Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách bấm máy tính logarit tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việc được sử dụng máy tính để tính những phương trình, hàm số hay tổ hợp chỉnh hợp đã là đều hết sức bình thường đối với học sinh trung học. Bên cạnh đó cũng sẽ có những bạn hoàn toàn chưa rõ về cách bấm máy tính logarit. Vậy nên hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu qua bài viết sau để có thể cải thiện khả năng của mình nhé!
Logarit là gì?
Hàm logarit trong toán học chính là phép toán nghịch đảo của lũy thừa, hiểu 1 cách đơn giản hơn thì hàm logarit chính là đếm số lần lặp đi lặp lại của phép nhân.
Chẳng hạn như logarit cơ số 10 của 1000 chính là số 3, bởi vì theo phép tính nhân 10 x 10 x 10 tức là bằng với 10 mũ 3 chính là 1000.
Logarit có thể được dùng để tính toán cho bất kỳ 2 số dương thực a và b (trong đó a phải khác 0) bởi vì lũy thừa cho phép 1 số thực dương bất kỳ có thể lũy thừa với số mũ bất kỳ luôn cho ra 1 kết quả là số dương .
Ví dụ: Số logarit x là y = logax chỉ khi thỏa mãn được đẳng thức ay = x
Với
- x > 0; a > 0; a ≠ 1
- x – số logarit
- a – cơ số
- y – số mũ
Các công thức của Logarit
Cách bấm máy tính Logarit
Đối với Logarit thông thường
Bấm SHIFT + LogbX màu đen ở hàng thứ 2 ngoài cùng phía bên phải để bấm Log. Hàm số này có dạng LogbX vì vậy bạn cần nhập cơ số b trước, sau đó mới nhập Logarit của cơ số b (X) sau.
Đối với Logarit tự nhiên
Bấm SHIFT + Ln, màu đen phím thứ ba từ trên xuống, ngoài cùng phía bên phải. Hàm số này có dạng Ln x, vì cơ số bằng e (~ 2,71828) đã được thiết lập sẵn trên máy nên bạn chỉ cần nhập Logarit của cơ số e thay vì nhập b như LogbX.
Bài tập áp dụng cách bấm máy tính Logarit
Giải phương trình Logarit trắc nghiệm
Bước 1: Chuyển phương trình về 1 vế > Nhập phương trình vào trong máy tính.
Bước 2: Bấm CALC thử lần lượt các đáp án A, B, C, D vào phương trình > Bấm “=” > Nếu kết quả bằng 0 thì đáp án đó là đáp án đúng.
Ví dụ 1: Phương trình Log2X Log4X Log6X = Log2X Log4X + Log4X Log6X + Log6X Log2X có tập nghiệm là:
- {1}
- {2,4,6}
- {1,12}
- {1,48}
Giải
Phương trình mới có dạng: Log2X Log4X Log6X – (Log2X Log4X + Log4X Log6X + Log6X Log2X) = 0. Nhập vào máy tính vế trái của phương trình.
Tại X = 1, ta bấm “CALC + 1 + =” > Phương trình = 0.
Vậy X = 1 là nghiệm của phương trình, chúng ta loại được đáp án B.
Tại X = 12, ta bấm “CALC + 12 + =” > Phương trình ra đáp án khác 0.
Vậy X = 12 không là nghiệm của phương trình. Loại đáp án C.
Tại X = 48, ta bấm “CALC + 12 + =” > Phương trình = 0.
Vậy X = 48 là nghiệm của phương trình.
Suy ra, đáp án D là đáp án đúng.
Giải phương trình Logarit bằng tính năng TABLE
Ví dụ 2: Tính tích các nghiệm của phương trình sau: Log3(3X) Log3(9X) = 4.
Bước 1: Bấm MODE > 7 > Nhập hàm số: f(x) = Log3(3X) Log3(9X) – 4.
Bước 2: Nhấn “=” > Chọn START = 0 > “=” > Chọn END = 29 > “=” > Chọn STEP = 1 > “=”.
Bước 3: Dò cột f(x) để tìm những khoảng hàm số đổi dấu. Ví dụ như hình dưới đây ta thấy khoảng (0;1) và (1;2) hàm số đổi dấu từ âm sang dương. Vậy trên khoảng này sẽ có khả năng có nghiệm, ta sẽ xét tiếp 2 khoảng này.
Bước 4: Bấm AC và dấu = để làm lại các bước trên. Với khoảng (0;1) ta chọn START = 0 > END = 1 > STEP 1/29. Ta được khoảng (0;0,0344) có thể có nghiệm, ta sẽ dò tiếp khoảng này để tìm nghiệm gần đúng nhất.
Bước 5: Với khoảng (0;0,0344) ta chọn START = 0 > END = 1 > STEP = 0,0344/29. Ta được nghiệm nằm trong khoảng (0,0189-0,0201).
Bước 6: Muốn có nghiệm chính xác hơn nữa ta lặp lại với START = 0,0189 > END = 0,0201 > STEP = (0,0201-0,0189)/29. Ta được nghiệm đúng thứ nhất là 0,01997586207.
Bước 7: Làm tương tự với khoảng (1;2). Ta được nghiệm đúng thứ hai là 1,852482759.
Bước 8: Bấm tích hai nghiệm với nhau ta thu được kết quả của bài toán.
Xem thêm:
Cách bấm máy tính chỉnh hợp
Cách bấm máy tính giải hệ phương trình
Cách bấm máy tính lim
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách bấm máy tính logarit tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/huong-dan-cach-bam-may-tinh-logarit