Bạn đang xem bài viết HIV/AIDS tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
HIV/AIDS là gì?
Tên gọi khác: Hội chứng suy giảm miễn dịch, SIDA, Liệt kháng
HIV – viết tắt của Human Immunodeficiency Virus là một virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người.
AIDS (Acquired, Immuno, Deficiency, Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, tới thời điểm này thì hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu nặng nề và không còn khả năng đề kháng lại các tác nhân gây bệnh, làm cho người bệnh mắc một số bệnh cơ hội như nhiễm khuẩn, ung thư và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân mắc bệnh HIV/AIDS
Nguyên nhân mắc bệnh AIDS chính là do virus HIV gây ra, nó gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch ở người.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có chức năng huy động các yếu tố miễn dịch trong đó tế bào bạch cầu lympho TCD4 đóng vai trò chỉ huy, chúng sẽ chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Khi HIV vào cơ thể chúng tấn công và chiếm lấy tế bào TCD4 sau đó nhân lên và phá vỡ tế bào này. TCD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh của cơ thể càng suy giảm. Qua nhiều năm cơ thể sẽ từ từ mất đi khả năng miễn dịch chống lại yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như mầm bệnh là các vi khuẩn, virus và các loại nấm gây bệnh cho cơ thể.
Có rất nhiều con đường gây lây nhiễm HIV trong đó lây truyền qua đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ truyền sang con là những con đường chính.
Đường máu
Khi dùng chung kim tiêm, ống chích với người đã nhiễm HIV, truyền máu của người bị nhiễm HIV cho người chưa nhiễm.
Đường tình dục
Người bị nhiễm HIV sẽ có tinh trùng hoặc dịch tiết âm đạo chứa virus HIV khi quan hệ hỗn tạp các chất dịch và virus sẽ thông qua những tổn thương ở mô trong quá trình quan hệ, xâm nhập vào cơ thể người bình thường.
Đường từ mẹ sang con
Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền sang con trước hoặc sau khi sinh hoặc trong quá trình cho con bú.
HIV/AIDS không lây truyền qua không khí, dùng chung khăn mặt hay qua đường ăn uống trừ khi có vết thương hở tiếp xúc với máu của bệnh nhân trên các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng của HIV/AIDS
Nhiễm HIV có 3 giai đoạn: giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, giai đoạn mãn tính và giai đoạn AIDS.
Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn này (thường là 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm) có thể có các triệu chứng giống với nhiễm trùng cấp tính bình thường khác như bị sốt, đau đầu, đau cổ họng, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết. Thường các triệu chứng này sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần và kéo dài nhất là 28 ngày.
Khi bị nhiễm HIV giai đoạn đầu không có triệu chứng đặc thù nào. Vì vậy giai đoạn này có thể lây lan cho người xung quanh. Người bị nhiễm HIV có thể trông khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Chỉ phát hiện sau khi kiểm tra xét nghiệm máu.
Giai đoạn mãn tính
Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần – 20 năm tùy vào cơ thể của người nhiễm HIV cùng với sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch làm giảm số lượng virus trong máu. Trong giai đoạn này, HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết làm cho hạch bạch huyết bị sưng. Bệnh nhân nếu không phát hiện kịp thời ở giai đoạn này cũng có khả năng lây lan bệnh cho người khác.
Tới giai đoạn cuối của HIV là AIDS có thể xuất hiện các triệu chứng do HIV gây ra hoặc do các vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào cơ thể khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Giai đoạn này sẽ xuất hiện các nhiễm trùng do vi sinh vật cơ hội gây ra hoặc các khối u lây lan trong cơ thể dẫn đến gặp các bệnh và có triệu chứng như:
– Ung thư phổi, ung thư thận, ung thư hạch bạch huyết…
– Nhiễm nấm Candida species
– Nnhiễm Mycobacterium tuberculosis làm bệnh nhân mắc bệnh lao,
– Virus herpes sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân ở một số cơ quan trong cơ thể như miệng, âm đạo, da…
– Viêm màng não do Cryptococcus
– Nhiễm Cryptosporidium gây tiêu chảy mãn tính
Ngoài các vi sinh vật kể trên, bệnh nhân còn có thể mắc một số loại khối u và các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác.
Các bệnh trên sẽ gây ra các triêu chứng như:
– Tưa miệng, đau họng
– Nhiễm nấm âm đạo gây đau rát và thường xuyên tái phát
– Viêm nhiễm vùng chậu
– Mệt mỏi, đau đầu, choáng váng
– Dễ bị bầm tím
– Tiêu chảy kéo dài
– Sốt và ra mồ hôi ban đêm
– Sưng các tuyển ở cổ họng, nách, háng hoặc có thể bị tình trạng sơ cứng ở những tuyến này
– Ho khan kéo dài, khó thở
– Xuất hiện đồi mồi trên da hoặc trong khoang miệng
– Chảy máu không rõ nguyên nhân ở miệng, mũi, âm đạo hoặc hậu môn.
– Tê chân tay, mất kiểm soát cơ thể.
– Mất phương hướng, lú lẫn, giảm chức năng thận
Và còn nhiều các triệu chứng khác chưa được liệt kê ở trên.
Điều trị HIV/AIDS
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh HIV/AIDS mà chỉ có thuốc ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể. Điều trị triệu chứng của các bệnh cơ hội do vi sinh vật cơ hội gây ra.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện sức khỏe kéo dài giai đoạn HIV chuyển sang AIDS.
Y học hiện đại phát triển, các nhà khoa học cũng đang cố gắng nghiên cứu tìm ra các loại thuốc giúp đỡ trong việc điều trị HIV/AIDS. Hy vọng tương lai gần AIDS sẽ không còn là vấn nạn toàn cầu.
Các loại thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thường là:
– Thuốc chống virus: các chất ức chế phiên mã ngược (idovudine, lamivudine, didanosin, zalcitabine, stavudine và abacavir), ức chế protease (saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprenavir, lopinavir và atazanavir.), ức chế hòa nhập (enfuvirtide)
– Thuốc điều hòa miễn dịch: tăng cường hệ miễn dịch như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,…
– Thuốc phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội
Phòng ngừa HIV/AIDS
Phòng ngừa HIV/AIDS bằng cách phòng tránh các con đường lây nhiễm của virus HIV.
Phòng HIV/AIDS lây qua đường máu:
– Không tiêm chích ma túy
– Chỉ truyền máu khi máu đã được xét nghiệm HIV. Người hiến máu phải xét nghiệm HIV cẩn thận trước khi cho máu.
– Sử dụng bơm, kim tiêm đã được vô trùng. Không dùng chung ống chính và kim tiêm.
– Dụng cụ trong phòng phẫu thuật phải được tiệt trùng, các dụng cụ châm cứu, xăm cũng phải được tiệt trùng cẩn thận.
– Phụ nữ có nhu cầu làm đẹp như làm móng, nặn mụn… phải có bộ dụng cụ riêng, hạn chế sử dụng chung với người khác vì trong quá trình thao tác có thể để lại vết thương.
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
– Không quan hệ tình dục bừa bãi, chỉ một vợ một chồng
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ ngăn ngừa lây nhiễm
– Trước khi lập gia đình, cả hai nên xét nghiệm HIV/AIDS để bảo vệ cho vợ/chồng tương lai
– Khi đã lập gia đình với người bị nhiễm HIV/AIDS cần có sự tự vấn của các chuyên gia y tế để phòng tránh lây nhiễm.
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
– Người bị nhiễm HIV không nên có thai vì khả năng con bị nhiễm bệnh rất cao
– Khi mang thai và xét nghiệm bị nhiễm HIV cần phải được uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Sau khi đứa trẻ có mẹ nhiễm HIV được sinh ra, làm các xét nghiệm cần thiết, đưa trẻ đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV để được chăm sóc và theo dõi lâu dài.
– Phụ nữ cho con bú nhiễm HIV có thể dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Xem thêm Hình ảnh tìm hiểu về HIV/AIDS
HIV/AIDS là đại dịch của thế kỷ, rủi ro nhiễm bệnh vẫn tiềm ẩn trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta.
Nếu nghi ngờ bản thân có khả năng bị nhiễm HIV vì một lý do nào đó cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chỉ định uống thuốc dự phòng chống phơi nhiễm và xét nghiệm theo dõi. Nếu trên đường vô tình giẫm phải kim tiêm hoặc do người nghiện/nghi ngờ nghiện ma túy đâm phải, tuyệt đối không được nặn máu, đến hộ gia đình gần nhất xin xà phòng để tiệt trùng vết thương, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được chỉ định uống thuốc chống phơi nhiễm trong vòng 72 giờ. Cần có lối sống chế độ ăn uống hợp lý sinh hoạt lành mạnh để có một sức khỏe với sức đề kháng tốt.
Không nên kì thị những người bị nhiễm HIV vì có thể khiến họ cảm thấy mặc cảm với xã hội, họ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu bị ảnh hưởng tâm lý.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo loại trừ các yếu tố nguy cơ.
(Hình ảnh tổng hợp từ WebMD, benh.edu.vn, std-gov.org, google…)
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh Duy
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết HIV/AIDS tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.