Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn kiểm tra các yếu tố an toàn trên xe điện trước khi di chuyển tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để đảm bảo an toàn khi sử đụng xe máy điện, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn hướng dẫn các bạn kiểm tra các yếu tố an toàn trên xe điện trước khi di chuyển trong bài viết dưới đây.
1. Kiểm tra mạch điện, mạch điện chiếu sáng
Trước khi di chuyển, đầu tiên, bạn kiểm tra các bộ phận mạch điện của xe:
– Bạn bật nguồn, vận hành công tắc đèn, kiểm tra xem đèn pha và đèn hậu có sáng không, đèn pha có bình thường không.
– Vận hành công tắc báo rẽ để xem chỉ báo rẽ có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra các thiết bị chiếu sáng có bị hư hỏng không.
2. Kiểm tra phanh trước và phanh sau
Sau khi kiểm tra mạch điện, bạn kiểm tra bộ phận phanh thắng, đây là bộ phận rất quan trọng đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường:
– Bạn kiểm tra chức năng tắt nguồn phanh của phanh trước và phanh sau có bình thường hay không. Hệ thống phanh có linh hoạt không?
– Kiểm tra hiệu suất phanh và khe hở phanh có bất thường không. Nếu phanh bị lỏng, khe hở phanh dài, má phanh bị mòn, mức dầu phanh thấp hoặc rò rỉ chất lỏng là bất thường, lúc này bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa để kiểm tra, khắc phục lỗi phanh để đảm bảo phanh hoạt động tốt nhất.
3. Kiểm tra tay lái và bánh trước, bánh sau
Tiếp theo bạn kiểm tra bộ phận tay lái, bánh trước và bánh sau có hoạt động tốt không bằng cách:
– Lắc xe lên, xuống, trước, sau, trái và phải để kiểm tra tay lái và bánh trước, bánh sau có bị lỏng hay không.
– Chuyển hướng tay lái xem có bị quá chặt hay bị kẹt hay không.
– Đẩy xe về phía trước và phía sau để kiểm tra bánh trước và bánh sau có quay trơn tru, có âm thanh bất thường hay không.
4. Kiểm tra lốp xe
Bạn cần kiểm tra lốp xe nhất là khi đi đường xa, lốp xe quá cũ hay không đủ hơi, bơm quá căng đều dẫn đến nguy cơ gây nổ lốp, xì lốp gây nguy hiểm và phiền phức cho người lái xe.
– Bạn kiểm tra áp suất lốp có bình thường không. Căn cứ vào vệt lõm khi tiếp xúc với mặt đường để đánh giá áp suất lốp có phù hợp không. Khi áp suất bất thường, cần dùng thiết bị đo áp suất để kiểm tra. Thông thường, áp suất bánh trước là 175 ± 5 kPa, bánh sau là 200 ± 5 kPa. Với loại lốp chân không: bánh trước và bánh sau là 250 ± 5 kPa.
– Kiểm tra lốp bị nứt hoặc mòn bất thường không, có đinh và kính đâm vào trong bánh xe hay không.
– Khi lốp được sử dụng đến mức chỉ báo độ mòn của lốp, cần tiến hành thay lốp.
5. Kiểm tra gương chiếu hậu và biển số
Gương chiếu hậu là phụ kiện rất cần thiết để bạn quan sát phía sau khi lưu thông trên đường. Bạn kiểm tra bộ phận này như sau:
– Kiểm tra gương xem có bụi bẩn và hư hỏng không, giữ cho gương sạch và thay thế nếu bị hỏng.
– Từ vị trí người điều khiển, quan sát xem gương chiếu hậu có thể thấy rõ điều kiện đường phía sau và bên hông hay không.
Về biển số xe, bạn cần kiểm tra biển số xe được lắp đặt an toàn chưa, số có rõ ràng và không có bụi bẩn hay hư hỏng hay không, nếu có cần khắc phục trước khi di chuyển.
Bài viết trên hướng dẫn các bạn cách kiểm tra các yếu tố an toàn trên xe điện trước khi di chuyển. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình sử dụng xe điện nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn kiểm tra các yếu tố an toàn trên xe điện trước khi di chuyển tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.