Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn mẹ bỉm sử dụng tã quần cho trẻ đúng cách tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để giữ vệ sinh tốt cho trẻ, nhiều bố mẹ ưu tiên chọn mua và sử dụng tã quần. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách dùng tã quần hiệu quả, an toàn cho trẻ. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ bật mí cho bạn vài bí quyết sử dụng tã quần đúng cách nhé!
Nguyên tắc mặc tã quần đúng cách
Thao tác “nhanh – gọn – chuẩn”
Đa phần các bé ở giai đoạn có thể mặc tã quần thường rất hiếu động và khó để các bé ở yên một chỗ trong khoảng thời gian dài. Cho nên phụ huynh cần thực hiện thao tác thay tã một cách nhanh gọn.
Đồng thời cũng cần xác định rõ kết cấu của tã như mặt trước, mặt sau cùng các đường viền tã để có thể mặc tã cho bé đúng vị trí và không bị xô lệch khi bé di chuyển. Bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh ngay ngắn nếp thun ở đai lưng và phần viền quanh chân.
Chọn đúng bỉm theo độ tuổi và cân nặng của bé
Hiện nay, các thương hiệu bỉm quần đã có các nhiều phân loại kích cỡ phù hợp cho trẻ ở từng độ tuổi và cân nặng. Việc lựa chọn kích cỡ bỉm phù hợp cho bé rất quan trọng.
Tã quần đúng kích cỡ sẽ ôm sát cơ thể sẽ vô cùng thuận tiện cho bé vận động, khả năng thấm hút nhanh vì thế cũng sẽ giữ vệ sinh tốt hơn. Tã quá rộng sẽ dễ xê dịch khi bé di chuyển, dễ làm chất thải tràn ra ngoài, còn tã quá chật sẽ gây khó chịu và khiến bé không thoải mái khi hoạt động.
Thông thường sẽ có 3 kích cỡ tã quần như:
- Size M: Đây là size phù hợp cho trẻ từ 6-11kg đã biết lật và biết ngồi (sẽ có sự khác biệt tùy theo từng thương hiệu).
- Size L: Phù hợp cho trẻ có cân nặng khoảng 9-14kg.
- Size XL: Phù hợp cho trẻ từ 12-17kg.
Chọn bỉm quần riêng biệt cho bé trai và bé gái
Vì đặc điểm giới tính nên ở bé trai và bé gái sẽ có vị trí tã bị ướt khi đi vệ sinh khác nhau. Trong khi ở các bé trai tã thường ướt nhiều ở phần trước thì các bé gái tã sẽ ướt ở phía sau nhiều hơn. Cho nên, nhằm đảm bảo vệ sinh và mang đến sự thoải mái nhất cho bé, phụ huynh nên chọn loại tã phù hợp với giới tính của bé.
Tã cho bé trai sẽ có thêm lớp lót ở phía trước, còn tã dành riêng cho bé gái sẽ được thiết kế phần giữa và sau dày hơn. Ngoài ra, việc chọn tã quần riêng biệt theo giới tính cũng sẽ góp phần định hình và giáo dục giới tính cho bé.
Đảm bảo bé luôn cảm thấy thoải mái khi mặc bỉm
Việc phải mặc tã thường xuyên có thể sẽ khiến bé khó chịu khi vận động nếu mẹ chọn những loại tã không phù hợp, có kết cấu và khả năng thấm hút không tốt.
Cho nên nhằm mang đến trải nghiệm vui chơi thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn mà không lo ẩm ướt hay khó chịu cho trẻ, mẹ hãy mặc tã cho bé đúng cách và chọn những loại tã có khả năng thấm hút cao, chống tràn thông minh, có độ co giãn tốt và chất liệu an toàn với làn da nhạy cảm của các thiên thần nhỏ.
Không cho bé mặc bỉm quần cả ngày lẫn đêm
Tã quần tuy tiện lợi nhưng rất dễ gây bí bách, hăm và dễ tích tụ vi khuẩn do không đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất, chỉ nên dùng tã quần cho bé vào ban đêm để trẻ ngủ ngon giấc hơn. Nếu các bé không cần ra ngoài hoặc đi đến những nơi khó đi vệ sinh hay phải di chuyển đường dài thì mẹ không cần cho bé mặc tã quần vào ban ngày.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên tập dần cho các bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ nhằm tạo nên phản xạ cho bé và từ đó có thể giảm thời gian sử dụng tã.
Thay tã quần đúng thời điểm
Thay tã đúng thời điểm sẽ giúp giữ vệ sinh cho trẻ, giúp vùng mặc tã luôn khô ráo, tránh hăm tã và trẻ cũng thoải mái hơn, ngủ ngon hơn. Vậy thì bao lâu mới thay tã quần một lần?
Mẹ nên thay tã cho bé trung bình khoảng 3-4 giờ một lần hoặc nếu bé tè ít nhưng nhiều lần thì mẹ nên thay cho bé trong khoảng 1-2 giờ. Ngoài ra nếu bé đi nặng thì mẹ cần thay tã ngay.
Mẹ cũng không cần lo lắng nếu sợ qua giờ thay tã. Vì ở một số loại tã sẽ có vạch hiển thị độ đầy của tã, vạch này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xác định thời gian thay tã cho bé.
Cách mặc tã quần cho trẻ đúng cách
Bước 1 Trước tiên ta cần chuẩn bị tã mới cho trẻ. Cần xác định mặt trước và mặt sau của tã để tiết kiệm thời gian thay tã. Đa phần mặt trước của tã sẽ được in logo của thương hiệu.
Bước 2 Xé đường viền bên hông tã để thay tã cũ cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thay tã cũ bằng cách nhấc cổ chân bé hay nâng mông rồi kéo tã ra ngoài.
Bước 3 Tiếp đó, ta cần làm sạch vùng mặc tã cho bé, tùy theo từng trường hợp mà ta sẽ có cách vệ sinh khác nhau.
- Phân dính trên da của bé: Dùng khăn giấy hoặc khăn ướt lau sơ qua, tiếp đó, dùng nước ấm (hoặc nước muối ấm) rửa sạch mông, vùng kín và các nếp gấp trên da.
- Mông dính nước tiểu hoặc bị nổi đỏ: Chuẩn bị vải mềm, bông hay khăn ướt sau đó ngâm vào nước ấm khoảng 38 độ C. Sau đó, dùng vải đã ngâm lau nhẹ nhàng để làm sạch và lau lần nữa với khăn khô.
- Phân bị lan rộng: Cho 150ml nước ấm khoảng 38-40 độ C vào bình có vòi xịt. Sau đó, xịt để rửa các vị trí phân lan rộng rồi làm sạch kỹ lại với khăn lau.
- Mông nổi đỏ hoặc phân lan rộng ra sau: Dùng một tay giữ bé chắc chắn, tay còn lại rửa mông bé bằng nước ấm rồi lau khô.
Bước 4 Để thay tã cho bé, mẹ có thể thay khi bé nằm hoặc đứng. Khi bé nằm, mẹ hãy cho hai tay vào phần dưới tã rồi luồn chân bé qua ống tã và kéo tã lên đến phần rốn. Còn đối với thay tã khi bé đứng, có thể cho bé đứng đối diện và dùng mẹ làm điểm tựa hoặc đứng quay lưng với mẹ rồi bám vào các vật dụng chắc chắn. Tiếp đó, cho bé luồn chân vào từng ống tã rồi kéo lên như khi mặc quần bình thường.
Bước 5 Kiểm tra tã và các phần viền thun ở quanh bụng và chân để chắc chắn tã đã ôm sát vào cơ thể và không siết quá chặt. Đặc biệt, đối với các bé trai, hãy hướng hạ bộ của bé xuống nằm dưới đáy tã, đặt giữa các vách chống tràn và hướng xuống dưới nhằm tránh tràn.
Bước 6 Tã bẩn sau khi thay hãy bỏ hết chất thải bên trong vào bồn cầu. Sau đó, ta cuộn tròn tã và dùng băng dán ở phần sau tã để cố định rồi cho vào túi nhỏ, cột kín và bỏ vào thùng rác.
Một số vấn đề thường gặp khi mặc bỉm cho bé
Tràn bỉm ở quanh đùi và bẹn của bé
Vấn đề này có thể là do khoảng trống giữa lưng vào mông đến từ việc sơ ý của mẹ khi mặc tã hoặc do kích thước tã không phù hợp khiến tã bị kéo quá nhiều về phía trước.
Tràn bỉm quanh đùi và bẹn có thể được khắc phục khi mẹ điều chỉnh tã thẳng và cao với phần lưng cao hơn, đủ để che rốn bé và dính băng dán theo hướng chéo xuống dưới, đảm bảo tã ôm sát cơ thể bé.
Tràn bỉm quanh bụng của bé
Tràn bỉm quanh bụng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm da ở trẻ. Điều này là do việc xuất hiện khoảng trống giữa đùi và bẹn với bỉm, khoảng trống này xuất hiện là vì phần viền thun ở chân bị gấp vào trong.
Để tránh vấn đề này, mẹ cần đảm bảo tã quần ôm sát cơ thể bé, hãy kéo tã quần đủ cao và thẳng cộng thêm điều chỉnh phần rãnh chống tràn quanh đùi và thun chân.
Lưu ý khi mặc bỉm quần cho bé
Để bé có thể mặc bỉm quần một cách thoải mái, trước hết, ta cần chọn lựa bỉm quần vừa vặn với bé và có khả năng thấm hút tốt. Bố mẹ cần thường xuyên quan sát bé và kiểm tra để có thể thay bỉm và vệ sinh cho bé khi bỉm bị ướt hay dính bẩn.
Kiểm tra để chắc chắn rằng phần thun của bỉm không dính vào quần áo, phần thun ở hai bên đùi và hông không quá chật và gây khó chịu cho bé.
Khi mặc bỉm cho bé logo thương hiệu bỉm cần đặt giữa nhằm đảm bảo rằng bỉm đã được mặc đúng cách. Và nếu bố mẹ thay bỉm cho bé khi đứng thì cần chắc chắn bé con đã có thể đứng vững nhằm bảo vệ an toàn cho con và thuận tiện hơn trong quá trình thay bỉm.
Hi vọng với các mẹo sử dụng tã quần cho trẻ ở trên, bạn sẽ chăm sóc các bé yêu của mình tốt hơn, giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ hơn. Nếu có kinh nghiệm về sử dụng tã quần khác, bạn hãy viết bình luận vào ô bên dưới chia sẻ với chúng tôi nhé.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn mẹ bỉm sử dụng tã quần cho trẻ đúng cách tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.