Bạn đang xem bài viết Gới thiệu về Thạt Luổng và lễ hội tôn giáo lớn nhất của Lào tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tháp Thạt Luổng danh thắng nổi tiếng của thủ đô Viêng Chăn Lào. Đây là ngôi chùa biểu tượng của đất nước Lào. Tại đây hằng năm đều diễn ra lễ hội tôn giáo lớn nhât của đất nước. Hãy cùng chúng tôi Du Lịch Phượng Hoàng khám phá tòa tháp phật giáo cổ kính và lâu đời này nhé.
Lịch sử của tháp Thạt Luổng
Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Tháp Lớn trong tiếng Lào) là một tháp (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào.[1] Tháp này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13.
Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng.
Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chùa cao 44m và rộng 90mx90
Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 44 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.
Truyền thuyết của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), năm nhà sư người Lào tên là Phạ Mạ hả Lắt Ta-na-thể-la, Phạ Mạ-hả Chum-lạ-lắt-tạ-na-thể la, Pham Mạ-hả Xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-la, Phạ Mạ-hả Chun-la-xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-lạ và Phạ Mạ-ha-Xẳng-khạ-vi xả-thể-lạ sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương. Họ đem về Lào chiếc xương đầu gối của Đức Phật.
Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường là Chăm-tha-bu-li Pạ Xitthi xắc cho dựng Thạt Luổng để cất giữ xá lỵ Phật. Châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng).
Vào năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện ở Hat-sỏi, Pa-khoui Mường Xén, Vua Xẹt thả-thi-lạt, vì những lý do chiến lược đã dời đô từ Luổng Phạ bang về Viêng Chăn.
Tại đây ông cho xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, Vào năm 1566, ông cho dựng Thạt Luổng trên một ngôi chùa cũ, cách Viêng Chăn chừng khoảng hai cây số. Năm 1911, trong khi nghiên cứu Thạt Luổng, nhà khoa học người Pháp Henri Pác-măng-chiê đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ.
Kiến trúc đặc sắc của chùa Thạt Luổng
Tháp Thạt Luổng được chia làm 3 phần :
Bệ Tháp: mỗi cạnh dài 69 mét ( phía Tây – Đông) : 68 mét ( phía Bắc – Nam ). Tất cả 4 cạnh đều được ốp 323 phiến đá.
Tầng thứ 2 của tháp: Mỗi cạnh dài 48 mét, vòng quanh hết cả 4 cạnh bởi tạo hình những cánh hoa sen lớn cùng với 120 cánh.
Giữa tầng 2 và tầng 3: Bao quanh là 30 tháp nhỏ. Các tháp nhỏ có hình dáng tương tự như tháp trung tâm vậy.
Tầng trên cùng: Khối trung tâm của tháp, xây dựng có hình dáng giống quả bầu, xung quanh được cho trang trí bằng những hình của cánh sen đang nở rộ tỏa ra 4 phía. Ở khối trung tâm này được phủ lên mình 1 màu vàng hết sức rực rỡ.
Thạt Luổng là kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luổng và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 44m). Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên.
Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp.
Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
Thạt Luổng – lễ hội tôn giáo lớn nhất của Lào
Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Ngày lễ chính sẽ bắt đầu từ chiều ngày 31/10 và kéo dài liên tục cho tới hết ngày 2/11 (15/12 Phật lịch) nhằm cầu phước an lành cho tất cả mọi người, sự giao hòa giữa trời đất, núi sông và thần thánh.
Một trong hoạt động chính của Lễ hội Thạt Luổng là lễ rước tháp (tiếng Lào gọi là Hè Phạ Sạt Phơng) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền âm phủ.
Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.
Sáng ngày 15/12 Phật lịch là ngày mọi người dân đến dâng lễ cho các nhà sư tiếng Lào gọi là Tắc bạt, hàng nghìn nhà sư từ khắp cả nước Lào sẽ đổ về Thạt Luổng, kê bàn ngồi dọc hai bên đường vào để Phật tử thập phương về dâng lễ gồm tiền, bánh kẹo, xôi… Người dân xếp hàng theo thứ tự để dâng lễ cho sư.
Mọi người dân từ khắp nơi đổ về chật kín Thạt Luổng, những những đến sau thì trải chiếu hoặc báo tại quảng trường lớn bên ngoài khuôn viên Thạt Luổng và đặt lễ vật trước trước mặt, thành kính nguyện cầu.
Lễ Tắc bạt là lễ hội có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Lào cũng như Lào kiều, nhất là bà con ở vùng Đông Bắc Thái Lan.
Xong phần Lễ là đến phần Hội với những trò chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán hàng hoá, triển lãm. Trong biểu diễn văn nghệ tại lễ hội, người Lào đặc biệt chú trọng tới việc phô diễn các làn điệu dân ca dân vũ nổi tiếng mang tính đặc trưng của phong tục tập quán Lào như Lăm Lưởng (hát truyện thơ), lăm tơi đến các loại lăm (múa) mang tính địa phương như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon (Nam Lào), lăm Tằng Vải…
Trong lễ hội đặc biệt có trò “Tị Khi” (Hockey), trò này được chia làm hai phe, phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức nhà nước, còn pha áo trắng tượng trưng cho nhà người nông dân. Mỗi trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 20-30 phút và mang tính ước lệ… Theo tín ngưỡng dân gian, nếu năm nào phe quan chức thắng phe nông dân thì đất nước sẽ khó được yên, người dân làm ăn thất bát, chính vì thế mà năm nào phe áo trắng hay cởi trần đều thắng. Ngoài ra, “Tị khi” còn mang ý nghĩa cầu an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trên dưới hòa thuận, đất nước thanh bình, người dân no ấm, xóa bỏ thù hằn, đoàn kết sum họp cùng xây dựng đất nước bản làng phồn vinh hạnh phúc.
Đêm cuối của lễ hội sẽ diễn ra lễ rước nến, hàng nghìn Phật tử cầm trên tay ngọn nến đã được thắp sáng, đi vòng quanh thảm cỏ bên trong khuôn viên Thạt Luổng, tạo nên một cảnh sắc đẹp đến huyền ảo, tăng thêm không khí linh thiêng cho khu vực vốn đã ẩn chứa nhiều huyền bí của đất nước Triệu Voi. Năm nào cũng vậy, khi kết thúc lễ hội là màn pháo bông đẹp mắt, đầy màu sắc, hứa hẹn những một mùa lễ hội mới.
Lễ hội Thạt Luổng với những nét văn hóa độc đáo của nhân dân Lào đã thu hút sự tham gia của rất nhiều vị khách quốc tế. Tất cả mọi người đều tới đây và cùng chia sẻ với nhau một điều gì đó mà theo văn hóa Lào có thể là hòa bình và cầu mong thịnh vượng.
Hi vọng những thông tin về tháp Thạt Luổng sẽ có ích cho bạn khi đi du lịch tại Lào. Chúc bạn có được một chuyến đi tuyệt vời và nhiều niềm vui.
Đăng bởi: Hiền Hiền
Từ khoá: Gới thiệu về Thạt Luổng và lễ hội tôn giáo lớn nhất của Lào
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gới thiệu về Thạt Luổng và lễ hội tôn giáo lớn nhất của Lào tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.