Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách trị cảm lạnh cho chó hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu một ngày chú chó cưng của bạn không còn chạy nhảy, vui đùa như bình thường nữa mà có những dấu hiệu lạ. Làm thế nào để bạn biết chó cưng của bạn đang bị bệnh gì? Liệu đó có phải là dấu hiệu cảm lạnh ở chó? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số kinh nghiệm hay về những dấu hiệu chó bị cảm lạnh và cách điều trị. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị để biết cách chăm sóc thú cưng của mình nhé.
Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh ở chó
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cảm lạnh ở chó, có thể là do cún cưng của bạn chơi quá lâu ở ngoài trời thời tiết lạnh mà không được giữ ấm cẩn thận. Đối với những chú chó được nuông chiều trong nhà khi ra ngoài sẽ dễ mắc chứng cảm lạnh hơn bởi sức đề kháng của chúng kém hơn những chú chó thường vận động ngoài trời.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến cho chú chó của bạn bị cảm lạnh như:
- Thời tiết thay đổi thất thường hoặc vào lạnh khiến cơ thể của cún chưa kịp thích nghi.
- Do tắm nước lạnh.
- Do cún bị nhiễm virus.
Triệu chứng khi chó bị cảm lạnh
Một số dấu hiệu để nhận biết chó nhà bạn bị cảm lạnh như:
– Chó run lẩy bẩy, lạnh và co rúm người lại
– Da và miệng có dấu hiệu tái màu
– Ho khan và chảy nước mũi
– Nôn, tiêu chảy có máu và hạ thân nhiệt
– Mệt mỏi, bỏ ăn, nằm im một chỗ ít vận động hơn bình thường
– Tai rũ xuống, lông bết, có những vùng lông bị dựng đứng
– Khi bệnh chuyển sang nặng, chó còn có biểu hiện da tím tái, tiêu chảy có máu và thậm chí là dẫn tới tử vong.
Thông thường vào mùa Đông, thời tiết lạnh, độ ẩm thấp là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh hô hấp ở chó. Ban đầu cún nhà bạn có thể bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ là cảm lạnh thông thường, việc sắp xếp lại nơi ở cho cún, cho chúng mặc ấm, điều chỉnh lại chế độ ăn sẽ giúp chúng sẽ tự khỏe sau 1-2 tuần.
Ngoài ra, nếu cún nhà bạn có biểu hiện ho, chảy nước mắt, thở nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh thì có thể cún nhà bạn đã bị mắc virus Parvo. Vì biểu hiện bệnh ban đầu khá giống với một số bệnh thường gặp ở cún nên tốt nhất bạn nên đưa cún đến trạm thú y hoặc nhờ người có chuyên môn đến để khám cho cún.
Cách điều trị chó bị cảm lạnh
Nếu bạn thấy cún cưng nhà mình có những dấu hiệu trên thì cho thấy cún nhà bạn đã bị cảm lạnh rồi đấy. Nếu cún bị cảm lạnh nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé cún bằng những cách sau đây:
– Cho cún uống nước ép xương xông, tía tô và húng quế.
– Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cún, bổ sung nhiều vitamin B, C kết hợp với uống siro Prospa,…
– Giữ ấm cho cún, cho chúng ngủ ở nơi ấm áp, tránh gió lạnh.
Trường hợp cún của bạn bị tiêu chảy và có dấu hiệu nôn mửa, sốt lên đến 40 – 42 độ C thì phải đưa ngay đến sở thú y để kịp thời chữa trị. Trường hợp này không được tự chữa ở nhà vì sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cún.
Nếu bạn không kịp đưa bé cún đi bác sĩ thú y thì hãy tiêm các loại kháng sinh đặc trị hoặc cho cún uống thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc như Amoxycillin, Zinnat với liều lượng 30~50mg/1kg, liều lượng theo hưỡng dấn của bác sĩ thú y.
Cách phòng bệnh cảm lạnh cho cún
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để cún cưng của bạn luôn khỏe mạnh, bạn nên đảm bảo đủ chất cho dinh dưỡng qua các bữa ăn cho cún. Đưa chúng đi dạo mỗi ngày đồng thời vui chơi với chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến nơi ở, nhất là khi thời tiết lạnh cần đảm bảo gió không lùa vào.
Đưa cún đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ và tẩy giun sán cho chúng. Điều này sẽ giúp cún khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để chóng chọi lại với những thay đổi từ môi trường.
Những lưu ý khi chó bị cảm lạnh
Có một số căn bệnh từ động vật lây sang người, thế nên khi chó của bạn bị cảm lạnh thì bạn hãy hạn chế gần gũi với chúng, vệ sinh chuồng trại thoáng mát. Các loại đồ dùng cho cún hãy mang đi phơi nắng và mua lá xông về đun lấy nước rửa chuồng.
Trong quá trình điều trị nếu chó cảm lạnh mà có dấu hiệu nước mũi đặc kèm theo thở khò khè thì bạn hãy cho chó uống thêm Bisolvon hoặc Acemuc nhằm làm loãng dịch tiết và long đờm.
>>> Xem thêm: Chó bị chảy nước mũi, viêm mũi phải làm sao?
Hi vọng với một vài thông tin chia sẻ trên bạn đã có thêm kinh nghiệm hay về cách chăm sóc, cách phòng và điều trị cảm lạnh cho cún nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách trị cảm lạnh cho chó hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.