Bạn đang xem bài viết Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Giấy đăng ký kết hôn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giấy đăng ký kết hôn là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp cho hai bên nam và nữ sau khi đủ điều kiện kết hôn. Đăng kí kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lí cần thiết, làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ.
Mẫu giấy đăng ký kết hôn là chứng cứ xác nhận giữa hai bên nam nữ đã phát sinh quan hệ vợ chồng. Đồng thời giấy đăng ký kết hôn còn là bằng chứng bắt buộc để Tòa án xem xét và thụ lí giải quyết việc ly hôn. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì? Nơi đăng ký kết hôn ở đâu? Mời các bạn hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Mẫu giấy chứng nhận kết hôn
2. Thủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Kết hôn trong nước
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp. giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Nếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thể hiện nội dung: Hiện tại người nước ngoài này không có vợ/có chồng. Nếu nước đó không cấp thì thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
– Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận). Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong những trường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:
– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Riêng hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện việc đăng ký kết hôn (Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).
Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định (theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Do đó, có thể thấy thời hạn cấp Giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi hai bên được xét đủ điều kiện kết hôn và được UBND nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Riêng trường hợp có yếu tố nước ngoài, theo Điều 32 Nghị định 123, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Đặc biệt: Nếu trong 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.
3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận kết hôn
a. Đảm bảo điều kiện đăng ký kết hôn
- Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn trên cơ sở tự nguyện quyết định của hai bên nam nữ, không bị lừa dối, ép buộc.
- Hai bên nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân gia đình.
– Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 điều 5 luật Hôn nhân gia đình bao gồm:
- Kết hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
b. Hồ sơ
– Thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền
– Trước tiên, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kết hôn.
– Theo quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ tịch, hồ sơ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của hai bên nam, nữ do ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cấp;
- Bản sao công chứng/chứng thực giấy tờ tùy thân: giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh của hai bên nam nữ;
- Bản sao công chứng/chứng thực sổ hộ khẩu của hai bên nam nữ;
- Giấy khám sức khỏe của hai nên nam nữ nếu thuộc trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Hồ sơ đã được chuẩn bị cần được một trong hai bên nam nữ trực tiếp nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
c. Cơ quan cấp
Nếu là công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì có thể đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong hai bên nam, nữ để đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch.
Riêng trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì đến UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc đến UBND cấp huyện nơi cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nếu là hai người nước ngoài đăng ký kết hôn (căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).
4. Thời gian cấp giấy đăng ký kết hôn
Theo khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch, thời gian cấp giấy chứng nhận kết hôn sẽ được thực hiện ngay trong ngày hai bên nam, nữ nộp đủ hồ sơ. Nếu cần phải xác minh thì thời gian này sẽ không quá 05 ngày.
Với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch quy định thời gian cấp giấy chứng nhận kết hôn là trong thời hạn 15 ngày.
5. Lệ phí cấp giấy đăng ký kết hôn
Khi công dân Việt Nam sống trong nước đăng ký kết hôn thì sẽ được miễn phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014. Các trường hợp khác thì phải nộp lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
6. Giấy đăng ký kết hôn có giá trị pháp lý như thế nào?
Khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn thì giấy chứng nhận kết hôn có giá trị sử dụng ngay sau khi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn ký giấy này và trao cho hai bên nam nữ. Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn sẽ chỉ chấm dứt vào thời điểm một bên trong quan hệ hôn nhân chết hoặc có quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án.
Giấy chứng nhận kết hôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp sẽ có hiệu lực trong không gian Việt Nam và nước ngoài.
Giấy chứng nhận kết hôn là bằng chứng xác nhận quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ được xác lập để nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Từ thời điểm được công nhận quan hệ hôn nhân đó thì giữa hai bên nam nữ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng. Các mối quan hệ về nhân thân, tình cảm, về con cái và tài sản, các nghĩa vụ tài chính của các bên được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, trên cơ sở bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, hướng hai bên nam nữ tới việc xây dựng đời sống kinh tế và tinh thần chung, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
7. Mất giấy chứng nhận kết hôn, cấp lại thế nào?
Khi mất giấy chứng nhận kết hôn sẽ có hai trường hợp sau đây:
– Khi sổ hộ tịch và bản chính đều bị mất: Người yêu cầu nộp tờ khai và bản sao giấy chứng nhận kết hôn trước đây (nếu không có thì nộp hồ sơ, giấy tờ có liên quan) để được cấp lại giấy chứng nhận kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày đăng ký kết hôn trước đây.
– Nếu thông tin đăng ký kết hôn vẫn còn lưu trong sổ hộ tịch: Người yêu cầu sẽ được cấp bản sao trích lục.
8. Từ 1-9, xé giấy đăng ký kết hôn tăng 4 lần mức phạt
Theo quy định trước đây tại điểm b Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 110/2013, hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ ngày 01/09 Nghị định 82/2020 chính thức có hiệu lực, thay thế Nghị định 110/2013 đã tăng mạnh mức phạt với hành vi này. Cụ thể, theo điểm a Khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020, người có hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Như vậy, mức phạt cao nhất cho hành vi vi phạm trên tại Nghị định 82/2020 đã tăng gấp 4 lần so với mức phạt cao nhất hiện hành.
9. Hướng dẫn cách in giấy chứng nhận kết hôn
Được in trên giấy trắng định lượng 120gsm, khổ giấy A4 (210 x 297mm), in offset 4 màu, 02 mặt. Nội dung chính in trên mặt trước, có hoa văn chìm, ở chính giữa nền hoa văn là hình trống đồng Ngọc Lũ, trên mặt trống đồng là hình vẽ bản đồ Việt Nam và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, các đảo nhỏ khác… Vị trí hình ngôi sao là Thủ đô Hà Nội. Phía ngoài trống đồng là nền hoa văn trang trí có các đường nét tỏa ra như tia nắng mặt trời, nền hoa văn được đóng khung bởi đường viền trang trí. Mầu sắc chủ đạo của nền hoa văn trang trí là mầu hồng, ở trung tâm là mầu hồng pha vàng nhẹ, được trải dần ra phía ngoài với màu sen hồng. Các họa tiết trang trí được vẽ bằng nét mảnh.
Nội dung chính được soạn thảo bằng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13pt, khoảng cách dòng là 23.5pt, trường nội dung chữ cách mép giấy hai bên là 20mm, cách mép trên 12.8mm, cách mép dưới 18mm. Phía trên cùng là quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”; phía dưới là hình ảnh quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích thước 20x20mm. Chữ “Giấy chứng nhận kết hôn” in hoa đậm, màu đỏ, cỡ chữ 20pt.
Mặt sau là bảng “Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này”, được in trên nền hoa văn chìm, trung tâm là họa tiết hoa sen, được lan tỏa ra những cánh hoa. Nền chủ đạo được tạo bởi các đường nét sóng trải đều, phía bên cạnh của họa tiết hoa sen có một đường trang trí chạy ngang mặt giấy được tạo bởi các nét sóng có biên độ và màu sắc khác nhau. Nội dung bảng sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 12pt, kích thước bảng là 158 x 260mm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Giấy đăng ký kết hôn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.