Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn ngâm chân đúng cách để khoẻ hơn mỗi ngày tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngâm chân là phương pháp đơn giản mà hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và thư giãn. Nhưng ngâm chân thế nào cho đúng cách, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đến bạn!
Hướng dẫn ngâm chân đúng cách
Sử dụng bồn truyền thống
Bước 1: Trước khi ngâm chân, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc thau/chậu cỡ vừa hoặc lớn để đặt 2 chân bên trong thau dễ dàng, thoải mái, không cảm thấy chật chội, khó chịu. Tiếp đó, bạn đổ nước ấm vào trong chậu, đổ lượng vừa phải, tốt nhất là khi đặt chân vào, nước đủ ngập cổ chân của bạn, làn nước cao trên mắt cá nhân 2cm.
Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm chân, bạn có thể sử dụng khuỷu tay (bộ phận này trên cơ thể khá nhạy cảm với nhiệt độ nước). Nhúng khuỷu tay vào làn nước, nếu thấy nước quá nóng bạn nên thêm nước mát và ngược lại thấy nước quá lạnh thì thêm nước nóng để đảm bảo nước có nhiệt độ ấm nóng, ngâm châm tốt hơn.
Bước 3: Bạn ngồi lên ghế, đặt 2 bàn chân vào trong thau, ngồi thoải mái từ 5 – 15 phút. Sau khi xong, bạn nhấc chân ra khỏi thau, lau khô da với khăn bông khô, thoa kem dưỡng ẩm để chống khô nứt da.
Sử dụng bồn ngâm chân massage
Bước 1: Hãy đặt bồn massage chân trên một bề mặt ổn định trước khi sử dụng và đảm bảo thiết bị được tắt và rút phích cắm. Sử dụng một chiếc bình để đổ đầy nước vào bồn, nước ban đầu đổ vào bồn không được quá lạnh, đảm bảo mức nước nằm giữa mức nước tối thiểu và mức nước tối đa được chỉ định bên trong bề mặt thiết bị.
Bước 2: Cắm thiết bị vào nguồn điện. Đặt chân xuống nước và nhấn nút để bật thiết bị.
Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ
- Để làm nóng nước, nhấn nút điều chỉnh nhiệt độ. Màn hình sẽ tự động hiển thị nhiệt độ nước ban đầu.
- Để tăng nhiệt độ, nhấn nút liên tục. Bạn có thể chọn nhiệt độ mong muốn trong khoảng từ 35 – 48 độ C.
- Để tắt chức năng làm nóng nước, hãy tắt nguồn.
Lưu ý cần nhớ khi ngâm chân
– Nếu ngâm chân trong thau, bạn cần đảm bảo nước ngập qua mắt cá nhân nhưng nếu ngâm trong thùng hoặc xô có thân cao thì bạn nên đảm bảo lượng nước đầy trên ½ bắp chân của bạn, làm như vậy sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
– Khi đặt chân vào thau ngâm, bạn nên giữ cho lòng 2 bàn chân chạm đáy thau một cách thoải mái.
– Thời gian ngâm chân có thể kéo dài đến 30 phút nhưng không để lâu hơn nữa để tránh cho da bị khô. Sau khi ngâm tầm 5-10 phút, bạn có thể thêm chút nước nóng để giữ nước có độ ấm phù hợp.
– Thời điểm trước và sau khi ngâm chân, bạn nên uống 1 ít nước ấm sẽ giúp hiệu quả thải độc, bù nước của cơ thể trong quá trình ngâm tốt hơn.
– Tuyệt đối không ngâm chân trước và sau khi ăn tầm 1 tiếng, thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút.
– Không ngâm chân với lá lốt nếu chân đang có vết thương hở, lỡ loét, viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai, người bị suy giãn tĩnh mạch không ngâm chân với lá lốt.
– Ngâm chân xong nên lau khô chân, không để chân ẩm ướt, mùa đông nên ủ ấm chân sau khi lau khô.
– Kết hợp ngâm chân với chế độ tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh dài lâu.
Những đối tượng không nên ngâm chân
- Người huyết áp thấp: Ngâm chân làm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm giãn nở các mạch máu vì thế nó khiến huyết áp của chúng ta giảm. Thế nên, những người có chỉ số huyết áp thấp ngâm chân dễ khiến huyết áp xuống quá thấp làm tính mạng của họ gặp nguy hiểm không lường được.
- Người bị bệnh gút: Ngâm chân trong nước nóng thường xuyên làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn khiến cho những người bị bệnh gút bị xung huyết, ứ máu, không những không làm cho bệnh giảm nhẹ bớt mà còn làm tăng thêm triệu chứng của bệnh này.
- Người bị giãn tĩnh mạch: Thực chất ngâm chân là quá trình làm giãn nở mạch máu để máu và huyết áp lưu thông tốt hơn. Vậy nên, những người bị giãn tĩnh mạch khi ngâm chân chỉ làm bệnh tình thêm trầm trọng chứ không thể thuyên giảm.
- Người bị bệnh tim: Ngâm chân trong nước nóng làm cho máu trong cơ thể được lưu thông nhanh hơn, làm giãn các mạch máu. Tuy nhiên, khi những người mắc bệnh tim ngâm chân thì nước nóng lại làm cho máu trong cơ thể họ lưu thông không đều, dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, làm cho tim bị suy hoặc thiếu máu, nặng hơn là gây tử vong tại chỗ.
- Người bị âm hư: Là những người bị nóng trong người, lúc nào cơ thể cũng như lửa đốt. Chính vì vậy, việc ngâm chân với nước nóng sẽ chỉ khiến cơ thể họ nóng thêm và làm cho bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.
Trên đây là hướng dẫn ngâm chân đúng cách mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có những phút giây thư giãn khi ngâm chân để khoẻ hơn mỗi ngày nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn ngâm chân đúng cách để khoẻ hơn mỗi ngày tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.