các nội dung sửa đổi).
Việc sửa đổi phải thực hiện trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc. Đối với trường hợp không bảo đảm đủ thời gian như nêu trên thì phải gia hạn thời gian đóng thầu.
Trường hợp cần làm rõ E-HSMT, nhà thầu gửi đề nghị làm rõ đến bên mời thầu thông qua Hệ thống tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Nội dung làm rõ E-HSMT được bên mời thầu đăng tải lên Hệ thống.
Nộp E-HSDT (Hồ sơ dự thầu qua mạng)
Nhà thầu chỉ nộp một bộ E-HSDT đối với một E-TBMT khi tham gia lựa chọn nhà thầu qua mạng. Đối với trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh hoặc thành viên được phân công trong thỏa thuận liên danh sẽ nộp E-HSDT.
Quy trình nộp E-HSDT
– Nhà thầu chọn số E-HSDT
– Nhà thầu nhập thông tin theo yêu cầu của E-HSMT và đính theo các file để tạo thành bộ E-HSDT. Đối với nội dung liên quan đến tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm,… của nhà thầu. Nhà thầu sẽ kê khai trên webform mà không cần đính kèm các tài liệu liên quan.
– Nhà thầu kiểm tra thông tin E-HSDT, nhấn vào nút “cam kết” trong giao diện đơn dự thầu và gửi E-HSDT lên Hệ thống.
Mở thầu
Đến thời điểm đấu thầu, bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống. Sau đó, bên mời thầu sẽ chọn gói thầu cần mở theo số E-TBMT. Cuối cùng, bên mời thầu giải mã E-HSDT của các nhà thầu tham dự thầu.
Biên bản mở thầu phải đăng tải công khai trên Hệ thống, bao gồm các nội dung thông tin về gói thầu và các nhà thầu tham dự được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Việc mở thầu phải được hoàn thành trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp E-HSDT thì bên mời thầu cần mở thầu ngay mà không phải cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Bước 3: Đánh giá E-HSDT, xếp hạng nhà thầu
Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống và tải E-HSDT của các nhà thầu để tổ chức đánh giá. Việc đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong E-HSMT. Trong đó, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không cần đính kèm file tài liệu chứng minh.
– Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT.
– Căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT quy định trong E-HSMT, bên mời thầu chọn 01 trong 02 quy trình đánh giá E-HSDT cho phù hợp để đánh giá E-HSDT gồm:
+ Quy trình 01: áp dụng đối với phương pháp “giá đánh giá” và “giá thấp nhất”
+ Quy trình 02: áp dụng đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, đánh giá E-HSDT theo phương pháp “giá thấp nhất” và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào.
– Làm rõ E-HSDT, bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên Hệ thống.
– Tổ chuyên gia vận dụng Mẫu báo cáo đánh giá (mẫu số 1) ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lập báo cáo đánh giá E-HSDT.
+ Phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu, trên cơ sở kết quả đánh giá E-HSDT của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo Phụ lục số 5A ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT.
Bước 4: Thương thảo hợp đồng, trình thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc thương lượng hợp đồng, trình, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống, gồm các nội dung chủ yếu sau: Thông tin về gói thầu, về nhà thầu trúng thầu, Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
Bên mời thầu và nhà thầu phải hoàn thiện và ký kết hợp đồng trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Một số lưu ý hướng dẫn khi đấu thầu qua mạng
Khi đấu thầu qua mạng, bạn cần đảm bảo có kết nối mạng ổn định, đường truyền mạng tốt nhất có thể.
Đọc kỹ hướng dẫn về tham dự đấu thầu qua mạng trên hệ thống đấu thầu quốc gia và nên thử dự thầu trên hệ thống này bởi có nhiều mã cho phép nhà thầu tham dự thử.
Để tránh gặp tình trạng hệ thống bị lỗi, bạn nên chuẩn bị và tham dự thầu tối thiểu trước 01 ngày so với thời điểm đóng thầu.
Nên cài đặt các phần mềm hỗ trợ như Ultraview hay Teamview để bạn có thể nhanh chóng gọi đến tổng đài hệ thống thầu quốc gia khi có vấn đề xảy ra khẩn cấp, các tư vấn viên sẽ hỗ trợ can thiệp và điều khiển máy tính từ xa kịp thời.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn hy vọng những thông tin trên đây có thể hỗ trợ cho bạn trong việc đấu thầu qua mạng.
Xem thêm:
>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu
>> Thủ tục đóng mã số thuế
>> Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn từ A – Z thủ tục đấu thầu qua mạng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.