Bạn đang xem bài viết Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy TNXH lớp 3 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 3 của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ môn Đạo đức, Tin học, Hoạt động trải nghiệm 3 sách mới. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án TNXH lớp 3 sách mới trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. – Cách tiến hành: |
|
– GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai? + Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới |
– HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. – HS lắng nghe. |
2. Khám phá: – Mục tiêu: + Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại. + Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) – GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Những người nào là họ hàng bên nội? + Những người nào là họ hàng bên ngoại? – GV mời các HS khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. – GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Họ hàng là người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại. |
– Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa, gia đình anh trai của bố Hoa. + Họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông bà ngoại của Hoa, gia đình em gái của mẹ Hoa. – HS nhận xét ý kiến của bạn. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) – GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Hoa xưng hô như thế nào với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại? – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại bao gồm: ông bà nội; anh, chị em của bố và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Các thành viên gia đình họ hàng bên ngoại bao gồm: ông bà ngoại; anh, chị em của mẹ và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Cách xưng hô thì tuỳ vào địa phương, ví dụ em gái của bố ở miền Bắc gọi là cô, còn miền trung gọi à “o”,… – GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại bao gồm ông, bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng. |
– Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: + Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; Vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác gọi là anh họ, chị họ. + Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ. – Đại diện các nhóm nhận xét. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
3. Luyện tập: – Mục tiêu: + Biết cách xưng hô và nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại qua sơ đồ. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Thực hành nói, điền thông tin còn thiếu cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) – GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Em hãy nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại trong sơ đồ dưới đây. – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. |
– Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội của Hoa: Ông nội – bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai-bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố); anh, chị họ (con của bác trai, bác gái). Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông ngoại – bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì-chú (em gái và chồng của em gái của mẹ); em họ (con của gì và chú). – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
|
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? – GV đánh giá, nhận xét trò chơi. – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
– HS lắng nghe luật chơi. – Học sinh tham gia chơi: + Đó là bà ngoại. + Đó là chú. + Đó là dì. +Đó là anh họ. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội 3 sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề: Gia đình
Bài 1: Họ nội, họ ngoại ( t1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình trong bài 1 SGK, clip bài hát “ Gia đình em” , phiếu học tập, thẻ từ trò chơi khởi động ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình họ hàng nội, ngoại; giấy trắng, keo, hồ dán; trang phục, nón lá, quà quê, bộ lắp ráp nhà, … để đóng vai tình huống ở tiết 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động (5 phút) – Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về những người họ hàng trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới. – Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS cùng múa hát theo lời bài hát “Gia đình em”. – GV: Nội dung bài hát nói về điều gì? (Trong gia đình ngoài ông bà, bố mẹ, anh chị em, còn có những người họ hàng. GV có thể giải thích cho HS biết “Họ hàng: Những người có quan hệ huyết thống”). – GV y/c HS: Kể tên một số thành viên trong họ hàng của em. – GV nhận xét, tuyên dương – Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng: Họ nội, họ ngoại. 2. HĐ khám phá kiến thức (28 phút) * Mục tiêu: – HS nhận biết được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận – GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát hình cưới của bố mẹ An trang 8 trong SGK và làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi. + Trong hình có những ai? + Những người nào thuộc họ nội của An? Những người nào thuộc họ ngoại của An? – GV NX, tuyên dương. * Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ, các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. Hoạt động 2: Xưng hô với các thành viên trong gia đình. * Mục tiêu: HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. * Cách tiến hành: – Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát hình 2 trang 9 trong SGK và làm việc nhóm bốn, trả lời các câu hỏi: + An xưng với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại như thế nào? – Gợi ý: Em trai của mẹ: Cậu Sơn Chị gái của bố: bác,… – GV NX, tuyên dương. – Kết luận: Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân * Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại và cách xưng hô với các thành viên đó. * Cách tiến hành: – GV: Cho HS làm việc cặp đôi, chia sẻ: – Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra những ai? – Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra những ai? – GV mời 2 cặp HS trình bày trước lớp. HS có thể trình bày thêm cách xưng hô với các thành viên trong gia đình. – GV NX, tuyên dương. ⇒ Kết luận: Trong gia đình, ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình còn có cô, dì, chú, bác,… Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. |
– HS tham gia chơi – HS trả lời – HS trả lời: ( VD: Cô, dì, cậu, chú, bác, …) – Lắng nghe – Mở SGK * HĐ cá nhân – Nhóm- Cả lớp – Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi. + Ông bà nội, ông bà ngoại, chị gái bố và em trai của mẹ. + Những người thuộc họ nội: Ông bà nội và chị gái. + Những người thuộc họ ngoại: ông bà ngoại và em trai của mẹ. – 2 HS trả lời nhận xét lẫn nhau. – Cả lớp lắng nghe. * HĐ nhóm – Cả lớp – Học sinh thảo luận theo nhóm 4. – 2 cặp HS chia sẻ trước lớp. – 1 HS trả lời và nhận xét. – Cả lớp lắng nghe. – Học sinh thảo luận theo nhóm 2. + Bác, chú, cô + Dì, cậu. – 2 HS trả lời. – 1 HS nhận xét – Cả lớp lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. – Cách tiến hành: |
|
– GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai? + Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới |
– HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. – HS lắng nghe. |
2. Khám phá: – Mục tiêu: + Nêu được các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại. + Giới thiệu được một số người thuộc họ nội và họ ngoại của em. + Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong họ hàng nội, ngoại. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. (làm việc chung cả lớp) – GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. – GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Bạn An và bạn Lan đã cho xem ảnh của những ai? + Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan? – GV mời các HS khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. – GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. + Ông bà bố và các anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. + Ông bà mẹ và các anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. |
– 1 Học sinh đọc yêu cầu bài – Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi: + Bạn An đã cho xem ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và chị gái của bố. + Bạn Lan đã cho xem ảnh của ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và em trai của mẹ. + Người thuộc họ nội của bạn An: ông bà nội, chị gái của bố (o hoặc bá) và Lan, Hoa. + Những người thuộc họ ngoại của bạn Lan: ông, bà, em trai của mẹ và An Bình. – HS nhận xét ý kiến của bạn. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) – GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. – GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả. + Hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình dưới đây: . Ai là con trai, ai là con gái của ông bà? . Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà? . Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà? – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên |
– 1 Học sinh đọc yêu cầu bài – Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: + Bố An là con trai, mẹ Lan là con gái của ông bà. + Mẹ An là con dâu, bố Lan là con rể của ông bà. + An Bình là cháu nội, Lan Hoa là cháu ngoại của ông bà. – Đại diện các nhóm nhận xét. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. |
3. Luyện tập: – Mục tiêu: + Biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Thực hành nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại. (Làm việc nhóm 4) – GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. – GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách xưng hô của mình với những người thuộc họ nội, họ ngoại. – Mời các nhóm trình bày. – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm một số cách xưng hô tuỳ theo địa phương. VD: ở Miền trung vợ của chú gọi là mự (chú mự); ở miền Bắc, vợ của chú lại gọi là thím (chú thím),… |
– 1 HS đọc yêu cầu bài. – Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày theo cách xưng hô của gia đình, địa phương mình. – Các nhóm nhận xét. – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
|
– GV giới thiệu sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của bạn An. – Cùng trao đổi với HS về sơ đồ + GV yêu cầu HS về nhà dựa vào sơ đồ gợi ý này để vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của mình |
– HS quan sát sơ đồ. – HS cùng trao đổi về sơ đồ. – Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tự nhiên xã hội 3 Cả năm!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy TNXH lớp 3 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.