Bạn đang xem bài viết Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT Đáp án tự luận Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Module 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT mang tới gợi ý trả lời 14 câu hỏi tự luận trong chương trình tập huấn Mô đun 3. Giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Module 3 của mình.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Lịch sử, Vật lý, Ngữ văn, cùng hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT tham khảo
Lí thuyết chung về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
Câu 1: Tại sao nói: Kiểm tra, đánh giá là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục?
Trả lời:
– Đánh giá:
- Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (Ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS, kế hoạch dạy học, chính sách giáo dục) Qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
- Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm xác định những gì HS biết hay chưa biết, hiểu hay chưa hiểu làm được hay chưa làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
- Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/ chữ hoặc nhận biết của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.
– Kiểm tra: Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubic trình bày các tiêu chí đánh giá.
Quan điểm hiện đại về KTĐG
Câu 2. Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong tổ chức hoạt động giáo dục hiện nay là theo những quan điểm đánh giá nào? Vì sao?:
Trả lời:
* Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thể hiện như sau: Đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập, đánh giá kết quả học tập.
- Đánh giá vì học tập: Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Mục đích của đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và Hs cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để HS đó tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó học tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.
- Đánh giá là học tập: Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học(đánh giá quá trình) trong đó GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động học tập để HS thấy được sự tiến bộ của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để người đọc tự ý thức khả năng học tập của mình ở mức độ nào từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
- Đánh giá kết quả học tập: Là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài/môn học/ cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
⇒ Từ đó ta thấy quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS khác với quan điểm truyền thống về kiểm tra đánh giá về kĩ thuật đánh giá, quá trình và đối tượng tham gia đánh giá.
Đánh giá năng lực học sinh
Câu 3: Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Nguyên tắc đánh giá
Câu 4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?
Trả lời:
Đánh giá năng lực học sinh cần đảm bảo:
- Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt
- Đảm bảo tính phát triển
- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học
Để đánh giá kết quả học tập của người học trong đào tạo dựa vào năng lực cần dựa vào những nguyên tắc mang tính tổng quát và cụ thể.
Đánh giá là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá, khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.
Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng có hiệu quả.
Khi đánh giá, giáo viên phải biết nó là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học.
Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của người học, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của người học. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của người học, cuối cùng mới đánh giá bằng chuẩn đạt hay không đạt.
Qui trình KTĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
Câu 5: Để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học thì cần phải tiến hành qua những bước nào?
Trả lời:
– 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín vì kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp HS tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.
– Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS được thực hiện theo quy trình 7 bước. Quy trình này được thể hiện cụ thể: Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá. Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực. Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng. Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng. Thiết kế công cụ đánh giá.Thẩm định và hoàn thiện công cụ. Do đó đánh giá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực
Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên
Câu 6: Theo thầy/cô, đánh giá thường xuyên có nghĩa là gì Tại sao cần phải tăng cường đánh giá thường xuyên?
Trả lời:
* KHÁI NIỆM: Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học. Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.
* MỤC ĐÍCH:
- Thu thập minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS để cung cấp những phản hồi cho GV và HS biết những gì họ làm được và chưa làm được so với yêu cầu để điều chỉnh hoạt động dạy và học, đồng thời khuyến nghị để HS làm tốt hơn trong thời điểm tiếp theo.
- Tiên đoán hoặc dự báo những bài học hoặc chương trình tiếp theo được xây dựng như thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS.
* NỘI DUNG:
- Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao.
- Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm.
* THỜI ĐIỂM, NGƯỜI THỰC HIỆN,PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
- Đánh giá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục không hạn chế bởi số lần đánh giá.
- Đối tượng tham gia đánh giá thường xuyên rất đa dạng: GV đánh giá, HS đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá và đoàn thể đồng đánh giá.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên là: phương pháp kiểm tra viết, phương pháp hỏi – đáp, phương pháp quan sát, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập.
- Công cụ đánh giá thường xuyên có thể dùng là : Thang đánh giá, bảng điểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, câu hỏi, hồ sơ học tập…
* CÁC YÊU CẦU:
- Cần xác định rõ mục tiêu để lựa chọn PP, công cụ đánh giá phù hợp.
- Nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bải học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.
- Tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo.
- Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những nhận xét tiêu cực.
- Chú trọng đến đánh giá các phẩm chất, năng lực trên nền tảng cảm xúc, niềm tin tích cực.
- Giảm thiểu sự trừng phạt, đe dọa, chê bai, tăng sự ngợi khen, động viên HS.
Hình thức đánh giá định kì
Câu 7: Theo thầy/cô, đánh giá định kì có nghĩa là gì? Đánh giá định kì nhằm mục đích gì?
Trả lời:
* KHÁI NIỆM:
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
* MỤC ĐÍCH:
Nhằm thu thập thông tin từ HS để đánh giá kết quả học tập và giá dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Kết quả này dùng để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
* NỘI DUNG,THỜI ĐIỂM. NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ
- Nội dung đánh giá định kì là đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì)
- Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì).
- Người thực hiện (giữa kì, cuối kì) định kì có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và các tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.
* PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ:
- Phương pháp: có thể là kiểm tra trên giấy, thực hành, vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập.
- Công cụ: có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm học tập.
* YÊU CẦU:
- Đa dạng hóa trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá.
- Chú trọng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả, sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển phẩm chất. năng lực của HS.
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trên máy để nâng cao năng lực tự học cho HS.
Phương pháp kiểm tra đánh giá
Câu 8: Tại sao nói phương pháp trắc nghiệm là phương pháp có khả năng đánh giá được năng lực đặc thù trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?
Trả lời: Phương pháp trắc nghiệm dùng để đánh giá nhận thức của học sinh về nội dung chủ đề hoạt động, về cách thức và con đường thực hiện các chủ đề Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp như: những hiểu biết về bản thân, về người khác về sự thay đổi của môi trường sống xung quanh, về nghề nghiệp trong xã hội…
Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng ở thời điểm đầu làm căn cứ xây dựng và thiết kế hoạt động, đánh giá trong quá trình hoạt động như là mức độ tiến bộ trong năng lực nhận thức của học sinh và sử dụng đánh giá vào cuối mỗi giai đoạn để đánh dấu mốc phát triển về nhận thức.
Các công cụ thường sử dụng trong phương pháp phù hợp với kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là: bảng hỏi ngắn, bảng KWLH..
Câu 9: Tại sao cần phải sử dụng phương pháp quan sát trong đánh giá kết quả rèn luyện giáo dục của học sinh?
Trả lời:
Giúp cho việc thu thập thông tin của giáo viên được kịp thời, nhanh chóng. Quan sát được dùng kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên và toàn diện.
Phương pháp quan sát là phương pháp quan trọng trong đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Năng lực của học sinh được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn, chính vì vậy việc quan sát sự thể hiện của học sinh trong hoạt động sẽ thu thập được những minh chứng đáng tin cậy về năng lực của học sinh.
Phương pháp quan sát là quá trình tổ chức hoạt động cho đối tượng được quan sát bộc lộ những hành vi thái độ theo mục đích đánh giá và người quan sát ghi chép lại những biểu hiện dó theo cấu trúc nội dung quan sát được thể hiện trong phiếu quan sát.
Công cụ thường dùng trong quan sát là bảng kiểm, bảng ghi chép…. Để không bỏ sót các chi tiết cần quan sát, người quan sát phải liệt kê tất cả những nội dung cần tìm hiểu, mô tả chung theo các mức độ khác nhau.
Câu 10: Phương pháp khảo sát phản hồi của học sinh có vai trò như thế nào đối với quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?
Trả lời: Phương pháp được sử dụng phổ biến khi cần lấy thông tin phản hồi từ đối tượng khảo sát với mục đích nhất định. Khảo sát phản hồi đo mức độ nhận thức của học sinh về nội dung khảo sát hoặc cũng có thể phân loại học sinh trong các nhóm hoạt động. Công cụ của phương pháp này chủ yếu là bảng hỏi. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế theo kĩ thuật thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Câu 11: Tại sao nói phương pháp đánh giá phân tích sản phẩm của học sinh là phương pháp đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào bối cảnh có ý nghĩa?
Sản phẩm là minh chứng rõ ràng nhất về năng lực của cá nhân hoặc nhóm học sinh, vì vậy đánh giá năng lực cần dựa trên sản phẩm của học sinh tạo ra. Sản phẩm được tạo ra trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thường đã chứa đựng trong đó những chỉ báo của những năng lực cần được đánh giá.
Phương pháp đánh giá phân tích sản phẩm của học sinh là phương pháp đánh giá kết quả tham gia các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của học sinh khi những kết qủa ấy được thể hiện bằng cách sản phẩm như bức vẽ, video, poster, album ảnh, đồ vật, sáng tác, chế tạo, lắp ráp, bài trình bày, dự án nhỏ… Như vậy, sản phẩm là các sản phẩm hoàn chỉnh, được học sinh thể hiện qua việc xây dựng, sáng tạo, thể hiện ở việc hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả. Các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm là rất đa dạng. Đánh giá sản phẩm được dựa trên ngữ cảnh cụ thể của hiện thực, cần đánh giá cả quá trình xây dựng và tạo sản phẩm học tập.
Thông qua các sản phẩm hoạt động, học sinh có thể tự đánh giá được khả năng thực hiện của mình. Trọng tâm của đánh giá sản phẩm là hướng vào những gì học sinh đã làm nên các em có cơ hội để thể hiện điều đã học theo các cách khác nhau, nhờ đó mà phát huy được tính sáng tạo cho học sinh
Câu 12: Trong thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?
Trả lời:
HS phải được tham gia vào quá trình đánh giá bằng hồ sơ học tập, thể hiện ở chỗ họ được tham gia lựa chọn một số sản phẩm, bài làm, công việc đã tiến hành để đưa vào hồ sơ của họ. Đồng thời họ được yêu cầu suy ngẫm và viết những cảm nghĩ ngắn về những thay đổi trong bài làm, sản phẩm mới so với giai đoạn trước, hay tại sao họ thấy rằng họ xứng đáng nhận các mức điểm đã cho. HS phải tự suy ngẫm về từng sản phẩm của mình, nói rõ ưu điểm, hạn chế. GV có thể yêu cầu đưa thêm lời nhận xét của cha mẹ vào phần tự suy ngẫm của HS. Cha mẹ có thể cùng chọn bài mẫu đưa vào hồ sơ và giúp HS suy ngẫm về bài làm của mình.
Câu 13: Hồ sơ học tập môn Lịch sử 10, nội dung phần Lịch sử Việt Nam của HS có thể bao gồm các minh chứng:
– Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết về nội dung phần Lịch sử Việt Nam,…
– Phiếu học tập, phiếu ghi chép ngắn mô tả được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu…
– Các báo cáo, nhận xét, đánh giá của HS về sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu…
Như vậy, thông qua xây dựng hồ sơ học tập, HS phát triển được kĩ năng tổ chức, trình bày,… Khi được khuyến khích tạo sản phẩm tốt nhất, HS sẽ tự tin, tự chủ và tự thể hiện bản thân một cách rõ rệt. Đồng thời, HS có cơ hội minh chứng năng lực bằng các sản phẩm tốt; lập sơ đồ về sự tiến bộ của mình; giám sát và điều chỉnh hành động và kế hoạch cá nhân; trao đổi học tập với người khác; tạo những thay đổi cần thiết để phát triển năng lực bản thân.
Câu 14: Phân tích và làm rõ ưu điểm về tính toàn diện của thông tin đánh giá thông qua phương pháp hội ý giữa các bên có liên quan?
Ưu điểm của phương pháp này là nó đảm bảo tối đa tính toàn diện trong đánh giá. Các phẩm chất và năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp không chỉ biểu hiện trong quá trình học sinh tham gia trải nghiệm ở trường, trong thời gian tổ chức hoạt động mà còn thể hiện ở nhà, ngoài xã hội sau thời gian tổ chức hoạt động do đó cần có sự đánh giá, hội ý thống nhất của tất cả các bên gia đình, nhà trường, xã hội trong việc đánh giá học sinh.
Hạn chế lớn nhất của phương pháp này là chịu tác động từ ý kiến chủ quan của người đánh giá; mất thời gian.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT Đáp án tự luận Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Module 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.