Bạn đang xem bài viết Giáo án Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Vật lí 11 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học các bài học giúp thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 11 của mình. Kế hoạch bài dạy Vật lí lớp 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG
BÀI 1: MÔ TẢ DAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.
– Nêu được các khái niệm: dao động tự do, dao động tuần hoàn và dao động điều hòa.
– Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
– Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha dao động, độ lệch pha và xác định được các đại lượng trên dựa vào đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).
– Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha dao động và độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh đọc và nghiên cứu bài tại nhà. Chuẩn bị các câu hỏi cần trao đổi với giáo viên.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu của gv để hoàn thành các phiếu học tập, lập được phương án thí nghiệm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể hoàn thành được phương án thí nghiệm khác sgk nhưng vẫn khả thi, và ghi nhận được số liệu chuẩn xác nhất, nhanh nhất.
b. Năng lực đặc thù môn học
– Nhận thức vật lí:
+ Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha và xác định được các đại lượng này dựa vào đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).
+ Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
+ Thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.
+ Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong các câu hỏi cá nhân. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm khi thực hiện thí nghiệm.
– Trách nhiệm: Học sinh thảo luận nhóm để thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện được thí nghiệm.
– Trung thực: Học sinh báo cáo đúng số liệu lấy được khi thực hiện thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học.
– Phiếu học tập
– Laptop, màn hình TV, Bảng đen
– Dụng cụ thí nghiệm
– Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Quan sát dao động của bông hoa và ngọn cỏ. Phân tích để nêu khái niệm dao động cơ. Câu 2: Phân tích dao động tuần hoàn của đồng hồ quả lắc. Từ đó nêu khái niệm dao động tuần hoàn. Câu 3: Phân tích các hệ thực hiện dao động tự do: Con lắc lò xo gồm vật nặng được gắn vào một đầu của lò xo (hình 1.2a), con lắc đơn gồm vật nặng được gắn vào đầu một sợi dây không dãn (hình 1.2b). Từ đó nêu khái niệm dao động tự do. Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế. Câu 4: Nêu một số ví dụ về dao động tuần hoàn và một ứng dụng của dao động tuần hoàn |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Dựa vào bộ dụng cụ được đề xuất bên dưới, hãy thiết kế phương án thí nghiệm (trong đó thể hiện rõ các bước tiến hành) và thực hiện thí nghiệm để xác định được sự phụ thuộc của tọa độ dao động của vật theo thời gian.
1. Hệ thống giá đỡ 2. Con lắc lò xo 3. Cảm biến khoảng cách
4. Dây cáp nối cảm biến với bộ ghi số liệu 5. Bộ ghi số liệu
6. Dây cáp nối bộ ghi số liệu và máy tính 7. Máy tính
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu ghi nhận được ở bảng 1.1, hãy vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của vật dao động.
t (s) |
x (m) |
t (s) |
x (m) |
t (s) |
x (m) |
t (s) |
x (m) |
t (s) |
x (m) |
0,00 |
-0,044 |
0,28 |
0,041 |
0,56 |
-0,027 |
0,84 |
0,009 |
1,12 |
0,012 |
0,02 |
-0,043 |
0,30 |
0,044 |
0,58 |
-0,033 |
0,86 |
0,017 |
1,14 |
0,003 |
0,04 |
-0,041 |
0,32 |
0,045 |
0,60 |
-0,038 |
0,88 |
0,025 |
1,16 |
-0,005 |
0,06 |
-0,037 |
0,34 |
0,045 |
0,62 |
-0,042 |
0,90 |
0,031 |
1,18 |
-0,013 |
0,08 |
-0,032 |
0,36 |
0,043 |
0,64 |
-0,043 |
0,92 |
0,036 |
1,20 |
-0,021 |
0,10 |
-0,026 |
0,38 |
0,040 |
0,66 |
-0,043 |
0,94 |
0,041 |
1,22 |
-0,028 |
0,12 |
-0,018 |
0,40 |
0,035 |
0,68 |
-0,043 |
0,96 |
0,043 |
1,24 |
-0,035 |
0,14 |
-0,010 |
0,42 |
0,029 |
0,70 |
-0,040 |
0,98 |
0,044 |
1,26 |
-0,040 |
0,16 |
-0,002 |
0,44 |
0,022 |
0,72 |
-0,036 |
1,00 |
0,044 |
1,28 |
-0,042 |
0,18 |
0,006 |
0,46 |
0,014 |
0,74 |
-0,031 |
1,02 |
0,042 |
1,30 |
-0,043 |
0,20 |
0,016 |
0,48 |
0,005 |
0,76 |
-0,025 |
1,04 |
0,039 |
1,32 |
-0,043 |
0,22 |
0,024 |
0,50 |
-0,004 |
0,78 |
-0,017 |
1,06 |
0,034 |
||
0,24 |
0,031 |
0,52 |
-0,012 |
0,80 |
-0,009 |
1,08 |
0,028 |
||
0,26 |
0,036 |
0,54 |
-0,020 |
0,82 |
-0,001 |
1,10 |
0,021 |
Câu 3: Nhận xét về hình dạng đồ thị tọa độ – thời gian của vật dao động trong hình câu 2
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Vật lí 11 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.