Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách tính thang điểm 40 chính xác nhất dành cho học sinh sinh viên tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kỳ thi THPT Quốc gia là một kỳ thi quan trọng và áp lực đối với các bạn học sinh lớp 12. Một điều mà các bạn học sinh quan tâm sau khi thi Tốt nghiệp là cách tính điểm thi THPT Quốc gia. Để có thể dự đoán được số điểm để xét đại học vào trường mình mong muốn. Vì thế, hôm nay Reviewedu hướng dẫn bạn cách tính thang điểm 40. Cùng tham khảm nay bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần tính điểm theo thang 40
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tuyển sinh khác nhau được các trường Đại học, Cao đẳng áp dụng. Có rất nhiều trường Đại học yêu cầu xét tuyển dựa vào tổ hợp 3 môn. Và có yêu cầu, điều kiện thêm đó là môn chính bắt buộc nhân đôi hệ số. Vì thế điểm số được tính theo thang 40. Cộng với điểm ưu tiên hoặc điểm khuyến khích nếu có. Để ra tổng số điểm xét tuyển vào trường đại học. Điểm số này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân theo quy định của Bộ GD&ĐT
Những quy định cần tuân thủ khi tuyển sinh Đại học
Khi tuyển sinh đại học, cao đẳng các trường Đại học cao đẳng cần lưu ý những điều sau đây.
- Các trường Cao đẳng, Đại học cần có nhiệm vụ công bố và xác định các tổ hợp các môn. Để thí sinh có thể đăng ký vào trường theo năng lực và mong muốn. Theo đó, tổ hợp các môn cần xét tuyển bao gồm Toán, Văn, Anh, Tổ hợp KHTN ( Lý, Hóa, Sinh) và Tổ hợp KHXH ( Sử, Địa, GDCD) và các môn năng khiếu ( nếu có)
- Đối với việc tuyển thẳng vào trường Cao Đẳng, Đại học cần phải tuân thủ các hình thức ưu tiên tuyển thẳng của bộ GD&ĐT. Các trường cần công khai và công bố cụ thể để cho các thí sinh nắm rõ. Đối tượng ưu tiên tuyển thẳng phải theo quy định ở khoản 2 Điều 2, Khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh Đại học mà Bộ GD&ĐT công bố.
- Đối với các trường có tổ chức thêm kỳ thi đánh giá năng lực và năng khiếu của thí sinh. Kết hợp với việc sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia. Cần phải ghi rõ trong đề án tuyển sinh và công bố công khai trang trang điện tử của nhà trường.
Đối với các trường Đại học, Cao đẳng tuyển sinh không dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia
- Theo đó nhà trường có thể sử dụng các hình thức tuyển sinh bằng cách tổ chức thi tuyển sinh theo đề của đơn vị nhà trường. Xét tuyển học bạ, đánh giá giá năng lực. Hay kết hợp đồng thời nhiều phương án. Nhưng phải tuân thủ các quy tắc ra đề, chấm thi, coi thi chung của Bộ
- Ngoài ra các trường không áp dụng phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT. Có thể sử dụng kết quả tuyển sinh của trường khác hoặc các chứng nhận trong các kỳ thi uy tín trên thế giới. Nhà trường cần quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh của mình.
Cách tính thang điểm 40
Ở một số trường Cao đẳng, Đại học yêu cầu xét tuyển Đại học theo thang điểm 40. Để có thể phù hợp với tiêu chí của một số ngành đặc biệt. Dưới đây là công thức cách tính thang điểm 40 mà Reviewedu đã tổng hợp giúp bạn
Cách tính điểm theo thang 40 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển Đại học. Bằng cách lấy điểm môn thứ nhất cộng với điểm môn thứ 2 cộng với điểm môn thứ 3 nhân 2. Và sau đó cộng với điểm ưu tiên nếu có
Ví dụ: Thí sinh Nguyễn Văn A thi THPT Quốc gia có kết quả của tổ hợp khối A00 như sau: Toán 7 điểm, Lý 8 điểm, Hóa 9 điểm và có điểm ưu tiên là 0.5
Tổng điểm xét tuyển đại học của thí sinh sẽ là: 7+8+9 x 2+ 0.5 = 33,5
Những quy định về điểm ưu tiên
Theo điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó quy định
Điểm ưu tiên theo đối tượng
- Nếu thí sinh thuộc các đối tượng 1,2,3,4 trong quy chế tuyển sinh Đại học sẽ được cộng 2 điểm
- Nếu thí sinh thuộc các đối tượng 5,6,7 trong quy chế tuyển sinh Đại học sẽ được cộng 1 điểm
Điểm ưu tiên theo khu vực
- Khu vực 1 (KV1): được cộng 0.75 điểm đối với các thí sinh ở các xã thuộc khu vực I,II,III. Thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định trong thời gian thí sinh học THPT. Đặc biệt ở các vùng ven biển, hải đảo, biên giới. Theo chương trình 135 quy định của thủ tướng Chính Phủ.
- Khu vực 2 ở nông thôn (KV2 -NT): Sẽ được cộng 0,5 điểm trong đó là các thí sinh không thuộc KV2, KV2, KV3
- Khu vực 2 (KV2): Sẽ được cộng 0.25 điểm trong đó các thí sinh thuộc các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các huyện ngoại thành của thành phố thuộc trung ương
- Khu vực 3 (KV3): sẽ không được cộng điểm ưu tiên bao gồm các thí sinh ở các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.
Những điểm lưu ý trong cách tính thang điểm 40
Để công nhận xét tốt nghiệp thí sinh phải cần làm đủ bài thi bắt buộc và bài thi tự chọn. Thí sinh cần lưu ý một số yếu tố là điều kiện cần để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển Đại học.
- Thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia, không bị kỷ luật, gian lận hay hủy kết quả bài thi
- Thí sinh phải đảm bảo tất cả các bài thi của từng môn thi kể các phần thi chung và tổ hợp. Kết quả bài thì phải đều đạt trên 1.0 theo thang điểm 10 mới đủ xét công nghiệp tốt nghiệp
- Thí sinh phải đảm bảo có điểm xét tốt nghiệp từ 5.0 trở lên.
- Thí sinh Đậu tốt nghiệp THPT mới được xét tuyển vào trường Đại học
Kết luận
Trên đây là bài viết về cách tính thang điểm 40 mà Reviewedu cung cấp đến bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích. Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi THPT và đậu vào ngôi trường Đại học mình mong muốn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách tính thang điểm 40 chính xác nhất dành cho học sinh sinh viên tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/huong-dan-cach-tinh-thang-diem-40-chinh-xac-nhat