Bạn đang xem bài viết Hóa 12 Bài 12: Đại cương về polymer Giải Hóa 12 Kết nối tri thức trang 51, 52, 53, 54, 55 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 51, 52, 53, 54, 55 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 12: Đại cương về polymer thuộc Chương 4: Polymer.
Soạn Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 12 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Mở đầu Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 12
Các polymer tự nhiên (tinh bột, cellulose, tơ tằm, …) hay polymer tổng hợp (PE, PVC, nylon – 6,6, …) được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Vậy, polymer là gì và chúng có các tính chất cơ bản nào?
Trả lời:
– Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
– Tính chất vật lí:
+ Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
+ Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.
+ Tính chất vật lí của polymer thường phụ thuộc vào cấu tạo: nhiều polymer có tính dẻo (PE, PP (polypropylene),…); một số polymer có tính đàn hồi (polyisoprene, polybuta-1,3-diene,…); một số polymer khác có tính dai, bền và có thể kéo sợi (capron, nylon-6,6,…). Nhiều polymer có tính cách điện (PE, PVC,…); một số polymer có tính bán dẫn.
– Tính chất hoá học: Polymer có thể tham gia phản ứng cắt mạch polymer, phản ứng tăng mạch polymer, phản ứng giữ nguyên mạch polymer (như phản ứng xảy ra ở nhóm thế đính vào mạch polymer, cộng vào liên kết đôi trong mạch polymer…).
Giải Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 12 – Câu hỏi
Câu 1
Hãy xác định các monomer tương ứng dùng để tổng hợp các polymer sau: PE, PS và PVC.
Trả lời:
Polymer |
PE |
PS |
PVC |
Monomer |
Ethylene (C2H4) |
Styrene (C6H5-CH=CH2) |
Vinyl chloride (CH2=CHCl) |
Câu 2
Viết công thức cấu tạo và gọi tên polymer được tổng hợp từ monomer sau:
a) propylene.
Trả lời:
Câu 3
Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) Thuỷ phân hoàn toàn poly(methyl methacrylate) trong môi trường base.
b) Thuỷ phân hoàn toàn nylon-6,6 trong môi trường acid.
Trả lời:
a) Thuỷ phân hoàn toàn poly(methyl methacrylate) trong môi trường base.
b) Thuỷ phân hoàn toàn nylon-6,6 trong môi trường acid.
Câu 4
Hộp xốp đựng thực phẩm chế biến sẵn thường làm bằng polystyrene. Hãy tìm hiểu và cho biết có nên sử dụng các hộp này để đựng thức ăn nóng hoặc cho hộp vào lò vi sóng để hâm nóng thức ănS hay không. Tại sao?
Trả lời:
Không nên dùng hộp xốp (làm bằng polystyrene) để đựng thức ăn nóng hoặc cho hộp xốp vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn do loại polymer này không chịu được nhiệt độ cao. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao loại hộp này còn giải phóng styrene và một số chất khác… bám vào thực phẩm, gây hại cho sức khoẻ con người…
Câu 5
Cho các polymer sau: PS; nylon – 6,6; PVC.
Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Trả lời:
– Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ, giống nhau hay tương tự nhau tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer).
Vậy các polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: PS (polystyrene); PVC (poly(vinyl chloride)).
– Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là nước).
Vậy nylon – 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa 12 Bài 12: Đại cương về polymer Giải Hóa 12 Kết nối tri thức trang 51, 52, 53, 54, 55 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.