Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách chọn đèn xe đạp phù hợp với nhu cầu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đèn xe đạp đóng một vai trò quan trọng cho bạn mỗi khi bạn đạp xe vào ban đêm, đặc biệt khi đi trên những cung đường ghồ ghề. Vì vậy, việc chọn một đèn xe đạp phù hợp khi đạp xe sẽ hữu ích cho bạn. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tham khảo cách chọn đèn xe đạp phù hợp nhé!
Thương hiệu đèn
Việc lựa chọn một thương hiệu đèn xe đạp là vô cùng quan trọng, nó giúp người dùng an toàn hơn khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu đèn xe đạp nổi tiếng như: Forever, Wheel Up, Life, Giant, Saitu,…
Khi sử dụng đèn xe đạp có thương hiệu bạn sẽ được sử dụng sản phẩm với chất lượng tốt, dịch vụ và chế độ bảo hành sản phẩm tốt hơn. Bạn sẽ không phải quá lo lắng mỗi khi đèn xe đạp bị lỗi.
Bóng đèn LEDs
Công nghệ khoa học phát triển hiện đại, ngày càng có nhiều bóng đèn LED có hiệu suất cao, sử dụng năng lượng chiếu sáng ước tính khoảng 80 – 90%. Trong đó, 80% năng lượng điện chuyển thành ánh sáng, 20% năng lượng còn lại chuyển thành năng lượng nhiệt.
Bạn nên chú ý đến kiểu chiếu sáng của bóng đèn LEDs để lựa chọn bóng đèn thích hợp. Bạn có thể chọn đèn trước với kiểu choá đèn tập trung ánh sáng thành một dải hẹp phù hợp với hầu hết người dùng.
Độ sáng Lumen
Lumenlà đơn vị đo tổng hợp lượng ánh sáng nhìn thấy được phát ra từ một nguồn. Lượng lumen cao giúp cho ánh sáng của đèn xe sáng hơn giúp người dùng an tâm, lái xe an toàn trên những con đường tối.
Nếu bạn thường xuyên di chuyển trong thành phố, thì cần đèn có độ sáng 400 lumen trở lên là phù hợp, để đề phòng đi vào những nơi có ánh sáng yếu thì nên trang bị đèn có độ sáng trên 700 lumen.
Tuy nhiên, nếu bạn đạp xe đi trên những con đường gồ ghề, sỏi đất, đồi núi, mạo hiểm hay những con đường không có ánh sáng thì yêu cầu xe đạp có đèn sáng mạnh hơn nhiều lần.
- Nếu sử dụng xe đạp ở vùng ngoại ô, những cung đường tối, hiểm trở cần trang bị đèn có độ sáng tối thiểu trên 1000 lumen để dễ dàng quan sát chướng ngại vật trên đường.
- Đạp xe ở địa hình đồi núi, rừng bạn nên trang bị đèn trước lên tới 2000 lumen hoặc 3400 lumen hay có thể cao hơn để dễ dàng quan sát đường đi, chướng ngại vật hiểm trở xung quanh.
Thiết kế quang học
Hầu hết, đèn xe được thiết kế thông qua thấu kính quang học cho ra quầng sáng cũng như hiệu suất chiếu sáng cao. Thấu kính sẽ tập trung ánh sáng chiếu về mặt đường, làm giảm độ phân tán của ánh sáng xung quanh, nâng cao hiệu quả chiếu sáng và sử dụng ít năng lượng hơn.
Một số đèn được thiết kế nhiều hệ quang học cho mỗi bóng đèn LED, từ đó đèn có thể vừa chiếu xa và vừa chiếu tỏa, phù hợp với từng nhu cầu chẳng hạn so với những bóng đèn cầm tay truyền thống, sử dụng ánh sáng chóa phản xạ.
Khi sử dụng chóa phản xạ ánh sáng sẽ tập trung ra quầng ngoài, khả năng chiếu sáng không đồng đều, không hiệu quả, làm cho người đối diện bị chói mắt.
Theo tiêu chuẩn STVZO (do Đức ban hành) ánh sáng chiếu sáng của phương tiện giao thông cần đảm bảo chiếu sáng tốt nhưng không được chiếu trực tiếp vào người đi đối diện. Dưới đây là hình minh họa về đèn thiết kế quang học đạt chuẩn:
- Minh họa 1: Quầng sáng mạnh nhất của đèn tập trung trực tiếp vào giữa mặt đường, người đi đối diện không bị ảnh hưởng bởi đèn chiếu sáng. Đèn xe đạt tiêu chuẩn.
- Minh họa 2,3: Xe gắn đèn cầm tay thông thường quầng sáng tròn khi chiếu xuống đường làm người đối diện bị chói, cản trở tầm nhìn. Đèn xe chưa đạt tiêu chuẩn.
Pin của đèn
Đèn sạc của xe đạp thường sử dụng pin Lithium-ion. Đặc biệt, đèn sạc giúp người dùng có thể sạc lại hàng trăm lần, đây cũng là dòng sản phẩm thực sự khá tiết kiệm chi phí cũng như thân thiện với môi trường hơn so với loại pin rời sử dụng 1 lần.
Giá thành của pin Lithium-ion tương đối cao hơn so với dòng pin sử dụng 1 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng chủ động quan sát được dung lượng pin thay vì phải chạy ra cửa hàng mua pin so với pin sử dụng 1 lần.
Pin Lithium-ion không làm hiệu suất của đèn giảm dần khi pin yếu, loại đèn này còn có đèn báo dung lượng trên thân giúp người dùng có thể chủ động kiểm tra và lên kế hoạch khi sử dụng xe đạp.
Ưu điểm nổi bật của pin Lithium-ion cho năng lượng cao hơn so với pin khối, tuổi thọ sử dụng dài hơn. Nếu bạn dự định sẽ cất đèn nếu không sử dụng bạn nên sạc đầy hoặc hơn hơn 50% trước khi cất.
Bạn cũng nên tìm dòng pin có tính năng sạc Smart Charge – sạc thông minh giúp tự động ngắt nguồn khi pin đầy, giúp bạn không phải lo về trường hợp nổ hoặc nóng pin. Thêm vào đó, pin Lithium-ion cũng có chức năng sạc ngược cho điện thoại giúp người dùng thuận tiện khi đi xa.
Thời lượng & tuổi thọ của pin
Nói đến thời lượng cũng như tuổi thọ của pin sẽ phụ thuộc vào từng loại pin, cường độ chiếu sáng cũng như loại bóng LED mà bạn sử dụng. Nên chọn đèn xe có chế độ chớp, tắt giúp cho phương tiện giao thông trên đường dễ dàng nhận ra bạn.
Đồng thời, khi bạn sử dụng chế độ chớp/tắt cũng dùng ít năng lượng hơn so với chế độ sáng giữ nguyên. Hầu hết, các dòng đèn xe đạp đều sở hữu hai chế độ này, để tiết kiệm thời lượng pin bạn có thể dùng chế độ chớp/tắt vào ban ngày.
Các kiểu gắn trên xe
Gắn trước
Thông thường, việc gắn trước đèn xe sẽ được gắn trên tay lái của xe. Khi bạn đạp xe trong đêm đặc biệt trong rừng giúp bạn có thể điều chỉnh được hướng sáng thông qua đèn được gắn trên tay lái.
Đối với kiểu gắn trước thường sử dụng dây cao su chịu lực cũng như rãnh chuyên dụng trên giá đỡ để cài chắc vào ghi đông. Ưu điểm của cách lắp này dễ dàng tháo lắp nhanh chóng, có thể điều chỉnh hướng thuận tiện với người dùng.
Nhược điểm của gắn trước bằng dây cao su sẽ dễ dàng bị tuột khi đi trên các mặt đường gồ ghề. Đặc biệt, khi bạn sử dụng được một thời gian chúng có khả năng bị xuống cấp và dễ bị hỏng.
Ngoài ra, giá đỡ làm bằng hệ thống kim loại chắc chắn được kẹp vào tay lái và giữ chặt trên bu lông. Đối với giá đỡ này có độ bền cao hơn so với dây cao su. Tuy nhiên, giá đỡ này thường khó tháo lắp thậm chí phải sử dụng thêm các phụ kiện mới có thể tháo lắp được.
Gắn ghi đông
Gắn đèn sau: Người dùng có thể gắn vào cốt yên, balo hoặc cả hai phía sau của nón bảo hiểm. Một số dòng xe baga còn tích hợp ngầm để gắn đèn đuôi.
Gắn đèn hai bên: Bạn có thể gắn hai bên khung xe hoặc ở căm xe. Đèn xe được gắn ở căm khá hữu dụng vì nó có khả năng tạo vệt sáng chuyển động tương đối hiệu quả, giúp chiếu sáng đường tốt hơn và tăng sự chú ý cho người tham gia giao thông.
Gắn nón bảo hiểm
Khi bạn gắn đèn xe trên nón bảo hiểm giúp bạn có thể linh hoạt chuyển hướng ánh sáng hơn khi đi trên những con đường tối và gồ ghề. Điều này chắc hẳn sẽ đem lại hiệu quả chiếu sáng trong tầm nhìn trước mắt bạn.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn cách chọn đèn xe đạp phù hợp. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp bạn chọn mua đèn xe đạp phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách chọn đèn xe đạp phù hợp với nhu cầu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.