Bạn đang xem bài viết Giáo án Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Sinh học 11 (Học kì 1) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.
Kế hoạch bài dạy Sinh học 11 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực Sinh học
– Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
– Nêu được các dấu hiệu đặc trung của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
– Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt 3 giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
– Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
– Nêu được phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh họa.
– Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
– Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
2. Về năng lực chung
– Năng lực Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, HS độc lập nghiên cứu SGK và các nguồn tài liệu trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, tự đánh giá về quá trình và thực hiện nhiệm vụ.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, đề xuất các biện pháp giúp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi.
3. Về phẩm chất
– Trung thực: Trong kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bản thân.
– Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
– Trung thực: Thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công.
– Trách nhiệm:
+ Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
+ Có trách nhiệm với cộng đồng trong việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể thao, không sử dụng bia, rượu, thuốc lá,… bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV, Giáo án.
– Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
– Phiếu học tập
2. Học sinh
– SGK, SBT Sinh học 11
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
– Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
– Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
– GV yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sau: Điều gì xảy ra cho cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải được các chất thải ra môi trường?
c) Sản phẩm:
– Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
Chuyển giao nhiệm vụ |
|
– GV cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau: Điều gì xảy ra cho cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải được các chất thải ra môi trường? |
HS tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
– GV quan sát, hỗ trợ HS. * Gợi ý: – Nếu cơ thể sinh vật không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. – Nếu cơ thể sinh vật không thải được các chất thải ra môi trường thì các chất độc hại, dư thừa sẽ ứ đọng lại trong cơ thể, gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong. |
HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi |
Báo cáo, thảo luận. |
|
– GV gọi 1 nhóm cặp đôi trình bày câu trả lời. |
– Đại diện nhóm cặp đôi báo cáo kết quả trả lời câu hỏi. – Các nhóm cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. |
Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của HS, chuẩn hóa kiến thức, dẫn dắt HS vào bài học mới. |
– Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV – Hoàn thiện nội dung trong vở ghi |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
a) Mục tiêu:
– Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
b) Nội dung:
– GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật?
– HS tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, HS ghi câu trả lời vào bảng nhóm, 2 nhóm nào thực hiện nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
c) Sản phẩm:
+ Sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể, hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể.
+ Thải các chất độc hại và dư thừa ra ngoài môi trường.
=> Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
Chuyển giao nhiệm vụ |
|
– GV tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, yêu cầu HS thảo luận và ghi câu trả lời vào bảng nhóm. Nhóm nào nhanh nhất và trả lời đúng sẽ giành chiến thắng. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật? |
HS tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
– GV quan sát, hỗ trợ HS. |
– HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án. |
Báo cáo, thảo luận. |
|
– GV chọn 2 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Cặp đôi có câu trả lời đúng nhất sẽ nhận 1 phần quà. |
– Đại diện nhóm cặp đôi báo cáo kết quả. – Các nhóm cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. |
Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của HS, chuẩn hóa kiến thức. |
– Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV – Hoàn thiện nội dung trong vở ghi |
GV kết luận: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật + Sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể, hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. + Thải các chất độc hại và dư thừa ra ngoài môi trường |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
a) Mục tiêu:
– Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung:
– GV chia lớp làm 4 nhóm, tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật? Mỗi dấu hiệu nêu 1 ví dụ minh họa.
+ Nối nội dung ở cột A và B cho phù hợp.
Cột A |
Cột B |
1. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất. |
a. Thông qua hoormon thực vật hoặc hoormon và hệ thần kinh ở động vật. |
2. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào. |
b. Các chất dư thừa, chất độc hại được tạo ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường. |
3. Thải các chất vào môi trường. |
c. Các chất tiếp nhận từ môi trường được vận chuyển đến tế bào tham gia vào đồng hóa và dị hóa. |
4. Điều hòa. |
d. Thực vật lấy chất khoáng, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng. Hệ vận chuyển đưa các chất hữu cơ đến tế bào cơ thể, đồng thời vận chuyển nước, chất khoáng từ rễ lên lá. Động vật lấy dinh dưỡng nhờ hệ tiêu hóa và lấy O2 từ không khí từ hệ hô hấp. Chất dinh dưỡng và O2 được vận chuyển đến các tế bào nhờ hệ tuần hoàn. |
c) Sản phẩm:
* Những dấu hiệu cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật gồm:
– Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất. VD:……
– Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào. VD:……
– Thải các chất vào môi trường. VD:……
– Điều hòa. VD:……
* Đáp án nối cột: 1 – d; 2 – c; 3 – b; 4 – a.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
Chuyển giao nhiệm vụ |
|
– GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi + Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật? Mỗi dấu hiệu nêu 1 ví dụ minh họa. + Nối nội dung ở cột A và B cho phù hợp. |
HS tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
– GV quan sát, hỗ trợ HS. |
– HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án. |
Báo cáo, thảo luận. |
|
– GV chọn 1 nhóm báo cáo kết quả. |
– Đại diện nhóm báo cáo kết quả. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của HS, chuẩn hóa kiến thức. |
– Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV – Hoàn thiện nội dung trong vở ghi |
GV kết luận: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 1- Tiếp nhận các chất vận chuyển các chất từ môi trường sống và vận chuyển các chất 2- Biến đổi các chất kèm chuyển hóa theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào. 3- Thải các chất thải vào môi trường. 4- Điều hòa. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
a) Mục tiêu:
– Dựa vào sơ đồ chuyển hoá năng lượng trong sinh giới, mô tả tóm tắt 3 giai đoạn chuyển hoá năng lượng trong sinh giới: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
b) Nội dung:
– GV chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin III SGK tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
– HS thảo luận nhóm làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn
Nhóm 1 Giai đoạn tổng hợp |
Nhóm 2 Giai đoạn phân giải |
Nhóm 3 Giai đoạn huy động năng lượng |
– Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới? – Chất nào trong cây xanh hấp thu nguồn năng lượng khởi đầu đó và năng lượng tích lũy ở dạng nào? – Động vật lấy năng lượng từ đâu? |
– Năng lượng trong các liên kết hóa học trong các phân tử hữu cơ ở dạng thế năng được chuyển thành động năng nhờ quá trình nào? – Năng lượng của quá trình phân giải tích lũy ở dạng nào? |
– Năng lượng tạo ra từ hô hấp tế bào được sử dụng cho các hoạt động sống nào? – Các dạng năng lượng khác nhau cuối cùng được chuyển hóa thành dạng nào? |
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
Nhóm 1 Giai đoạn tổng hợp |
Nhóm 2 Giai đoạn phân giải |
Nhóm 3 Giai đoạn huy động năng lượng |
– Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng). – Chất diệp lục của cây xanh thu nhận quang năng để tổng hợp chất hữu cơ từ các phân tử CO2 và nước. – Động vật lấy năng lượng (hóa năng) có sẵn trong thức ăn. |
– Các liên kết hoá học trong phân tử hữu cơ chứa năng lượng ở dạng thế năng, nhờ quá trình hô hấp mà thế năng này biến đối thành động năng. – Năng lượng của quá trình phân giải tích lũy ở dạng hóa năng (ATP, NADPH,…) |
– Tế bào được sử dụng cho các hoạt động sống: (tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng…). – Các dạng năng lượng khác cuối cũng đều chuyển thành nhiệt năng và toả vào môi trường. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
Chuyển giao nhiệm vụ |
|
– GV tổ chức cho HS quan sát hình 1.1 III SGK, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới (1, 2, 3) tương ứng với các giai đoạn nào? – GV chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểuGiai đoạn tổng hợp + Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới? + Chất nào trong cây xanh hấp thu nguồn năng lượng khởi đầu đó và năng lượng tích lũy ở dạng nào? + Động vật lấy năng lượng từ đâu? Nhóm 2: Tìm hiểuGiai đoạn phân giải + Năng lượng trong các liên kết hóa học trong các phân tử hữu cơ ở dạng thế năng được chuyển thành động năng nhờ quá trình nào? + Năng lượng của quá trình phân giải tích lũy ở dạng nào? Nhóm 3: Tìm hiểuGiai đoạn huy động năng lượng + Năng lượng tạo ra từ hô hấp tế bào được sử dụng cho các hoạt động sống nào? + Các dạng năng lượng khác nhau cuối cùng được chuyển hóa thành dạng nào? – GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án vào bảng nhóm |
HS tiếp nhận nhiệm vụ |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
– GV quan sát, hỗ trợ HS. |
– HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án. |
Báo cáo, thảo luận. |
|
– GV chọn 1 nhóm 1 đại diện báo cáo kết quả. |
– Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của HS, chuẩn hóa kiến thức. |
– Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. – Hoàn thiện nội dung trong vở ghi |
………..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Sinh 11 KNTT
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Sinh học 11 (Học kì 1) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.