Bạn đang xem bài viết Hệ thống nhà thông minh của Google, Amazon và Apple có thực sự an toàn? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sử dụng loa thông minh để điều khiển mọi thiết bị trong nhà, bạn thực sự đối diện với rất nhiều vấn đề. Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu xem hệ thống nhà thông minh của Google, Amazon và Apple có thực sự an toàn hay không nhé!
Ở Mỹ, gần 70 triệu người hiện đang sở hữu ít nhất một chiếc loa thông minh (chiếm khoảng 20% dân số cả nước). Và hàng triệu người đang sử dụng trợ lý ảo Google Assistant, Siri và Alexa trên chiếc điện thoại thông minh của họ. Có thể nói rằng: trợ lý giọng nói thông minh đã và đang trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Có lẽ vì vậy, không ít người đặt ra nghi vấn: liệu Google, Apple và Amazon có đang thực sự vi phạm quyền riêng tư đến người sử dụng hay không? Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu về vấn đề này.
Hệ thống nhà thông minh Amazon Alexa
Hệ thống nhà thông minh Amazon Alexa dường như đang cai trị trên thị trường bởi các thiết bị mà hãng này mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, như bộ loa và màn hình thông minh; các thiết bị của bên thứ ba của Amazon có dịch vụ thoại Alexa tích hợp – cộng với ứng dụng trên smartphone và máy tính bảng Alexa.
Nhất là vào đầu năm 2019, Amazon đã tạo ra Alexa Privacy Hub giúp cho người dùng bớt lo ngại về quyền riêng tư khi sử dụng thiết bị.
Để hiểu hơn về hệ thống nhà thông minh sử dụng thiết bị Amazon Alexa có thực sự an toàn hay không, chúng ta hãy thử tìm hiểu một vài vấn đề sau:
Thiết bị Amazon Alexa ghi lại những gì và khi nào?
Khi bạn tương tác với Alexa, bản thu âm của bạn sẽ được gửi tới đám mây Amazon – nơi đó dữ liệu được xử lý và phản hồi lại thông tin.
Theo mặc định, các thiết bị Echo được thiết kế chỉ hoạt động khi bạn có hiệu lệnh. Do đó, bạn sẽ biết khi nào Alexa đang ghi âm và chuyển tiếp hiệu lệnh của bạn bằng cách để ý tín hiệu đèn báo màu xanh hoặc có âm thanh phát ra từ thiết bị.
Các bản thu âm được lưu trữ ở đâu và được bảo mật như thế nào?
Tất cả các bản ghi âm được truyền lên đám mây, đều được mã hóa và lưu trữ an toàn trên các máy chủ của Amazon. Đồng thời, chúng cũng được liên kết và lưu trữ trong tài khoản Amazon của bạn.
Nghĩa là, bạn có quyền nghe lại các bản thu âm của mình cũng như truy cập thêm các dịch vụ khác của Amazon. Thiết bị Alexa sẽ cung cấp cho bạn những trải nghiệm thân thiện hơn.
Thiết bị có camera, bản ghi video có được lưu trữ không?
Những cuộc gọi video sẽ được gửi lên đám mây để xử lý và phản hồi lại. Theo Amazon chia sẻ thì dữ liệu về cuộc gọi video chỉ được truyền tải và xử lý cho người dùng, chứ họ không lưu trữ.
Người dùng có thể nghe lại bản ghi âm, hay không?
Người dùng sử dụng tài khoản để tương tác với thiết bị, thì có thể nghe lại bản ghi âm cũng như truy cập các dịch vụ khác của Amazon. Ngoài ra, người sử dụng có thể xóa bất kì bản ghi âm nào của mình.
Có ai nghe bản ghi âm ngoài người sử dụng?
Amazon cho biết họ chỉ lấy 1% của một nhóm khách hàng ngẫu nhiên để tiến hành phân tích bản ghi âm qua chương trình đánh giá và ghi chú thông qua website chính của Amazon hoặc ứng dụng Alexa. Điều này phục vụ cho việc cải thiện chương trình giọng nói thông minh của Alexa nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố:
- Bản ghi âm có thời lượng trung bình 2 giây.
- Tuân thủ các thỏa thuận bảo mật. Amazon sẽ không có quyền truy cập trực tiếp vào thông tin cá nhân riêng của bất kì ai để xác định danh tính của người dùng.
- Người dùng có thể từ chối chương trình đánh giá và ghi chú của Amazon khi hãng gửi lời đề nghị.
Điều gì xảy ra đối với bản ghi âm bị lỗi? Amazon sẽ vẫn sử dụng chúng để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của họ?
Người dùng ra hiệu lệnh nhầm cho thiết bị, nghĩa là bản ghi âm bị lỗi. Lúc này, Alexa sẽ dừng xử lý âm thanh và không truyền nó lên đám mây. Chỉ có một phần ngắn của bản ghi âm được lưu trữ trong mục Lịch sử giọng nói trên tài khoản của người dùng.
Tuy nhiên, nếu người dùng đồng ý nhận lời chương trình đánh giá và ghi chú của Amazon, thì bản ghi bị lỗi này vẫn được Amazon dùng để phân tích nhằm cải thiện độ chính xác của “từ đánh thức” (nghĩa là các từ khóa để thiết bị thực hiện theo hiệu lệnh của người dùng).
Ngoài ra, nếu người dùng muốn biết Amazon đã sử dụng bản ghi nào trong cuộc nghiên cứu phân tích của Amazon, thì có thể nói với thiết bị Alexa của mình như “Alexa, tell me what you heard” (Alexa, hãy cho tôi biết những gì bạn đã nghe), hoặc “Alexa, why did you do that?” (Alexa, tại sao bạn lại làm vậy?). Lúc này, Amazon sẽ giải thích ngắn cho bạn.
Người dùng có thể từ chối bản ghi âm để Amazon không lấy chúng để phân tích?
Hoàn toàn có thể, thậm chí Amazon hiện cung cấp cho người dùng tùy chọn để ngăn việc làm phiền này.
Bạn cần truy cập vào ứng dụng Alexa, vào Settings -> Alexa Privacy (Quyền riêng tư của Alexa) -> Manage Your Alexa Data (Quản lý dữ liệu Alexa của bạn), và tắt tùy chọn Help Improve Amazon Services and Develop New Features (Trợ giúp cải thiện dịch vụ Amazon và phát triển các tính năng mới).
Các ứng dụng của bên thứ ba/các tài sản khác thuộc sở hữu của Amazon có quyền truy cập dữ liệu từ bản ghi âm hay không?
Amazon cho biết rằng: họ không chia sẻ bất kì bản ghi âm của khách hàng cho bất kỳ bên thứ ba. Khi bạn sử dụng dịch vụ của bên thứ ba thông qua Alexa, Amazon sẽ trao đổi thông tin liên quan với bên thứ ba. Ví dụ, đăng kí địa chỉ email để đặt chỗ nhà hàng, Amazon sẽ tiến hành đặt chỗ cho bạn qua địa chỉ email với nhà hàng, mà không phải dùng bản ghi âm từ hiệu lệnh của bạn.
Bạn có thể thiết lập chức năng của Alexa để có thể kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu của ứng dụng, bằng cách: Vào Settings (cài đặt) -> Alexa Privacy (Quyền riêng tư của Alexa) -> Manage Skill Permission (Quản lý cấp phép kỹ năng).
Hệ thống nhà thông minh Google Home
Vào cuối tháng 9/2019, Google đã tuyên bố họ đã tiến hành đánh giá đầy đủ các hệ thống và kiểm soát đối với Trợ lý Google. Điều này có nghĩa là, Google ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin của người dùng với các mức độ bảo mật khác nhau.
Vì thế mà hệ thống nhà thông minh Google Home cũng được tin tưởng là an toàn và đảm bảo vấn đề riêng tư cho người dùng.
Vậy hệ thống nhà thông minh Google Home có thực sự bảo mật thông tin người dùng hay không, hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn điểm qua một vài vấn đề sau:
Thiết bị ghi lại những gì và khi nào?
Google Assistant chỉ hoạt động khi có hiệu lệnh từ người dùng thông qua loa Google Home. Lúc này, biểu tượng đèn trên thiết bị sẽ sáng lên là dấu hiệu cho thấy thiết bị đang tiếp nhận thông tin của người dùng.
Hoặc nếu dùng Google Smart Display sẽ thấy biểu tượng trên màn hình, hay dùng loa bên thứ ba của Google (như Sonos One) thì sẽ nghe tiếng bíp và thấy đèn flash báo hiệu.
Các bản ghi được lưu trữ ở đâu và được bảo mật như thế nào?
Theo thiết lập, Google sẽ không giữ lại các bản ghi âm. Tuy nhiên, khách hàng có thể chọn chức năng lưu lại bản ghi âm bằng cách cài đặt Voice & Audio Activity (hoạt động thoại & âm thanh).
Tất cả các bản ghi âm sẽ được mã hóa và lưu trữ trên các máy chủ của Google.
Có ai nghe bản ghi âm nữa không?
Google đã tạm dừng quá trình sao chép bản thu âm của người dùng sau những lo ngại về quyền riêng tư người dùng mà trên các phương tiện truyền thông cập nhật đến.
Google chỉ dùng 0,2% tất cả các bản ghi âm được lưu lại, sẽ trở thành dữ liệu phục vụ cho quy trình đánh giá Trợ lý Google. Cụ thể, những bản ghi âm này sẽ được các chuyên gia ngôn ngữ của Cameron, những người được giao nhiệm vụ phân tích dữ liệu giọng nói để cải thiện dịch vụ của Google.
Thiết bị có camera, có ghi bản video nào được lưu trữ không?
Google sẽ không chia sẻ bất kì bản video nào của khách hàng cho bên đối tác thứ ba. Tuy nhiên, với các thiết bị Nest của riêng công ty Google, bản ghi video được lưu trữ trong tài khoản Google của người dùng. Vì thế, người dùng có thể truy cập, xem lại và xóa đoạn video theo sở thích, cũng như trải nghiệm thêm về cách thức thao tác trên Google Assistant.
Màn hình thông minh Nest Hub Max của Google có camera tích hợp, đôi khi người dùng sử dụng Face Match – đây là công cụ để xác định ai đang sử dụng thiết bị. Google chia sẻ vấn đề này rằng: bản video sẽ chỉ gửi từ thiết bị đến các máy chủ của Google trong quá trình thiết lập, chứ họ không dùng hay làm bất kì gì vi phạm đến quyền riêng tư của người dùng.
Điều gì xảy ra với các bản ghi bị lỗi? Google vẫn sẽ dùng nó để phục vụ cho việc phân tích dịch vụ, nâng cao chất lượng?
Google cho biết họ tập trung vào việc giải quyết các bản ghi bị lỗi để cải thiện các tính năng của Trợ lý Google. Do đó, họ vẫn dùng các bản ghi bị lỗi để phục vụ cho mục đích cải thiện chất lượng thiết bị, mà không hề biết danh tính người dùng cụ thể ra sao. Đặc biệt, với những bản ghi âm có chứa thông tin nhạy cảm, thì Google cho biết Trợ lý sẽ tự động xóa chúng để không làm ảnh hưởng đến công việc phân tích và nghiên cứu của Google.
Người dùng có thể truy cập và xóa bất kì bản thu âm nào?
Hoàn toàn được, người dùng có thể xem lại các bản ghi âm được liên kết với tài khoản của mình, cũng như xóa vĩnh viễn các cuộc hội thoại thông qua My Activity (Hoạt động của tôi).
Dữ liệu của người dùng được Google cung cấp quảng cáo?
Google cam kết rằng họ không bán bất kỳ thông tin cá nhân và bản thu âm nào cho bên thứ ba. Họ chỉ sử dụng thông tin được thống kê trên văn bản từ các tương tác của thiết bị Trợ lý liên quan đến sở thích của người dùng, nhằm phục vụ cho các dịch vụ quảng cáo của Google hiệu quả hơn.
Chẳng hạn, các từ khóa trong bản ghi âm của bạn sẽ được sử dụng cho mục đích quảng cáo Google mà bạn nhìn thấy trên mạng.
Các ứng dụng của bên thứ ba / các tài sản khác thuộc sở hữu của Google có quyền truy cập dữ liệu từ bản thu âm không?
Nếu bạn đang sử dụng Google Assistant để tương tác với dịch vụ của bên thứ ba, một số thông tin có thể được cung cấp cho bên thứ ba. Ví dụ, bạn đặt xe Uber, Google sẽ gửi cho Uber về các thông tin người dùng để hoàn tất việc đặt xe và xác nhận đi xe. Đồng thời, bạn sẽ nhận được thông báo Google bạn có cho phép họ làm vậy hay không?
Với các thiết bị của bên thứ ba mà bạn đang sử dụng, như thiết bị bảo mật thông minh, Google sẽ chia sẻ dữ liệu với các nhà cung cấp đó để giúp bạn có nhiều trải nghiệm hữu ích hơn, và điều này chỉ được thực hiện khi bạn đồng ý cho Google làm điều đó.
Ngoài ra, Google soạn thêm một số điều khoản dịch vụ của chính họ: “Chúng tôi không chia sẻ thông tin nhận dạng cá nhân bạn với các đối tác quảng cáo của chúng tôi, như tên hoặc email của bạn, trừ khi bạn yêu cầu chúng tôi chia sẻ nó”. Nghĩa là, nếu bạn thấy quảng cáo của một cửa hàng hoa nào đó, bạn nhấn vào nút gọi cho cửa hàng, thì Google sẽ kết nối cuộc gọi của bạn với cửa hàng đó. Điều này cho thấy, bạn đồng ý để Google chia sẻ số điện thoại của bạn với cửa hàng hoa.
Dữ liệu bản ghi âm của người dùng có lợi cho Google như thế nào?
Giống như Alexa, Google Assistant sẽ càng hiểu về bạn (giọng nói, sở thích cá nhân, ngôn ngữ,…) khi tương tác với thiết bị. Điều này không chỉ giúp ích cho Google cải thiện các tính năng và dịch vụ của mình, mà còn có ích cho người dùng trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn.
Hệ thống nhà thông minh Apple HomeKit
Tương tự hai ông trùm công nghệ lớn Amazon và Google, thì Apple cũng có hệ thống bảo mật thông tin cá nhân vô cùng khắc khe. Apple đã công bố về bản cập nhật chức năng cài đặt quyền riêng tư của thiết bị Siri.
Điều này có nghĩa rằng Apple đã và đang tập trung rất nhiều vào quá trình đánh giá các thiết bị thông minh để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của hãng.
Để hiểu rõ hơn về hệ thống nhà thông minh Apple HomeKit có thực sự an toàn đối với người dùng, hãy xét qua một số vấn đề sau:
Thiết bị ghi lại những gì và khi nào?
Thiết bị Siri của Apple chỉ được kích hoạt khi nhận hiệu lệnh từ người dùng, rồi truyền dữ liệu đến trung tâm Apple để xử lý và phản hồi lại thông tin.
Điều gì xảy ra với bản ghi âm bị lỗi?
Apple hạn chế tối đa các bản ghi âm bị lỗi để đảm bảo cho người dùng có thể trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất trên thiết bị.
Tuy nhiên, nếu bản ghi bị lỗi do người sử dụng tạo ra (nghĩa là thiết bị nhận được hiệu lệnh do sự vô ý của người dùng), thì nó sẽ tự động xóa và không gửi đến trung tâm xử lý dữ liệu của Apple.
Apple giữ bản ghi âm của người dùng trong bao lâu? Và người dùng có thể truy cập các bản ghi và xóa chúng hay không?
Lịch sử bản ghi âm trên Siri sẽ lưu lại tối đa trong vòng 6 tháng. Nếu người dùng đồng ý tham gia chương trình cải thiện chức năng Siri cũng như dịch vụ của Apple, thì sau 6 tháng Apple vẫn có thể giữ dữ liệu bản thu âm để phục vụ cho mục đích cải thiện nhằm nâng cao chất lượng thiết bị Siri. Thậm chí, với một số trường hợp thì bản ghi âm được lưu lại trong thời hạn 2 năm.
Thiết bị có camera, thì có bất kỳ bản ghi video nào được lưu trữ không?
Với chức năng FaceTime trên thiết bị có camera, thì những bản ghi video có thể được Apple lưu lại trong vòng 30 ngày, để phục vụ cho mục đích cải thiện chất lượng dịch vụ, nhưng Apple sẽ không can thiệp bất kì gì vào cuộc gọi video của người dùng.
Apple tuyên bố rằng sẽ không để lộ bất kỳ thông tin nào của người dùng trên các phương tiện truyền thông.
Thiết bị Apple thu thập dữ liệu gì ngoài bản ghi âm của người dùng?
Ngoài bản ghi âm, Apple còn thu thập các dữ liệu về danh bạ, các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị và các vị trí mà người dùng chia sẻ.
Tất cả dữ liệu này đều được phục vụ cho mục đích cải thiện Siri. Apple còn gọi dữ liệu này là Siri Data và nó được liên kết với bộ nhớ ngẫu nhiên random do thiết bị tạo ra và không liên kết với ID Apple hoặc địa chỉ email của người dùng.
Dữ liệu về bản ghi âm có lợi cho Apple và người dùng ra sao?
Apple cho biết Siri Data và các yêu cầu của người dùng sẽ không bao giờ được bán cho bất kỳ ai hoặc sử dụng cho mục đích nghiên cứu quảng cáo, tiếp thị.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ phía trên, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng bạn: hệ thống nhà thông minh của Google, Amazon và Apple có thực sự an toàn với các thiết bị hay không?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hệ thống nhà thông minh của Google, Amazon và Apple có thực sự an toàn? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.