Bạn đang xem bài viết Hóa 11 Bài 30: Ankađien Soạn Hóa học 11 trang 135 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Hóa 11 bài 30: Ankađien giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức về công thức cấu tạo, đồng phân, tính chất hóa học, ứng dụng của Ankađien. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 6 trang 135.
Giải bài tập Hóa 11 bài 30 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu giải Hóa 11 Bài 30: Ankađien, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 30: Ankađien
1. Định nghĩa
Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử
Công thức phân tử chung của các ankađien là CnH2n-2 (n > 3).
2. Phân loại
a. Ankađien có hai liên kết đôi cạnh nhau.
Thí dụ: anlen CH2=C=CH2
b. Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.
Thí dụ: buta-1,3-đien (đivinyl) CH2=CH-CH=CH2
c. Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.
Thí dụ: penta-1,4-đien CH2=CH-CH2-CH=CH2
Các ankađien liên hợp như buta-1,3-đien CH2=CH-CH=CH2 và isopren CH2=C(CH3)-CH=CH2 có nhiều ứng dụng thực tế.
Giải Hóa 11 Bài 30 trang 135
Câu 1
Thế nào là ankađien, ankađien liên hợp? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien liên hợp có công thức phân tử C4H6, C5H8
Gợi ý đáp án
Định nghĩa:
Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.
Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.
CTPT | CTCT | Tên gọi |
C4H6 | CH2 = CH – CH = CH2 | Buta – 1,3 – đien |
C5H8 | CH2 = CH – CH = CH-CH3 | Penta – 1,3- đien |
CH2=C(CH3)-CH=CH2 | 2-metylbuta – 1,3- ddien isopren |
Câu 2
Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng xảy ra khi:
a. Isopren tác dụng với hidro (xúc tác Ni)
b. Isopren tác dụng với brom trong (trong CCl4) Các chất được lấy theo tỉ lệ số mol 1 : 1 tạo ra sản phẩm theo kiểu cộng 1, 4.
c. Trùng hợp isopren theo kiểu 1,4.
Gợi ý đáp án
Câu 3
Oxi hóa hoàn toàn 0,680 gam ankađien X thu được 1,120 lít CO2 (đktc)
a. Tìm công thức phân tử của X
b. Tìm công thức cấu tạo có thể có của X
Gợi ý đáp án
Gọi CTPT của ankadien X là CnH2n-2 (n≥3)
a. nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)
Phương trình hóa học: CnH2n-2 + (3n – 1)/2O2 → nCO2 + (n – 1) H2O
Theo phương trình: (14n -2) (g) n (mol)
Theo đầu bài: 0,68 0,05 mol
=> (14n – 2).0,05 = 0,68.n => n = 5 => CTPT X: C5H8
b. CTCT có thể có của X là
CH2 = C=CH-CH2-CH3; CH2 = CH – CH=CH-CH3
CH2=CH-CH2-CH=CH2; CH3 – CH =C=CH-CH3
CH2 = C(CH3)-CH=CH2
Câu 4
Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được
A. Butan
B. Isobutan
C. Isobutilen
D. Pentan
Gợi ý đáp án
Phương trình hóa học
CH2 = CH – CH =CH2 + 2H2 CH3-CH2-CH2-CH3
Câu 5
Hợp chất nào sau đây cộng hợp H2 tạo thành isopentan?
Đáp án hướng dẫn giải
Đáp án B
Phương trình hóa học
CH2 = CH-C(CH3)=CH2 + 2H2 CH3 – CH2 – CH(CH3)-CH3
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa 11 Bài 30: Ankađien Soạn Hóa học 11 trang 135 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.